Những nghiên cứu của cha Hervé Thibault về Cha Eymard ( P4 )

Đồi Can-va-ri-ô ở La Mure

IV-CUỘC ĐẠI TĨNH TÂM Ở RÔMA

25 tháng 1 – 30 tháng 3, 1865

NHẬP ĐỀ

 Có nhiều công cuộc nghiên cứu về linh đạo của cuộc Đại Tĩnh Tâm Ở Rô-ma đã được thực hiện63. Một số công cuộc nghiên cứu khác đề cập đến những chủ đề hay những khía cạnh khác nhau của cuộc tĩnh tâm này64. Tài liệu sau đây sẽ đề cập tới

 những vấn đề giới hạn hơn. Tài liệu này chỉ cố gắng xác định xem cha E-ma (Eymard) đã nỗ lực để đạt tới mục tiêu nào trong cuôc tĩnh tâm này:

– Mục đích của cuộc tĩnh tâm này là gì?

 – Cha Thánh của chúng ta hi vọng sẽ thực hiện được những thay đổi nào trong đời sống ngài nhờ cuộc tĩnh tâm này?

– Tính cách duy nhất của cuộc tĩnh tâm này là gì?

 Đó là câu chuyện về lãnh vực con người được diễn tả qua những trang Ghi Chú Tĩnh Tâm mà chúng ta sẽ khảo sát ở đây.

Hoàn cảnh dẫn đến cuộc Đại Tĩnh Tâm, có lẽ chúng ta đều biết cả. Tuy nhiên, nhấn mạnh đến một vài thông tin về hoàn cảnh ấy ở đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc tĩnh tâm này. Nên nhớ lại, trong cuộc họp của Thánh Bộ Truyền Giáo ngày 16 tháng 1 năm 1865, thỉnh nguyện của cha E-ma xin thành lập cộng đoàn ở gần Nhà Tiệc Ly bị hoãn lại hai hoặc ba tuần. Cha E-ma đã chờ đợi ở Rô-ma hai tháng và ngài dự đoán cuộc họp sẽ có thể còn hoãn lại thêm nữa, nên ngài quyết định làm cuộc tĩnh tâm riêng. Những ghi chú của ngài cho biết, ngày 25 tháng 1 năm1865, ngày Lễ Thánh Phao-lô Trở Lại, ngài khởi đầu cuộc tĩnh tâm tại Vi-la Ca-xéc-ta (Villa Cacerta), Nhà Tổng Quyền của Dòng Chúa Cứu Thế, nằm trên đường Vi-a Mê-ru-la-na (ViaMerulana).

 Thoạt đầu, dường như ngài chỉ có ý làm cuộc tĩnh thường niên. Sáu ngày đầu được đánh dấu ngày thứ nhất, thứ hai, thứ ba .. . và không kèm theo ngày của lịch, chỉ bắt đầu từ mồng 1 tháng 2, các ngày mới được kèm theo ngày trong lịch. Những ghi chú của 6 ngày đầu làm thành một cuộc tĩnh tâm trọn vẹn, và những ghi chú ấy dài bằng cuộc tĩnh tâm ở Xanh Mô-ris, và dài gấp đôi cuộc tĩnh tâm thứ nhất ở Rô-ma. Ngày thứ sáu và là ngày cuối cùng của phần tĩnh tâm này, ngài duyệt lại những công cuộc của tuần tĩnh tâm. Những nhận xét được lặp đi lặp lại: “Tôi đã thấy. . .Tôi đã rõ. . . “ chứng tỏ cha E-ma tóm lược những kết quả của các suy niệm mà ngài đã thực hiện. Suy niệm cuối cùng của ngày thứ sáu được mở đầu bằng lời than thở: “Cuối cùng, cuối cùng, tôi đã thấy được đường đi của tôi, tôi phải làm gì để đạt tới Chúa”, và suy niệm kết thúc với sự dè dặt: “Ma quỉ nhạo báng tôi và nó mưu toan dụ dỗ tôi trở lại cuộc sống hướng ngoại, đó là cuộc sống đã gây biết bao tổn hại cho tôi. Tâm trí tôi hi vọng sẽ dành lại được quyền chủ động; tâm hồn tôi lo âu, nhưng với dấu Thánh Giá, tôi sẽ thắng”. Những dấu chứng đó cho thấy, cha E-ma coi cuộc tĩnh tâm đã kết thúc, nhưng đồng thời ngài cũng không nghĩ rằng cuộc tĩnh tâm đã hoàn tất. Ngài cảm thấy sức thúc bách nội tâm là phải hoàn tất công cuộc này. Những trì hoãn của Thánh Bộ Truyền Giáo đã cống hiến ngài cơ hội để thực hiện khát vọng ấy. Ngày 3 tháng 2, ngài quyết định ẩn mình kỹ hơn trong Vi-la Ca-xéc-ta (Villa Cacerta) để tập trung vào công cuộc nội tâm hóa đời sống của ngài. Ngày 5 tháng 2, kỷ niệm ngày Rửa Tội của ngài, ngài viết:

