- Sự tôn thờ Thánh Thể và đời sống nội tâm
Người ta thường nói rằng bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng đời sống nội tâm của mỗi Ki-tô hữu, vì đó là thức ăn của đức tin, của hy vọng, bác ái, tôn giáo và các nhân đức khác.
Thánh Thể là bí tích của đức tin, bởi vì, theo một nghĩa nào đó, Thánh Thể là đỉnh cao của mầu nhiệm đức tin, vì biết trước mầu nhiệm nhập thể, cứu chuộc của Con Thiên Chúa, và do đó là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và mầu nhiệm cao cả của loài người trong đời sống ân sủng. Bí tích Thánh Thể bảo đảm sự sống đời đời. Do đó, một phép lạ duy nhất chứng thực, sự thật của bí tích Thánh Thể, bằng chứng thực tế đó cũng xác nhận tất cả những mầu nhiệm khác được tiên báo bởi bí tích Thánh Thể.
Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng hy vọng, bởi vì, hy vọng vào sự giúp đỡ thiêng liêng của ân sủng. Nhưng bí tích Thánh Thể không chỉ chứa đựng những ân sủng mà còn là tác giả của ân sủng, và do đó, bí tích Thánh Thể là bí tích cao trọng nhất trong tất cả các bí tích.
Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng đức mến, vì khi rước lễ chúng ta được kết hợp với Chúa Ki-tô và tăng thêm hiệu quả lòng mến Thiên Chúa và hướng đến với tha nhân. Do đó, bí tích Thánh Thể là sự ràng buộc của đức mến liên kết mọi gia đình Ki-tô hữu lại với nhau như: người giàu và người nghèo, người khôn ngoan và người tầm thường trong cùng một bàn thánh. Thánh Thể hợp nhất tất cả các dân Ki-tô giáo lại với nhau trong Đức Ki-tô.
Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng tôn giáo, bởi vì hành động lớn nhất của tôn giáo là hy sinh, một hành động đồng thời là bên trong, bên ngoài và công khai. Nhưng bí tích Thánh Thể là sự tiếp nối bí tích của sự hy sinh vô biên của thập giá. Tại sao? Bởi vì chính chức linh mục của Chúa Ki-tô, nếu không có chức linh mục thì không thể kết hiệp với Thiên Chúa. Sự thánh thiện, sự hiệp nhất với dân Ngài trở thành Thân Thể mầu nhiệm Người, hoặc hiệp nhất với Người hy sinh, vì Ngài tự hiến cho mình. Và sau cùng, cả người hy sinh và chính người dâng đều có giá trị vô hạn.
- Bí tích Thánh Thể và sự hoàn hảo chức linh mục
2.1 Chức tư tế và Thần Khí của Chúa Ki-tô
Một linh mục phải hiến dâng sự hy sinh không đổ máu và có giá trị vô hạn, trước hết là để tha tội cho hối nhân, làm cho họ được tái sinh trong đời sống ân sủng, và đưa họ đến cuộc sống vĩnh cửu; đặc biệt, linh mục còn phải mang Tin Mừng cho người nghèo. Đối với điều này, linh mục phải có sự trong sạch, khiêm nhường, hiền lành và tình yêu nồng cháy cho vinh quang của Thiên Chúa và sự cứu rỗi các linh hồn. Linh mục phải noi gương các Tông đồ, khi được phong chức phó tế để phục vụ các công việc của lòng thương xót: Nhưng còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa (Cv 6,4). Nếu cầu nguyện âm thầm thì chúng ta sẽ được trả công. Hơn nữa, linh mục phải nói như thánh Gioan tẩy giả: “Người phải lớn lên còn tôi phải nhỏ lại.”
Để đạt được mục đích này, linh mục phải sống theo gương của Chúa Ki-tô: “Người nào tuân theo Chúa là thuộc về một tinh thần với Người” (1 Cr 6,17). “Ai không có Thần Khí của Chúa Ki-tô, thì không thuộc về Đức Ki-tô” (Rm 8, 9). Nhưng Thần Khí này là Thần Khí của sự thật: “Vì điều này, tôi đã đến thế gian, để làm chứng về sự thật” (Ga 18,37). “Ta là ánh sáng của thế giới” (Mt 5,14). “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy” (Cv 1,8).
