“Hy Tế Thánh Thể là nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Ki-tô hữu”[1], “nguồn mạch, đỉnh cao của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu.”[2] Nhất là tôi thường suy tư về Thánh Thể kể từ khi Thánh Giáo hoàng Gioan phaolo II công bố năm Thánh Thể. Chúng ta có thể dành suốt đời suy tư về Thánh Thể với tất cả sự lộng lẫy và mầu nhiệm mà vẫn không hiểu biết trọn vẹn.
Đặc biệt ba chủ đề thường nảy lên trong tâm chí của tôi: 1. Thánh Thể là thực tại, là Mình và Máu, linh hồn và thần tính của Đức Giê-su Ki-tô[3]; 2. Thánh Thể là việc chữa lành và sức mạnh, chữa lành mọi tội lỗi và bệnh tật, nuôi dưỡng thân thể cũng như linh hồn chúng ta; và 3. Thánh Thể là sự sống, biến đổi chúng ta và đem chúng ta đến sự sống vĩnh cửu. Thực tại, chữa lành và sự sống bắt nguồn từ nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Ki-tô hữu.”
Cách đây 40 năm Công Đồng Vatican II gọi Thánh Thể “nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Ki-tô hữu.” Như lời của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II từng nới trong thông điệp Ecclesia de Eucharistia:
“Anh chị em thân mến, hãy học cùng các thánh, những người diễn giải lừng danh việc tôn sùng Bí Tích Thánh Thể đích thực. Nơi các ngài, khoa thần học về Bí Tích Thánh Thể đạt được tất cả vẽ đẹp của cái đã sống thực, “thấm nhập” vào chúng ta hay nói cách khác, “sưởi ấm tâm hồn chúng ta”[4].
Thánh Thể là Đức Giê-su Ki-tô; Thánh Thể là của ăn và thức uống; Thánh Thể là sự sống. Đây cũng là cách mà Thánh Thể dưỡng nuôi suốt hơn hai ngàn năm. Đây là Kinh Thánh, và là truyền thống, qua truyền miệng, các bài viết và lời giảng dạy.
Tôi nhận thấy điều thú vị khi tìm kiếm những chủ đề về thực tại, chữa lành và sự sống trong các bài viết về các Thánh và các vị Giáo phụ. Những chủ đề này luôn gắn chặt đến nỗi thật khó tách chúng thánh những chủ đề riêng biệt. Chẳng hạn, trong Ecclesia de Eucharistia, thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II nói như sau:
“Giáo Hội liên tục sống nhờ hy tế cứu độ, và đạt đến hy tế đó không phải bằng một kỷ niệm đơn thuần đầy niềm tin mà thôi, nhưng còn bằng một tiếp xúc hiện tại, vì hy tế nầy trở nên hiện diện, hiện diện luôn mãi cách bí tích, trong mọi cộng đoàn hiến dâng nó, qua tay của thừa tác viên được thánh hiến. Bằng cách đó, Thánh Thể làm lan rộng đến con người hôm nay sự giao hòa do Chúa Kitô thực hiện duy nhất một lần cho nhân loại của mọi thời”.