 “Tôi cảm tạ Chúa về cuộc tĩnh tâm thứ hai mà tôi vừa khởi đầu. Cuộc tĩnh tâm này làm sáng tỏ: Chúa là qui luật của tôi; Chúa ngự trong Thánh Thể là cùng đích của tôi”.

 Trong cuộc Đại Tĩnh Tâm, sáu ngày đầu làm thành phần mở đầu cho phần còn lại, nên rất đáng khảo sát riêng.

I- SÁU NGÀY ĐẦU

Trong tuần lễ đầu tiên, cha E-ma sử dụng cảm nghiệm của Thánh Phao-lô và áp dụng vào đời sống của ngài. Sao-lê bị chặn lại cách đột ngột, và bị bắt phải khắc phục Chúa Ki-tô. Cha E-ma cảm thấy, ngài cũng chống lại Chúa theo hoàn cảnh riêng của ngài, đó là:

 1- Ngài đã sao lãng chăm lao cho Hội Dòng vì dấn thân vào những việc bên ngoài.

 2- Đã miệt mài vào công việc khiến ngài rơi vào tình trạng khô khan lạnh nhạt khi cầu nguyện.

 Mặc dầu vẫn chăm chú vào đề tài suy gẫm, nhưng tình trạng khô khan đã khiến ngài khổ tâm không ít. Những ghi chú hằng ngày thuật lại tình trạng cầu nguyện của ngài thế nào và cho biết ngài cảm thấy tâm hồn trống rỗng ra sao. Cuộc sống thiêng liêng của ngài thiếu hẳn niềm vui.

 – Ngày thứ nhất: Tư tưởng bách hại Chúa do việc sao lãng chăm lo cho Hội Dòng tuy chưa làm ngài rơi lệ, nhưng cũng dằn vặt ngài không ít: “Sức mạnh của tôi khô cạn như mảnh gốm khô khan”.

 – Ngày thứ hai: “Suy niệm khá tập trung, nhưng lạnh nhạt. Tôi không còn cảm thấy Chúa ở trong tôi nữa, ngoại trừ khi Ngài sửa phạt tôi”.

 – Ngày thứ ba: “Suy niệm tập trung đủ và hiệu quả, nhưng khó khăn vẫn còn đó”.

 – Ngày thứ ba: “Suy niệm về cuộc Thương Khó của Chúa làm tôi cảm động đôi chút, nhưng tôi vẫn cảm thấy khô khan lạnh nhạt. Tôi thiếu cảm xúc khi cầu nguyện. Tôi cầu nguyện và đã khóc nhiều. . .”.

Ngày thứ tư: “Điều làm tôi âu lo và kinh hoàng là khi thấy một tâm hồn chỉ sốt sáng với những việc bề ngoài, tâm hồn ấy sẽ chỉ chạy theo cuộc sống phù phiếm, chỉ tìm những cảm giác mãn nguyện, bị nô lệ vào thụ tạo, như trường hợp của tôi chẳng hạn”.