2.2 Sự tôn thờ bí tích Thánh Thể và sự hoàn hảo của chức linh mục
Việc tôn thờ (latria) là một hy tế cử hành trong Thánh Lễ để tôn thờ Thiên Chúa. Thánh Lễ được cử hành mỗi ngày với đức tin vững mạnh với hy vọng và lòng sùng kính đặc biệt. Mình Thánh được ban cho mỗi người khi cử hành ở phần hiệp thông Thánh Thể, và thậm chí còn kéo dài việc tôn thờ bí tích Thánh Thể trong các giờ chầu phạt tạ, cầu khẩn và tạ ơn.
Trên trái đất, không có sự tôn thờ nào lớn hơn, linh thiêng hơn trong phụng vụ Thánh Lễ, hay bất kỳ sự tôn thờ nào được thực hiện tốt hơn đối với Chúa Ki-tô, ẩn mình dưới hình bánh và hình rượu, đó chính là hiệu quả của đức tin, hy vọng, bác ái, tôn giáo, khiêm nhường và phù hợp với đức mến nơi Chúa Thánh Thần, tất cả những điều đó tạo nên sự hoàn hảo của chức linh mục thừa tác.
Tất cả mọi người kể cả những người yếu đuối và bệnh tật cũng phải khao khát sự hoàn hảo này, để họ có thể trở thành những người tôn thờ thực sự của Chúa Ki-tô hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Để đạt đến đức mến như thế, thì các linh mục cần khiêm tốn và đức tin bình thường cũng có thể tôn thờ Thiên Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Nếu linh mục thực sự khiêm tốn thì các linh mục có thể đạt được tiến bộ hơn như chính Chúa đã dạy: “Hãy đến với tôi hỡi tất cả những người vất vả và mang gánh nặng, và Tôi sẽ bổ sức cho các con.” Rước lễ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta để chúng ta có thể tránh khỏi tội lỗi, chống lại những cám dỗ của xác thịt và ma quỷ để tình yêu Thiên Chúa ngày càng lớn hơn “với cả con tim, linh hồn, sức mạnh và với toàn bộ tâm trí của chúng ta.”
- Những tâm tình khi cầu nguyện trước Chúa Giê-su Thánh Thể
Về phương diện lịch sử thì việc tôn thờ Chúa Giê-su Thánh Thể cách long trọng như đặt Mình Thánh Chúa hay cung nghinh Thánh Thể đã có từ thế kỷ thứ VI. Thế nhưng, đối với Giáo Hội Công giáo thì niềm tin vào sự hiện diện của Chúa Giê-su Thánh Thể đã là một di sản quý báu ngay từ ban đầu. Một cách đơn giản là không có việc tôn thờ Thánh Thể nếu không có Thánh Lễ. Nói cách khác, việc tôn thờ chính là nối dài Thánh Lễ.
Là người Ki-tô hữu, để đón nhận Chúa trong cuộc đời, điều cần thiết nhất không phải là cảm giác, không phải là những điều chúng ta thấy nhưng là đức tin, một ân ban của chính Thiên Chúa. Là Ki-tô hữu chúng ta cũng là người tín hữu, những người tin, tin Chúa hiện diện trong cuộc đời chúng ta qua tha nhân, qua Lời Chúa và cách đặc biệt qua các bí tích, nhất là bí tích Thánh thể. Chúng ta đến với Chúa, cách riêng Chúa Giê-su trong Thánh Thể bằng lòng tin chân thành vững chắc và chúng ta cũng đến với Người bằng cả con người và thân xác yếu hèn của mình.
Thật vậy, việc Chúa Giê-su làm trong bữa tiệc ly xưa cũng như việc Chúa Giê-su chết và sống lại vẫn còn tiếp tục được thực hiện trong mỗi Thánh Lễ và nối dài hành vi cứu độ của Chúa Giê-su trong mỗi Thánh Lễ. Để cầu nguyện trước Chúa Giê-su Thánh Thể, cha thánh Eymard đã sử dụng tâm tình vẫn được dùng trong hy tế Thánh Thể, tức là Thánh Lễ. Đó là bốn tâm tình: Tôn thờ, cảm tạ, thống hối và cầu xin.
Mặt khác, khi cầu nguyện trước Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng ta cũng có thể không nói gì mà chỉ chiêm ngắm tình yêu của Chúa hay chỉ để lắng nghe Chúa nói, cụ thể qua đoạn Kinh Thánh nhất là những đoạn Tin Mừng chúng ta đọc. Khi thinh lặng chúng ta sẽ nghe chính Chúa nói trong lòng chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm được tình yêu bao la và vĩ đại mà Chúa đã dành cho chúng ta.
Tác giả Reginald Garrigou-Lagrange, O.P
Chuyển ngữ
Giuse Nguyễn Thanh Tùng