Thánh Thể là thực tại
Thánh Thể chính là Đức Giê-su Ki-tô – Mình, Máu, Linh hồn và Thần tính. Nhưng ngày nay thực tại này bị đe dọa bởi thực tại nhân đức. Nếu nhân đức có thể là thực, thì có lẽ thực tại chỉ là nhân đức. Những trò chơi game trên máy vi tính, tán gẫu với nhau trên máy, email, và thậm chí điện thoại đều đem đến thực tại nhân đức vào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. “Vươn ra và chạm đến ai đó” không còn mang ý nghĩa là cái bắt tay hay một cái ôm. Hoặc như Tôm Cruise trong bộ phim Minority Report tương tác với máy vi tính bằng cách di chuyển tay của anh ta trong không gian hay tiểu thuyết William Gibson, trong đó các nhân vật diễn tả sự nhận thức của họ trong thế giới máy vi tính. Thực tại nhân đức kiết thúc ở đâu và thực tại này bắt đầu ở đâu? Liệu Thánh Thể là thực tại thực sự hay thực tại nhân đức? Như Sr Maria Timothy Prokes từng nói: “thực tại nhân đức tác động không những trên sự hiểu biết về Ngôi vị Thần Linh, mà còn trên sự hiểu biết về tạo dựng và những điều mang ý nghĩa là một con người được tạo dựng ttheo hình ảnh Thiên Chúa.”[5]
Đức Giê-su Ki-tô là thực tại đích thực, bị khạc nhổ trên mặt, bị đội mão gai, những dấu đinh trên tay, thực tại đổ máu, thực tại yêu thương, lòng thương xót, trao ban sự sống. Những điều này là thực tại đích thực. Trong trò chơi máy vi tính, thực tại nhân đức được xem là biến đổi chúng ta thành một người mới, một người mà chúng ta thật sự muốn trở thành, một người tự tạo bản thân. Nhưng chúng ta không phải là người nhân đức tự tạo cho chính mình, chúng ta là con người thực sự được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Thánh Thể là thực tại biến đổi đích thực. Thánh Thể biến đổi chúng ta thành những người được Thiên Chúa tạo dựng.Như lời của Giáo phụ Justin Martyr từ quyển Hộ Giáo thứ nhất được viết vào năm 150:
“Của ăn mà chúng ta gọi là Thánh Thể, không ai được phép thông chia ngoại trừ những người tin rằng của ăn mà chúng ta dạy là đích thực, và những ai lãnh nhận rửa sạch tội lỗi và được tái sinh, và những ai sống như Đức Ki-tô đã hiến trao mạng sống cho chúng ta. Vì chúng ta không lãnh nhận của ăn này như lương thực thông thường; nhưng như Đức Giê-su Ki-tô Đấng Cứu Độ của chúng ta là Ngôi Lời Nhập Thể thành xác phàm và máu mang lại ơn cứu độ chúng ta, vì thế chúng ta cũng được dạy rằng của lương thực này được thánh hiến bởi lời cầu nguyện từ chính Người, từ đó thịt và máu của chúng ta được nuôi dưỡng bởi chính thịt vả Máu của chính Đức Giê-su Ki-tô.”[6]
Ở đây không có bất cứ cái gì ảo về thực tại này. Khi chúng ta chạm đến Chúa Giê-su trong Thánh Thể, khi chúng ta lãnh nhận Người bằng lưỡi hay bằng tay, thì chúng ta đang chạm đến sự hiện diện thật sự. Đức Ki-tô hiện diện trong cuộc sống của chúng ta theo những cách khác, nhưng đây là cách trọn vẹn nhất, đỉnh cao nhất. Như Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nói trong Mane Nobiscum Domine: “….” (số 16).
Sự hiện diện của Đức Ki-tô không những là thật sự, nhưng “khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể, tưởng niệm cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Ki-tô, thì biến cố trọng tâm cứu độ trở nên hiện diện thật sự và’công trình cứu chuộc của chúng ta được thực hiện.’” Nhờ Thánh Thể, “Đức Giê-su Ki-tô…đã để lại cho chúng ta cách chia sẻ trong cuộc tử nạn và phục sinh của Người như thể chúng ta đã có mặt tại đó.”[7] Như sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo khẳng định: “….” [8]. Với lời khẳng định này, lịch sử đi vào trong hiện tại, và vĩnh cửu đi vào trong thời gian. Các biến cố trong cuộc tử nạn của Đức Ki-tô trên Thánh Giá và trỗi dậy vào ngày thứ ba được tái hiện thực sự và sự hiện diện với chúng ta trong Hy Tế của Thánh Lễ theo một cách thức mà thực tại nhân đức có thể không bao giờ lập lại lần nữa. Và khi suy tư về điều này, thì cách đây hơn hai ngàn năm Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa cũng đã thực hiện như chúng ta đang thực hiện hôm nay.