 – Ngày thứ năm: “Ôi, tâm hồn tôi cần đến Chúa biết bao, khao khát Chúa dường nào, chỉ mong được quì khóc dưới chân Người. . . Tôi thú nhận rằng, tôi không đáng được lòng sốt sáng đến rơi lệ. . . Sự ăn năn thống hối lạnh nhạt là hậu quả của kiêu căng”.

 Cha E-ma chấp nhận tình trạng khô khan như một hình phạt do sự bất trung đối với sứ vụ và ơn gọi của ngài. Nhà tu đức của chúng ta luôn tìm nguyên nhân của tình trạng khô khan của ngài hầu xác định những phương dược để chữa trị. Ngài tin rằng nguyên nhân chính của tình trạng khô khan là do khuynh hướng ham hoạt động của ngài. Ngài đã hiến thân để làm vinh danh Chúa nơi Thánh Thể, để đẩy mạnh việc tôn thờ Chúa, để mở rộng Nước Chúa qua việc đặt Mình Thánh trọng thể. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động ấy đã không đưa ngài đến cuộc sống kết hiệp mật thiết hơn với Chúa. Ngài ngạc nhiên khi khám phá ra rằng, lòng nhiệt thành của ngài chỉ nhắm vào những việc bề ngoài trong những hoạt động tôn thờ Thánh Thể. Vì thế, cần phải loại bỏ hai khuynh hướng: ham hoạt động và những hoạt động bề ngoài. Ngài không những bị lôi cuốn vào những hoạt động bề ngoài, và những hoạt động này cũng chỉ nhắm vào các hình thức biểu dương bề ngoài của việc tôn thờ Thánh Thể mà thôi. Ngài bàng hoàng kêu lên: “Ảo tưởng! Hoàn toàn chỉ là ảo tưởng!”65.

Do khám phá trên, cha E-ma khảo sát:

1- Sự nông cạn và phân tán của đời sống ngài. 2- Tính tình thiếu nghiêm túc.

3- Tâm hồn vô cảm khi cầu nguyện.

 Từ đó ngài cho rằng, hiến lễ bản vị mà ngài dâng hiến vào ngày 1 tháng 1 năm 1865 và thường xuyên lặp lại, ngài chưa dâng hiến triệt để. Cả cuộc sống của ngài cũng chỉ mới có vỏ bền goài. Trong khi hiến thân cho Chúa, ngài mơ ước thực hiện nhiều dự án để làm vinh danh Chúa, hơn là từ bỏ chính mình. Lời trong sách Gương Chúa Giê-su, tiếng vang của chính Lời Chúa, kết án đời sống ngài: “Không phải Ta mong muốn công cuộc của ngươi, mà là chính ngươi”66.

 – Ngày thứ hai: “Tôi không ý thức điều đó, vì trong những gì tôi thực hiện xem ra có vẻ tốt lành. Nhưng đó chỉ nhắm vào cá nhân. Điều tôi nhắm tới là cái tôi của tôi phải trở thành trung tâm và cùng đích cho mọi sự”.

 – Ngày thứ hai: “Cái tôi của tôi len lỏi vào mọi sự, chi phối ngôn ngữ hằng ngày và những tư tưởng thâm sâu của tôi, kể cả khi săn sóc cho các linh hồn và khi thực hiện những công cuộc cho Chúa”.

Ngày thứ ba: “Tôi không hề hiến thân thực sự cho Chúa, chưa hề dâng hiến cốt lõi bản ngã của tôi cho Người, Tôi vẫn còn

thành nhân đức bề ngoài. Thật kỳ lạ! Tôi đã hiến thân cho việc phụng sự, vinh quang và tình yêu Chúa trong Thánh Thể, nhưng chỉ theo luật, bằng hiến lễ phụng sự và lòng sốt sáng bề ngoài. Tôi chưa hiến thân bằng hiến lễ bản vị của tôi, bằng sự từ bỏ bản thân tôi, mà mới chỉ bằng lòng nhiệt thành bề ngoài”(80.1; Bản Anh văn 81.31)

phân biệt: Tôi và Chúa; Chúa với tôi, nhờ tôi và cho tôi; vẫn nhắm tới vinh dự khi phụng sự Người, nhắm đến sự ngọt ngào do bình an của Người đem lại”.

