Trắc Nghiệm – Phụng Vụ Thánh Lễ (Phần 3)

III. PHỤNG VỤ THÁNH THỂ
89. Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể khi nào ?

a. Khi Chúa Giêsu hiển dung
b. Trong Bữa Tiệc ly
c. Khi Chúa Giêsu chết trên thập giá
d. Khi Chúa Giêsu sống lại hiện ra với các tông đồ.

90. Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Thánh Thể là thi hành ý muốn và lệnh truyền của Chúa Giêsu theo câu Thánh Kinh nào ?

a. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em
b. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.
c. Anh tha tội cho ai thì người ấy được tha…
d. Anh hãy chăn dắt chiên của Thầy

91. Phụng vụ Thánh Thể gồm những gì ?

a. Dâng lễ vật
b. Kinh Tiền tụng, Kinh Tạ Ơn
c. Thánh hiến lễ vật, hiệp lễ
d. Cả a, b và c đúng.

92. Chúng ta phải có tâm tình gì trong phần Phụng vụ Thánh Thể ?

a. Biết ơn
b. Mở rộng bàn tay, đón nhận
c. Cảm tạ, trao ban
d. Cả a, b và c đúng.

93. Lễ vật là những gì ?

a. Bánh
b. Rượu
c. Những lễ vật khác
d. Cả a, b và c đúng.

94. Ngoài bánh rượu, chúng ta còn dâng gì nữa không ?

a. Những tượng ảnh của mọi người thờ phượng
b. Phần tiền lắc giỏ
c. Những tác phẩm nghệ thuật của giáo xứ
d. Cả a, b và c đúng

95. Phần tiền lắc giỏ có ý nghĩa gì ?

a. Giúp đỡ người nghèo
b. Góp phần mình trong những vấn đề chung của giáo xứ, giáo phận
c. Như lễ vật của mỗi người
d. Cả a, b và c đúng.

96. Thứ tự dâng lễ vật thế nào ?

a. Trước hết là Bánh và rượu
b. Tiếp đến hoa-nến
c. Sau cùng trái cây, vật kỷ niệm, tiền lạc quyên
d. Cả a, b và c đúng.

97. Việc rung chuông trong phụng vụ có ý nghĩa gì ?

a. Như lời mọi gọi tín hữu chiêm ngắm sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa cộng đoàn
b. Nhấn mạnh việc cử hành
c. Tập trung sự chú ý của cộng đoàn
d. Cả a, b và c đúng.

98. Tiếng chuông được rung lên trong phụng vụ vào những lúc được coi như quan trọng, nhằm nhấn mạnh việc cử hành và tập trung sự chú ý của cộng đoàn như những lúc nào ?

a. Khi chủ tế tiến ra bàn thờ dâng lễ
b. Khi hát Kinh Vinh Danh,
c. Khi chủ tế đặt tay trên lễ vật, khi chủ tế rước lễ.
d. Cả a, b và c đúng.

99. Tiếng chuông như lời mọi gọi tín hữu chiêm ngắm sự hiện diện của Chúa Giêsu ở giữa cộng đoàn như những lúc nào ?

a. Khi ban phép lành Chầu Thánh Thể
b. Khi truyền phép
c. Khi mở cửa Nhà Tạm
d. Cả a, b và c đúng.

100. Tại sao phải đặt Chén, Đĩa thánh, bình đựng Mình Thánh Chúa trên khăn thánh ?

a. Để bày tỏ sự tôn kính cần phải có đối với bí tích Thánh Thể.
b. Để hợp vệ sinh
c. Để khỏi dơ bẩn
d. Cả a, b và c đúng.

101. Việc linh mục pha chút nước và rượu là dấu chỉ nhân loại được tham dự vào đời sống thần linh của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Đúng hay sai ?

a. Đúng
b. Sai

102. Theo truyền thống Tây phương, người ta thường dùng bánh gì trong phụng vụ ?

a. Bánh có men
b. Bánh không men
c. Bánh ngọt
d. Cả a, b và c đúng.