“Theo một nghĩa nào đó, Đức Maria đã sử dụng đức tin Thánh Thể của mình ngay trước khi Bí Tích Thánh Thể được thiết lập, bởi vì Mẹ đã hiến dâng cung lòng trinh vẹn của Mẹ để Ngôi Lời của Thiên Chúa nhập thể. Trong khi Bí Tích Thánh Thể đưa về cuộc khổ nạn và phục sinh, thì Đức Maria cùng lúc vẫn tiếp nối với việc Nhập Thể. Lúc truyền tin, Đức Maria đã thụ thai Con Thiên Chúa trong chính thực tại thể lý thân xác và máu huyết, thực hiện trước trong Mẹ, những gì được thực hiện một cách bí tích, trong một mức độ nào đó, nơi mọi tín hữu được lãnh nhận dưới hình bánh rượu, Mình và Máu Chúa.
Như thế có một tương quan rất thâm sâu giữa tiếng fiat (xin vâng) của Đức Maria đáp lại lời thiên thần với tiếng Amen của người tín hữu khi lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Chúa đã đòi hỏi Đức Maria phải tin rằng Đấng mà Mẹ thụ thai “nhờ hoạt động của Thánh Thần” là “Con Thiên Chúa” (x. Lc 1, 30-35). Tiếp nối đức tin của Đức Maria, Chúa cũng đòi hỏi chúng ta tin rằng, trong Mầu Nhiệm Thánh Thể, cũng Chúa Giêsu đó, Con Thiên Chúa và Con của Đức Maria, hiện diện cách trọn vẹn gồm cả nhân tính lẫn thần tính của Ngài dưới hình bánh và rượu.”[9]
Thánh Thể là thực tại, đó là Mình và máu, linh hồn và thần tính của Đức Giê-su Ki-tô.
Thánh Thể là bí tích Chữa lành và củng cố sức mạnh
Thánh Thể là của ăn và nguồn mạch chữa lành cũng là một phần truyền thống hơn hai ngàn năm. Chúng ta biết rõ điều này trong Gioan chương 6: Thịt Ta thật là của ăn và máu ta thật là của uống.” Khoảng 100 năm sau đó, Thánh Ignatius thành Antiokia trong lá thư gửi cho cộng đoàn Epheso đã đề cập tới “việc bẻ chung một tấm bánh là phương thuốc bất tử, thuốc giải độc mà chúng ta lãnh nhận để không chết nhưng để sống muôn đời trong Đức Giê-su Ki-tô.”[10]. Thánh Thể là của ăn và phương dược, sức mạnh và chữa lành. Thánh vịnh hiệp thông từ thế kỷ thứ ba nói rõ ý nghĩa này:
“Bánh mà cung cấp bởi trời/ ở đây trên bàn thờ:/ Thiên Chúa Đấng không thể chết…/ bị sát tế trong màu nhiệm này. Của ăn này mà Người ban mang lại sự sống/ cho những ai đã đón nhận cái chết/ làm của ăn trên Thiên Đàng./ Máu tuôn đổ từ Người vào trong chén. Linh mục trong tác vụ mới cử hành cuộc hiến dâng thánh;/ tín hữu đón nhận và rửa sạch chính họ trở nên tinh tuyền.”[11]
Và trong thế kỷ thứ tư, trong lời cầu nguyện, Giám mục Syri Serapion of Thmuis yêu cầu rằng “cho tất cả những ai thông ban, cứu cánh của sự sống mà họ lãnh nhận có thể mang lại việc chữa lành mọi bệnh tật và sức mạnh cho mọi nhân đức.”[12]
Của ăn dưới dạng cá cũng là một phần trong truyền thống của chúng ta từ lúc khởi đầu. Đức Ki-tô đã giúp các tông đồ cùng với cá của họ làm của ăn và làm cho họ trở thành những kẻ lưới người như lưới cá. Đám đông được nuôi dưỡng khi Đức Ki-tô làm phép lại hóa cá ra nhiều nuôi dưỡng đám đông dân chúng. Cá cũng là biểu tượng cho Đức Ki-tô. “Ichthus,” tiếng Hy Lạp là “Cá” là một chữ đầu nói về “Đức Giê-su Ki-tô Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ.”[13] và điều này làm chúng ta gợi lại Thánh Thể. Như trong sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo khẳng định: Thánh Thể là của ăn cho sự sống thiêng liêng[14] và củng cố đức ái[15].