 – Ngày thứ bốn: “Tôi phải làm gì? Phải hiến thân cho Chúa, phải phụng sự Người nhờ lễ vật và hi lễ toàn thiêu bản vị của tôi: Không phải Cha mong muốn những công cuộc của con, nhưng là chính con”.

 – Ngày thứ năm: “Ý chí tôi tìm cách lẩn tránh Thiên Chúa, sợ biết được Chúa muốn gì ở nơi tôi; tôi tìm cách lẩn tránh vấn đề bằng cách chú tâm vào những việc khác: Thay vì tìm kiếm khiêm nhường, thì tôi lại dấn thân hoạt động cho vinh quang của Chúa; thay vì phải từ bỏ mình, thì lại dấn thân vào những việc bề ngoài; thay vì hồi tâm, thì lại dấn thân vào những hoạt động do lòng nhiệt thành thúc đẩy. Thật là ảo tưởng!”.

 Cha E-ma bắt đầu ý thức về đời sống thiếu nhất quán của ngài: Bề ngoài thì hoạt động cho vinh quang Chúa, nhưng thực chất thì chỉ vì ham mê công việc đem lại tiếng tăm cho mình. Ngài không dám chắc, công cuộc lập Dòng là phục vụ kế hoạch của Chúa, hay do ý riêng ngài muốn làm vinh danh Chúa. Nhận thức về đặc tính hỗn tạp của lòng nhiệt thành phát sinh từ khuynh hướng hướng ngọai của ngài. Để trung thành với sứ mạng được Chúa trao phó, ngài thấy cần phải loại bỏ những lý do vị kỷ trong khi phục vụ. Những việc phải thi hành do nhiệm vụ đòi hỏi thì vô kể. Hết trang này đến trang khác, trong suốt tuần lễ thứ nhất, ngài đã bộc lộ nỗi thất vọng liên tiếp nhau. Tuy nhiên, ngài không hề nản chí, trái lại những khó khăn ấy đã đưa ngài đến gần Chúa hơn.

 Sáu ngày đầu khởi động và định hướng cho cuộc tĩnh tâm, đó là hướng đi dẫn tới sự từ bỏ quyền tự lập qua lời khấn hiến dâng bản vị cho Chúa. Tính cách duy nhất của cuộc Đại Tĩnh Tâm là sự cố gắng liên tục của cha E-ma trong việc nội tâm hóa đời sống hầu lướt thắng tình trạng khô khan khi cầu nguyện và trung thành với sứ vụ của mình. Chủ đích của cuộc tĩnh tâm này là kết hiệp với Chúa, đó là sự kết hiệp để hoạt động và trong khi hoạt động thì luôn trung thành với sứ vụ của mình là Đấng Sáng Lập. Trước khi khảo sát những điểm trên đây, chúng ta nên biết một vài vấn đề liên quan đến bối cảnh của cuộc tĩnh tâm này.

II- BỐI CẢNH CỦA CUỘC ĐẠI TĨNH TÂM

 Một số những sức ép bên ngoài đè nặng lên Cha E-ma trong cuộc tĩnh tâm này, đặc biệt là ba vấn đề đã ảnh hưởng đến hầu hết các buổi suy niệm và đã diễn ra trong suốt cuộc tĩnh tâm này.

1- MỐI QUAN TÂM VỀ HỘI DÒNG

 Ngay từ khởi đầu cuộc tĩnh tâm, mối quan tâm chính của cha E-ma là lợi ích của Hội Dòng67. Ngài coi những bất trung với sứ vụ và những sai lầm ngài gây ra cho Hội Dòng là do những thiếu sót của ngài. Ngài tin rằng mọi ơn mà Hội Dòng nhận được đều qua bề trên, và ngài sợ rằng, ngài là một cản trở cho sự phát triển của Hội Dòng. Ý thức về tình trạng thiếu phát triển của Hội Dòng khiến ngài lo sợ, vì cho rằng đó là trách nhiệm chính của ngài. Ba hoặc bốn lần ngài tỏ ý muốn từ chức để đem lại lợi ích hơn cho Dòng.