103. Sau phần chúc tụng trên bánh và rượu, có thể xông hương những gì ?

a. Chủ tế có thể xông hương lễ vật, bàn thờ
b. Chủ tế có thể xông hương thánh giá
c. Giúp lễ xông hương cho chủ tế và cộng đoàn
d. Cả a, b và c đúng.

104. Việc chủ tế rửa tay có ý nghĩa gì ?

a. Theo tục lệ thanh tẩy của người Do thái
b. Dấu chỉ bày tỏ lòng ước ao được thanh tẩy trong tâm hồn.
c. Nhớ lại bí tích Thanh Tẩy
d. Cả a, b và c sai.

105. Lời nguyện tiến lễ kết thúc phần chuẩn bị lễ vật để dẫn vào cử hành Thánh Thể, (như lời nguyện nhập lễ kết thúc phần mở đầu thánh lễ để dẫn vào Phụng vụ Lời Chúa và lời nguyện hiệp lễ kết thúc Phụng vụ Thánh Thể để chuyển sang phần kết lễ) diễn tả tâm tình gì ?

a. Hân hoan vui mừng vì được Chúa thương
b. Tâm tình tạ ơn và xin Chúa thương nhận của lễ được Hội Thánh dâng tiến để trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.
c. Xin ơn cho toàn thể Hội Thánh
d. Cả a, b và c sai.

106. Kinh Tiền tụng là gì ?

a. Lời nguyện cầu của Hội Thánh dâng lên Chúa Giêsu, Đấng cứu chuộc nhân loại.
b. Lời tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa Cha vì lịch sử cứu độ Người đã thực hiện.
c. Lời cầu xin ban ơn lành của Hội Thánh
d. Lời nguyện xin của mỗi người

107. Thánh ! Thánh ! Thánh ! Là một thánh thi ngợi khen được lấy từ Thánh Kinh, qua đó tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng nào ?

a. Đấng ngàn trùng chí thánh và thật vĩ đại trong lịch sử
b. Đấng sáng tạo vũ trụ
c. Đấng đã chết trên cây thập giá để cứu chuộc nhân loại,
d. Cả a, b và c đúng.

108. Trong sách lễ Rôma có bao nhiêu Kinh Tạ Ơn (Kinh nguyện Thánh Thể) để tùy nghi sử dụng sao cho phù hợp với Thánh lễ được cử hành ?

a. 2
b. 3
c. 4
d. 7

109. Kinh Tạ ơn là gì ?

a. Kinh hiến tế, lời kinh cộng đoàn tạ ơn Chúa Cha đã yêu thương thực hiện những việc kỳ diệu.
b. Lời khẩn nguyện của Hội Thánh xin cho những nhu cầu của mọi tín hữu
c. Lời nguyện xin cho mọi dân tộc được sống bình an
d. Cả a, b và c đúng.

110. Trọng tâm của Kinh Tạ ơn là gì ?

a. Tạ ơn Chúa Cha
b. Nài xin Chúa Thánh Thần đến thánh hóa và biến bánh – rượu thành Mình – Máu Chúa Kitô,
c. Xin Chúa Thánh Thần liên kết tín hữu nên một với Chúa Kitô và với nhau
d. Cả a, b và c đúng.

111. Khi nói với các môn đệ : “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, thì Chúa Giêsu có ý gì ?

a. Mời gọi các môn đệ yêu thương đến độ trao an chính sự sống của mình như Ngài đã làm cho con người.
b. Mời gọi chúng ta yêu thương và phục vụ tha nhân ở quanh mình.
c. Mời gọi mọi người sám hối ăn năn
d. Chỉ có a và b đúng.

112. Khi nào bánh – rượu trở thành Mình – Máu Chúa Kitô ?

a. Khi chủ tế đọc dứt lời truyền phép trên bánh và rượu.
b. Khi tiến dâng bánh và rượu
c. Khi chủ tế rước Mình và Máu Thánh
d. Cả a, b và c đúng.