Thánh Thể cũng là bí tích chữa lành. Thánh Alphonsus Liguori viết trong thế kỷ 18 và trích Công Đồng Trento, gọi Thánh Thể là phương dược qua đó chúng ta có thể tự do khỏi những sai lỗi hàng ngày và gìn giữ khỏi tội trọng.”[16] Thánh Thể tẩy xóa khỏi tội lỗi… và làm hồi sinh tình yêu và làm cho chúng ta phá vỡ những quyến luyến mất trật tự với thụ tạo và đặt nguồn gốc bản thân chúng ta nơi Đức Ki-tô.[17] Thánh Thể “đổi mới, củng cố sức mạnh và gia tăng sâu đậm sự mật thiết của chúng ta trong Giáo Hội, qua bí tích rửa tội mà chúng đã lãnh nhận.[18]. Vì thế Thánh Thể là việc chữa lành và sức mạnh.
Sự sống
Bây giờ, chúng ta đề cập tới chủ đề sau cùng: Thánh Thể là sự sống. Thánh Thể biến đổi chúng ta và dẫn chúng ta đến sự sống đời đời. Đây cũng là chủ đề tồn tại xuyên suốt toàn bộ truyền thống của chúng ta. Thánh Thi được tìm thấy khoảng thế kỷ thứ nhất nêu rõ như sau:
“Người đã ban cho họ bánh bởi trời và họ đã ăn bánh của thiên thần; Người đã ban cho họ bánh bởi trời. Hãy chúc tụng bánh mà chúng ta đã lãnh nhận. Chúng ta đã lãnh nhận thân mình của Chúa Ki-tô và máu của Người. Chúa đã biến đổi bánh…Chén cứu độ tràn đầy sự sống. Chúng ta đã lãnh nhận bánh thánh.”[19]
Liệu âm thanh này không giống chương 6 của phúc âm thánh Gioan? Ta là bánh hằng sống,…bánh hằng sống.” Và cách đây hơn 1500, Thánh Thể là sức sống. Thánh Cyril thành Alexandria, đã viết vào thế kỷ thứ 5 trong quyển chú giải sách Phúc âm thánh Gioan:
“Đức Ki-tô ban chính mình Người cho sự sống thế gian, và làm cho sự sống này nguồn qua đó sự sống tràn ngập vào trong tâm hồn chúng ta…Khi Lời trao ban sự sống của Thiên Chúa cư ngụ trong xác thịt nhân loại, thì Người biến đổi nó thành điều tốt đẹp là sự sống đích thực và hiệp nhất trọn vẹn với thịt vượt lên trên sự hiểu biết, Người đã ban nó sức mạnh trao ban sự sống. Vì thế, Thân Mình của Đức Ki-tô ban sự sống cho những ai đón nhận. Sự hiện diện của thịt máu Người trong những người tội lỗi xua đuổi cái chết và trục xuất sự mục nát bởi vì nó chứa trong chính nó trọn vẹn Lời hủy bỏ hoàn toàn sự mục nát. [20]
Và ngày nay, hơn hai ngàn năm sau khi Đức Ki-tô ra đời, thịt máu Người tiếp tục là sự sống. Như Giáo Hoàng Gioan Phaolo II từng nói:
“Giáo Hội sống nhờ Thánh Thể (Ecclesia de Eucharistia vivit). Chân lý này không chỉ diễn tả một kinh nghiệm hằng ngày của đức tin, nhưng dưới hình thức tổng hợp nó còn gồm tóm cả cốt lõi của mầu nhiệm Giáo Hội. Trong hân hoan, Giáo Hội cảm nghiệm dưới nhiều hình thức sự thể hiện liên tục lời hứa: “Và Thầy, Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20). Nhưng trong Bí Tích Thánh Thể, nhờ sự biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa, Giáo Hội được vui hưởng sự hiện diện này với một cường độ duy nhấ”. [21]
Thánh Thể không những trao ban sự sống, Thánh Thể còn biến đổi chúng ta. Thánh irene từng nói: “Nhu khi tách khỏi cây nho đem trồng nơi mảnh đất làm trổ sinh hoa trái theo mùa, hoặc như hạt lúa mì rơi vào lòng đất và bắt đầu thối rữa đi, tăng trưởng mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Thiên Chúa và trở thành Thành Thể, là Mình và Máu của Đức Ki-tô, Thân thể của chúng ta cũng vậy được nuôi dưỡng nhờ Thánh Thể và được trả lại với lòng đất, và nỗi đau khổ phân hủy ở đó, sẽ trỗi dậy vào thời điểm thích hợp.”[22]
Cuộc biến đổi này là cái chết và sự phục sinh. Thánh Ephrem từng nói rằng “ Những ai ăn Thánh Thể với Đức tin, thì ăn lấy Lửa và Thần Khí… Vì Thánh Thể đích thực là thân thể của tôi và bất cứ ai ăn sẽ được sự sống vĩnh cửu.”[23] Và Công Đồng Vatican II đã nói: “Thánh Thể…lôi cuốn tín hữu vào trong tình yêu dịu kỳ của Chúa Ki-tô và đặt họ trên ngọn lửa.”[24] Đó là một cuộc biến đổi từ cuộc sống vào trong sự sống vĩnh cửu. Như Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói:
“Ai nuôi mình bằng Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, không cần đợi chờ một thế giới bên kia để nhận lãnh sự sống đời đời, họ đã chiếm hữu nó ngay từ đời nầy, như hoa quả đầu mùa của sự sung mãn sẽ tới, liên hệ đến toàn thể con người. Thật vậy, trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta cũng nhận được sự bảo đảm về việc xác sống lại trong ngày sau hết: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, người ấy sẽ sống đời đời, và tôi, tôi sẽ cho họ sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54). Bảo đảm ấy về sự phục sinh trong tương lai đến từ sự kiện là thịt của Con Người, được trao ban làm của ăn, là thân xác vinh quang của Đấng Phục Sinh. Có thể nói, với Bí Tích Thánh Thể, người ta như nắm được “bí quyết” của sự phục sinh.”[25]
Vì thế chúng ta nhận thấy sự nối kết giữa những chủ đề về thực tại, chữa lành và sự sống: Thực tại, chữa lành và sự sống thì không thể tách trong Bí tích Thánh Thể. Thực tại của Đức Ki-tô hiện diện trong Thánh Thể chữa lành và dưỡng nuôi trao ban cho chúng ta sự sống ngay ở đây trên thế gian này và sự sống vĩnh cữu.