 – Ngày 5 tháng 2: “Tôi thấy những công cuộc tốt đẹp của Thánh Phan-xi-cô Át-xi-gi, Thánh Đa-minh, Thánh I-nha-xi-ô Loi-ô-la và Thánh An-phông-xô. Và tôi đã khóc. Tôi cũng nhận được cùng những ơn như các ngài, nhưng con rắn đã lường gạt và xúi giục tôi dấn thân vào những hoạt động bên ngoài, vào những công cuộc nghiên cứu do tôi lựa chọn, vào những việc không thuộc ơn kêu gọi của tôi”68.

 – Ngày 10 tháng 2: “. . . thả hồn theo trí tưởng tượng, tôi mường tượng ra hoàn cảnh khó xử như sau: Giả như Chúa không muốn tôi trở lại cộng đoàn của Dòng, nhưng muốn tôi trở thành một thánh A-lê-xu khác thì sao: một linh mục thiếu thốn cơ cực, ăn mặc rách rưới, vô danh tiểu tốt, sống nhờ bổng lễ, ẩn mình ở một xó nhà thờ, không có quyền giảng giải hay khuyên bảo bất cứ ai, nhưng sống đời ẩn dật và sám hối, sống đời sống của Chúa Giê-su, rồi chết trong cô đơn. Hồn tôi hỡi, ngươi sẽ phải trả lời sao? Phản ứng đầu tiên của tâm hồn tôi là kêu lên: ‘Lạy Chúa, Chúa biết con yêu mến Chúa, con muốn theo Chúa tới bất cứ nơi nào Chúa dẫn con đi!’. Ai mà biết được Thầy nhân lành muốn dùng tôi làm gì?”69.

 – Ngày 21 tháng 2: “Tôi là nguyên nhân gây ra tình trạng cằn cỗi của Hội Dòng. . .”70.

 – Ngày 24 tháng 2: “Tôi là người đáng bị loại ra khỏi Dòng vì bất xứng, đáng bị hạ bệ vì bất tài . . . Chúa phải loại tôi đi sau khi Hội Dòng được châu phê; vì tôi có thể hữu dụng trong công cuộc lập Dòng, nhưng vô dụng trong công cuộc củng cố, hiệp nhất và nuôi dưỡng ơn đầu tiên này. Ôi lạy Chúa Trời con! Con xin phó thác con trong tay Chúa. Xin hãy hành xử theo vinh quang của Chúa và lợi ích của Hội Dòng. Lúc này cũng như mấy ngày vừa qua, tôi sẵn sàng chôn vùi mình đi, sống nghèo khổ và bị quên lãng trong nơi cô tịch một mình, hay nơi miền xa lạ, miễn là được ở gần bên Nhà Tạm71 .

 – Ngày 25 tháng 2: “Tôi hết sức đau buồn khi thấy chẳng đem lại vinh quang cho Chúa bao nhiêu. . . Hoạt động cho công cuộc thánh hóa nội tâm của Dòng lại chẳng tốt đẹp và lợi ích hơn là làm cho Hội Dòng được nổi danh và bành trướng hay sao?”72.

 Lúc này cha E-ma khảo sát mối nguy cơ về sự rạn nứt của Hội Dòng do tình trạng thiếu đường hướng vững mạnh. Mối nguy cơ mà ngài lo sợ là mối nguy cơ “khởi đầu từ một nguyên lý hoàn toàn đối lập, rồi đi tới kết cuộc là một tinh thần hoàn toàn xa lạ với Hội Dòng”. Theo đường lối thông thường, ngài mô tả sự chống đối của vị cộng sự viên tiên khởi của ngài là cha Đờ Qui-es. Sau khi nhận được những kết án gay gắt của cha Đờ Qui-es vào tháng 3 năm 1865 như sẽ trình bày sau này, nỗi lo âu của cha E-ma trở thành mối ưu tư lớn lao. Sau khi tự hiến thân vào ngày 21 tháng 3 năm 1865, và sẵn sàng chấp nhận tình trạng bị mọi người ruồng bỏ, điều đó chứng tỏ cha E-ma cảm thấy bất an trước thái độ của một số tu sỹ lớn tuổi trong Dòng.