113. Chính Chúa Thánh Thần đã biến đổi bánh và rượu trở thành Thân Mình và Máu Chúa Kitô. Chính Người giờ đây cũng giúp biến đổi chúng ta, gia dình chúng ta và mọi tín hữu thành điều gì?

a. Một thân thể duy nhất
b. Hiệp nhất trong Chúa Giêsu Kitô
c. Một ốc đảo giữa đại dương
d. Chỉ có a và b đúng.

114. Vinh tụng ca là gì ?

a. Lời cầu nguyện giáo dân
b. Lời chúc tụng Thiên Chúa kết thúc Kinh Tạ ơn
c. Lời nguyện xin bình an cho mọi tín hữu
d. Cả a, b và c đúng.

* Nghi thức hiệp lễ

115. Nghi thức hiệp lễ gồm những gì ?

a. Kinh Lạy Cha
b. Cầu bình an, chúc bình an
c. Bẻ bánh
d. Hiệp lễ và lời nguyện hiệp lễ
e. Cả a, b, c và d đúng.

116. Chúng ta phải có tâm tình với nghi thức hiệp lễ ?

a. Tha thứ
b. Đón nhận, chia sẻ
c. Xây dựng hiệp nhất
d. Cả a, b và c đúng

117. Kinh Lạy Cha do ai dạy cho chúng ta ?

a. Ông Môsê
b. Hội Thánh
c. Chúa Giêsu
d. Thánh Luca

118. Khi đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta nhận biết điều gì ?

a. Mọi người đều là anh em với nhau
b. Con của cùng một Cha trên trời
c. Mọi người đều được cứu độ
d. Chỉ có a và b đúng.

119. Chúc bình an là dấu chỉ chia sẻ sự bình an của Chúa Giêsu ban tặng diễn tả điều gì ?

a. Sự hiệp nhất, hiệp thông liên đới giữa những người được gọi là con cái Chúa.
b. Đoàn kết giữa các dân tộc
c. Sức mạnh của cộng đoàn
d. Cả a, b và c đều sai.

120. HĐGM Việt Nam quy định giáo dân chúc bình an thế nào ?

a. Hai bên quay vào nhau
b. Tay để trước ngực
c. Cúi đầu chào nhau
d. Cả a, b và c đều đúng.

121. Việc linh mục bẻ bánh nói lên điều gì ?

a. Mọi người sẽ được lãnh nhận cùng một bánh
b. Sự chia sẻ hiệp thông trong cùng một tấm bánh Ban sự sống là chính Chúa Kitô, làm thành những chi thể trong thân thể nhiệm mầu Chúa Kitô là Hội Thánh.
c. Mọi người chia sẻ công lao vất vả của việc lao động
d. Cả a, b và c đều sai.

122. Việc bỏ một miếng Bánh nhỏ đã truyền phép vào chén Máu Thánh có ý nghĩa gì ?

a. Chỉ Máu Thánh mới mang lại ơn cứu độ
b. Mình và Máu Chúa Kitô không tách biệt.
c. Chỉ Máu Thánh mới có sự sống đời đời
d. Cả a, b và c đúng.

123. Khi nào thì cộng đoàn hát “Lạy Chiên Thiên Chúa” ?

a. Khi linh mục bẻ bánh
b. Khi linh mục dâng bánh và rượu
c. Khi linh mục rước Mình và Máu Chúa Kitô
d. Cả a, b và c sai.

124. Hiệp lễ là gì ?

a. Đón nhận Chúa Giêsu Kitô cách trọn vẹn dưới hình bánh – rượu.
b. Phần kết thúc của thánh lễ
c. Đón nhận ơn sủng của Chúa Thánh Thần
d. Cả a, b và c đều đúng.

125. Hiệp lễ (rước lễ) được dành cho những ai ?

a. Cho mọi dự tòng
b. Cho tất cả mọi người
c. Cho mọi tín hữu đã chuẩn bị kỹ càng và sạch tội trọng.
d. Cả a, b và c đúng.