Nhưng chính chúng ta không chỉ là người thụ động, đơn giản đón nhận thực tại, sức mạnh và sự sống. Chúng ta mong mỏi đóng một vai trò chủ động trong Giáo Hội và trên thế giới. Như lời của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II:
“Công bố cái chết của Chúa “cho tới khi Ngài lại đến” (1Cr 11,26) đòi buộc những ai tham dự vào Tiệc Thánh Thể cương quyết dấn thân biến đổi cuộc sống, để một cách nào đó cuộc sống ấy hoàn toàn trở thành “Thánh Thể”. Chính hoa quả của sự biến hình cuộc sống và sự dấn thân biến đổi thế giới theo đường lối Tin Mừng, làm rạng sáng chiều kích cánh chung của việc Cử Hành Thánh Thể và của tất cả đời sống Kitô giáo.”[26]
Đây không phải là cùng đích, nhưng chỉ là khởi đầu. “Thánh Thể là cách thức hiện diện chuyển tử Đức Giê-su thành mỗi một Ki-tô hữu nhờ lời chứng của họ mang ý nghĩa mở rộng khắp xã hội và văn hóa.”[27] Vì thế, chúng ta phải có nhiệm vụ mang lấy thực tại Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa Hằng Sống, vào trong tâm hồn và tâm chí của chúng ta, để Đức Ki-tô trở thành bí tích chữa lành và sức mạnh dưỡng nuôi, để cho Người biến đổi chúng ta và ban cho chúng ta sự sống vĩnh cửu nhờ Thánh Thể là ngọn lửa và Thần Khí. Để kết thúc bài viết này, người viết xin trích sứ điệp đầu tiên của Giáo Hoàng Biển Đức 16:
“Thánh Thể trọng tâm đời sống Ki-tô hữu và nguồn mạch sứ vụ Phúc âm hóa của Giáo Hội,…Thánh Thể làm cho Đức Ki-tô Phục Sinh hiện diện liên tục, Đức Ki-tô tiếp tục hiến tế chính Mình cho chúng ta, mời gọi chúng ta tham dự vào bàn tiệc Mình và Máu của Người…Tôi xin mọi người hãy gia tăng lòng mến và lòng ngưỡng mộ đối với Đức Giê-su Thánh Thể và diễn tả lòng can đảm sự hiện diện thật sự của Chúa Ki-tô.”
Giuse Trương Triều Đại
[1] Vatican Council II, vol. 1, The Conciliar and Post Conciliar Documents, ed. Austin Flannery, O.P. (Northport,NY: Costello Publishing Company, 1975, 1996).
[2] The Document of Vatican II, ed. Walter M. Abbott, S.J. (New York: Guild Press, 1966).
[3] CCC, số 1374.
[4] Ecclesia de Eucharistia, số 62.
[5]At the Onterface: Theology and Virtual Reality (Tueson, AZ: Fenestra Books, 2004), 4.
[6]Number 66, quoted in Early Christian Fathers ed. Cyril C. Richardson (NY: Collier Books, 1970), 286.
[7] Pope Joh Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 11, paraphrasing Pope Paul VI.
[8] CCC, số 1085.
[9] Pope John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 55.
[10] 20, 2. Quoted in The Apostolic Fathers, 2nd ed., trans. J.B. Lightfoot and J.R. Harmer, ed. Michael W. Holmes (Grand Rapids, MI: baker Book House, 1891, 1989), 93.
[11] Hamman, Early Christian Prayer, số 215.
[12] Hamman, Early Christian Prayer, số 124
[13]Ibid., số 85
[14] CCC, số 1392.
[15] Ibid., số 1394
[16] Sess. 13, c2, qouted in St. Alphonsus Liguori, The Holy Eucharist (New York: Alba House, 1994), 25.
[17] CCC, số 1394.
[18] Ibid., số 1396.
[19] Hamman, Early Christian Prayers, số 105.
[20] Qouted in The Liturgy of the Hours, trans. International Commission on English in the Liturgy (New York: Catholic Book Publishing Co., 1976), 744.
[21] Ecclesia de Eucharistia, số 1.
[22] Against Heresies, 5, 2, 3, qouted in Quasten, Patrology, vol. 1, 304-5.
[23] St. Ephrem the Syrian, doctor of the Church (4th c.), Sermo IV in Hebdomadam Sanctam, quoted in Pope John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 17.
[24] Vatican Council II, Sacrosantum Consilium, số 10.
[25] Ecclesia de Eucharistia, số 18.
[26] Ibid., số 20.
[27] Ibid., số 25.