 – Ngày 2 tháng 3: “Cây cối sống được là nhờ rễ. Vì thế, nếu tôi là thánh thì Hội Dòng sẽ sống còn, điều đó không có nghĩa, tôi là sự sống của Hội Dòng, sự sống của Dòng là chính Chúa và Giáo Hội. Nhưng theo sự Quan Phòng, tôi là điều kiện cho sự sống ấy. Nhưng hỡi ơi, nếu tôi không là thánh?. . . tôi sẽ phá hoại anh em tôi và hướng dẫn họ tới tình trạng bê trễ. Ôi, hỡi hồn tôi, không lẽ Hội Dòng này, Hội Dòng mà ngươi đã từ bỏ mọi sự, đã hi sinh mọi sự, Hội Dòng mà Thiên Chúa đã thực hiện biết bao phép lạ, không lẽ Hội Dòng ấy sẽ bị tan vỡ, bị hủy diệt sao? Phải chăng ngươi sẽ để cho những con cái của Hội Dòng ấy phải chết đói sao? Vì ai? Và vì lý do gì? Không, lạy Chúa, Hội Dòng này sẽ phải sống và nhờ ơn Chúa, con sẵn sàng trở nên bất cứ gì Chúa an bài73

 – Ngày 21 tháng 3: “Hội Dòng vẫn ở tình trạng ấu trĩ: tinh thần thì yếu ớt, sự tiến triển thì cằn cỗi, tuy nhờ nước mà sống được nhưng èo uột. Lạy Thiên Chúa của con, này con đang ở trong Vườn Cây Dầu với Chúa Giê-su. Phải chăng Chúa muốn mọi người bỏ rơi con? Từ chối con? Không một ai nhìn nhận con nữa? Con trở nên gánh nặng, nỗi lo âu và tủi nhục cho mọi người? Này con đây, xin hãy thiêu đốt, cắt tỉa, đập nát, chỉ xin ban cho con hôm nay: tình yêu và ân sủng của Chúa; cho ngày mai: thập giá và cơ cực, miễn là cho con được trở thành bệ kê Bánh Thánh được trưng bày ra74.

 – Ngày 27 tháng 3: “Tôi hết sức đau buồn khi nghĩ đến những lỗi lầm tôi đã gây ra cho Hội Dòng, cho các phần tử của Hội Dòng, cho vinh quang của Chúa. Điều làm tôi đau khổ hơn nữa là thấy mình thiếu cố gắng trong công cuộc phát triển. Còn ơn nào nữa mà Chúa lại chẳng ban cho tôi? Còn phần nào tốt hơn mà Chúa không dành cho tôi? Tôi kết thúc suy niệm bằng cách phủ phục dưới chân Chúa”75.

 Những ghi chú trên đây chứng tỏ mối ưu tư của cha E-ma về Hội Dòng đã chi phối toàn thể cuộc tĩnh tâm, và do đó ngài cảm thấy cần phải trung thành hơn với sứ vụ của ngài là Đấng Sáng Lập Dòng. Ngài không thể hiểu được tại sao lời kêu gọi cao siêu và hấp dẫn như vậy mà lại không thu hút được những ứng viên trung kiên và dấn thân hơn. Sự thất bại do nơi con người. Ngài trách mình về tình trạng đáng tiếc của Hội Dòng. Sự thất bại của ngài trong việc khích lệ các tu sỹ, theo ngài quan niệm, một phần lỗi của ngài là do mối quan tâm đến những việc ngoài cộng đoàn, một phần khác là do những quyến rũ của những dấn thân bên ngoài mà nhờ đó ngài được đánh giá cao hơn và hiệu quả hơn. Ngài cảm thấy ngài cần phải thay đổi.