126. Lời thưa “Amen” trước khi rước lễ có ý nghĩa gì ?

a. Vâng, ước gì mọi lời cầu nguyện của con được Chúa chấp nhận !
b. Vâng, con tin thật đây là Mình Thánh Chúa!
c. Vâng, ước gì mọi lời nguyện cầu của Hội Thánh dâng lên Chúa được ngài thương chấp nhận !
d. Cả a, b và c đúng.

127. Việc rước lễ mang lại cho tín hữu những ơn ích gì ?

a. Được kết hợp mật thiết với Chúa Kitô và Hội Thánh.
b. Được tẩy xóa các tội nhẹ
c. Được lớn lên trong ân sủng
d. Được bảo đảm sự sống muôn đời
e. Cả a, b, c và d đúng.

128. Muốn Rước lễ cho nên thì phải có những điều kiện nào?

a. Sạch tội trọng
b. Có ý ngay lành
c. Dọn mình chu đáo và giữ chay theo luật dạy
d. Cả a, b và c đúng.

129. Giữ chay rước lễ nghĩa là gì ?

a. Không được ăn uống gì cả
b. Kiêng ăn và uống, chỉ trừ nước lã và thuốc men, ít là một giờ trước khi rước lễ.
c. Giữ tâm hồn thanh sạch, kiêng đời sống vợ chồng
d. Cả a, b và c đúng.

130. Người tín hữu có được rước lễ bao nhiêu lần trong ngày ?

a. 1
b. 2
c. 3
d. 4

131. Luật của Hội Thánh buộc chúng ta rước lễ thế nào ?

a. Rước lễ hàng ngày
b. Rước lễ mỗi năm ít nhất một lần.
c. Rước lễ mỗi khi chúng ta tham dự thánh lễ
d. Cả a, b và c sai.

132. Hội Thánh buộc chúng ta rước lễ mỗi năm ít nhất một lần vào mùa nào ?

a. Mùa Vọng
b. Mùa Giáng Sinh
c. Mùa Phục sinh
d. Mùa Thường Niên

133. Những ai được phép trao Mình Thánh Chúa?

a. Giám mục, linh mục
b. Thừa tác viên ngoại lệ
c. Những tín hữu được cắt cử để làm việc này.
d. Cả a, b và c đúng.

134. Chúng ta được phép rước lễ thế nào ?

a. Bằng tay
b. Bằng miệng
c. Cả a, b đúng.

135. Lời nguyện hiệp lễ có ý nghĩa gì ?

a. Xin cho mầu nhiệm Thánh Thể sinh hoa kết quả nơi người lãnh nhận
b. Nói lên ước nguyện của cộng đoàn : mong ước được đoàn tụ trong vương quốc của Chúa mai sau.
c. Kết thúc thánh lễ
d. Chỉ có a và b đúng.

VI. NGHI THỨC KẾT LỄ
136. Nghi thức kết lễ gồm những gì ?

a. Giải tán
b. Phép lành
c. Hiệp lễ
d. Chỉ có a và b đúng.

137. Lời chào cuối lễ như lời nguyện cầu xin điều gì ?

a. Xin Chúa đồng hành với các tín hữu sắp trở về với cuộc sống đời thường.
b. Xin Chúa hiện diện trong từng tín hữu, để dù ăn, dù uống, dù đi lại hay nghỉ ngơi, họ đều làm rạng rỡ danh Thánh Chúa.
c. Xin Chúa thúc bách các tín hữu làm chứng cho tình yêu cứu độ của Chúa Giêsu.
d. Cả a, b và c đúng.

138. Sau khi chúc lành, linh mục xướng : “Lễ xong chúc anh chị em ra về bình an”, có nghĩa gì?

a. Thánh lễ đã kết thúc
b. Như lời sai tín hữu lên đường làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh trong môi trường sống của họ.
c. Mọi người hãy ra về
d. Cả a, b và c sai.

139. Sau khi chúc lành “Lễ xong chúc anh chị em ra về bình an”, cộng đoàn đáp “Tạ ơn Chúa” và ra về thế nào ?

a. Trong xác tín
b. Trong hân hoan,
c. Trong sự chia sẻ và đem bình an của Chúa đến cho mọi người.
d. Cả a, b và c đúng.

140. Trong Thánh lễ, linh mục xướng “Chúa ở cùng anh chị em” cộng đoàn thưa “Và ở cúng Cha” mấy lần ?

a. 4
b. 5
c. 6
d. 7

141. Trong Thánh lễ, linh mục xướng “Chúa ở cùng anh chị em” cộng đoàn thưa “Và ở cúng Cha” có 5 lần. Đó là những khi nào ?

a. Nghi thức đầu lễ
b. Trước khi công bố Tin Mừng
c. Bắt đầu Kinh Tiền Tụng
d. Trước khi chúc bình an cho nhau
e. Nghi thức kết thúc
f. Cả a, b, c, d và e đều đúng.

142. Mùa nào chủ tế rảy nước phép trong nghi thức đầu lễ ?

a. Mùa Vọng
b. Mùa Giáng Sinh
c. Mùa Chay
d. Mùa Phục Sinh

143. Khi chủ tế rảy nước phép trên cộng đoàn thì hát bài gì ?

a. Này Con Là Đá
b. Tôi Đã Thấy Nước
c. Đây Nhiệm Tích
d. Kinh Vinh Danh

144. Việc rảy nước thánh nhắc lại điều gì ?

a. Thân phận con người
b. Nước rửa tội
c. Việc Thiên Chúa đánh phạt người Ai Cập
d. Cả a, b và c sai.

145. Tại sao gọi Thánh Lễ là trọng tâm đời sống Kitô hữu ?

a. Nguồn mạch và chóp đỉnh đời sống Kitô hữu
b. Truyền thống của Hội Thánh
c. Nơi mọi người gặp gỡ mừng vui
d. Cả a, b và c sai.

146. Trong thánh lễ, chúng ta làm gì ?

a. Tiếp nhận Lời Chúa
b. Đón nhận Bánh Thánh ban sự sống là chính Đức Kitô
c. Nơi hiệp nhất cộng đoàn Dân Chúa
d. Cả a, b và c đúng.

147. Ngày Chúa nhật là ngày gì ?

a. Ngày Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại
b. Ngày lễ nghỉ của người Do thái
c. Ngày Chúa Giêsu chịu chết để cứu chuộc nhân loại
d. Cả a, b và c đúng.

148. Tại sao buộc phải tham dự Thánh lễ ngày Chúa nhật và ngày lễ buộc ?

a. Đòi buộc của lòng yêu mến Chúa
b. Bổn phận của người kitô hữu phải chu toàn với Chúa
c. Theo thói quen
d. Chỉ có a và b đúng.

149. Những ai lỗi phạm nghĩa vụ phải tham dự thánh lễ ngày Chúa nhật và ngày lễ buộc này một cách có suy nghĩ, thì thế nào ?

a. Phạm một tội nhẹ
b. Phạm một tội trọng
c. Không phạm tội nào cả
d. Cả a, b và c sai.

150. Người tín hữu từ bao nhiêu tuổi buộc phải giữ trọn lễ Chúa Nhật và lễ buộc ?

a. Từ 5 tuổi
b. Từ 7 tuổi
c. Từ 10 tuổi
d. Từ 12 tuổi

151. Người tín hữu phải tham dự thánh lễ thế nào?

a. Phải hiện diện nơi dâng lễ cùng với cộng đoàn dân Chúa
b. Phải dự lễ với sự chú ý, tích cực
c. Phải buộc dự trọn từ đầu tới cuối
d. Cả a, b và c đúng.

152. Những ai được miễn chuẩn tham dự lễ Chúa Nhật và lễ buộc ?

a. Những người già
b. Những bệnh nhân và các người chăm sóc
c. Người coi con thơ
d. Cả a, b và c đúng.

153. Người tín hữu nên làm gì trong ngày Chúa nhật ?

a. Dâng thánh lễ
b. Học hỏi giáo lý
c. Làm việc bác ái, vun xới tình gia đình…
d. Cả a, b và c đúng.

 

Tài liệu sưu tầm


Lời giải đáp trắc nghiệm

89. b. Trong Bữa Tiệc ly
90. b. Anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.
91. d. Cả a, b và c đúng.
92. d. Cả a, b và c đúng.
93. d. Cả a, b và c đúng.
94. b. Phần tiền lắc giỏ
95. d. Cả a, b và c đúng.
96. d. Cả a, b và c đúng.
97. d. Cả a, b và c đúng.
98. d. Cả a, b và c đúng.
99. d. Cả a, b và c đúng.
100. a. Để bày tỏ sự tôn kính cần phải có đối với bí tích Thánh Thể.
101.a. Đúng                   
102. b. Bánh không men
103. d. Cả a, b và c đúng.
104. b. Dấu chỉ bày tỏ lòng ước ao được thanh tẩy trong tâm hồn.
105. b. Tâm tình tạ ơn và xin Chúa thương nhận của lễ được 
Hội Thánh dâng tiến để trở thành Mình và Máu Chúa Kitô.
106. b. Lời tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa Cha vì lịch sử cứu độ Người đã thực hiện.
107.a. Đấng ngàn trùng chí thánh và thật vĩ đại trong lịch sử
108. c. 4
109. a. Kinh hiến tế, lời kinh cộng đoàn tạ ơn Chúa Cha đã yêu thương thực hiện những việc kỳ diệu.
110. d. Cả a, b và c đúng.
111. d. Chỉ có a và b đúng.
112. a. Khi chủ tế đọc dứt lời truyền phép trên bánh và rượu.
113. d. Chỉ có a và b đúng.
114. b. Lời chúc tụng Thiên Chúa kết thúc Kinh Tạ ơn.
115. e. Cả a, b, c và d đúng.
116. d. Cả a, b và c đúng.
117. c. Chúa Giêsu
118. d. Chỉ có a và b đúng.
119. a. Sự hiệp nhất, hiệp thông liên đới giữa những người được gọi là con cái Chúa.
120.  d. Cả a, b và c đều đúng. 
121. b. Sự chia sẻ hiệp thông trong cùng một tấm bánh Ban sự sống là chính Chúa Kitô, làm thành những chi thể trong thân thể nhiệm mầu Chúa Kitô là Hội Thánh.
122. b. Mình và Máu Chúa Kitô không tách biệt.
123. a. Khi linh mục bẻ bánh
124. a. Đón nhận Chúa Giêsu Kitô cách trọn vẹn dưới hình bánh – rượu.
125. c. Cho mọi tín hữu đã chuẩn bị kỹ càng và sạch tội trọng.
126. b. Vâng, con tin thật đây là Mình Thánh Chúa !
127. e. Cả a, b, c và d đúng.
128. d. Cả a, b và c đúng.
129. b. Kiêng ăn và uống, chỉ trừ nước lã và thuốc men, ít là một giờ trước khi rước lễ.
130. b. 2
131. b. Rước lễ mỗi năm ít nhất một lần.
132. c. Mùa Phục sinh
133. d. Cả a, b và c đúng.
134. c. Cả a, b đúng.
135. d. Chỉ có a và b đúng.
136. d. Chỉ có a và b đúng.
137. d. Cả a, b và c đúng.
138. b. Như lời sai tín hữu lên đường làm chứng cho Chúa Kitô phục sinh trong môi trường sống của họ.
139. d. Cả a, b và c đúng.
140. b. 5
141. f. Cả a, b, c, d và e đều đúng.
142. d. Mùa Phục Sinh
143. b. Tôi Đã Thấy Nước
144. b. Nước rửa tội
145. a. Nguồn mạch và chóp đỉnh đời sống Kitô hữu
146. d. Cả a, b và c đúng.
147.a. Ngày Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại
148. d. Chỉ có a và b đúng. 
149. b. Phạm một tội trọng
150. b. Từ 7 tuổi
151. d. Cả a, b và c đúng.
152. d. Cả a, b và c đúng.
153. d. Cả a, b và c đúng.