2- CƠN BÃO TỐ

Vào những ngày đầu của cuộc tĩnh tâm, cha E-ma ám chỉ “một thiên thần được sai đến để vả vào mặt tôi”, khi nói:

 – Ngày thứ 4: “Thật kỳ lạ, khi tôi từ Rô-ma trở về thì cơn giận dữ lại bùng nổ dữ dội trước mỗi bước, mỗi cuộc thành lập nhà mới và mỗi công việc! Những đả kích ấy thật kỳ lạ! Nhưng đó là những ơn cao cả biết bao!76.

 Một ơn trọng đại khác dành cho cha E-ma trong cuộc tĩnh tâm của ngài là ngày 9 tháng 3, ngài nhận được bức thơ hết sức nhức nhối của “người bạn đáng mến ấy”. Theo nhận xét thận trọng của cha E-ma thì bức thơ ấy là một kết án gay gắt về đường lối ngài điều hành Hội Dòng, kèm theo những chỉ trích nặng nề của một số tu sỹ lớn tuổi khác nữa77. Đó là những cuộc tấn công bạo lực gây nản lòng nhụt chí cho cha E-ma trong suốt thời gian còn lại của cuộc tĩnh tâm.

 – Ngày 10 tháng 3: “Tôi bị xúc phạm nặng nề, bị choáng váng và đau đớn nhức nhối biết bao do những nguyên tắc và sự đối lập của ngài”78.

Những năm trước đó, trong một bức thơ đề ngày 21 tháng 9 năm 1861, cha E-ma đã cố gắng giải thích cho cha Đờ Qui-es vền hững chủ trương khác biệt giữa các ngài như sau:

 “Tôi rất biết ơn những nhận xét của cha về đường lối phải theo. Nhưng Chúa đã tỏ ra cho cả cha lẫn tôi rằng, chúng ta phải cùng nhau phấn đấu trong gian khổ và không phải lúc nào chúng ta cũng thấy rõ được con đường của mình. Tôi biết, tôi đau lòng khi nhận biết rằng, tôi không hội đủ những đức tính của một bề trên. Vì bác ái mà cha coi thái độ hài hòa của tôi là khuyết điểm và thiếu sót hơn là một đức tính tốt. Tôi rất tiếc về điều đó, và nếu Chúa muốn, tôi xin từ chức ngay lập tức và dứt khoát, để phục vụ trong nhà bếp hay một việc thấp hèn nhất ở trong nhà . . . Tôi thường cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban cho chúng con vị bề trên xứng đáng”.

 Vào năm 1865, sự chống đối của cha Đờ Qui-es đối với cha E-ma trở nên vô phương hàn gắn. Sau đó không lâu, cha Đờ Qui-es đã theo đuổi những ý tưởng riêng của ngài ở Rốc-pha-vua (Roquefavour). Vấn đề diễn ra trước sau vẫn như một, đó là: Khởi đầu từ một nguyên tắc khác biệt, rồi từ đó dẫn tới tinh thần tách biệt với ơn kêu gọi nguyên thủy79.

 Cha E-ma cố gắng tìm kiếm sự thật nấp sau những chỉ trích ấy, sự thật ấy có thể giúp ngài thông cảm với giọng điệu của bức thơ, và ngài trách mình vì đã khiêu khích người khác. Ngài coi sự tấn công này như một thử thách của cuộc tĩnh tâm. Thoạt đầu, ngài định sẽ giữ im lặng và không để tâm đến bức thơ nhục mạ ấy nữa. Nhưng sau khi suy gẫm thêm, ngài nhận thấy thái độ tránh né ấy sẽ không ích lợi gì cho sự thật, đó là cuộc đầu hàng để được yên ổn, trong khi cần phải có một hành động tích cực để ngăn chặn sự bất mãn lan rộng. Cuối cùng, ngài thấy rõ rằng, sự chống đối ấy của cộng sự viên tiên khởi của ngài là do thánh ý Chúa muốn ngài luôn chu toàn trách nhiệm của mình, rằng sự chống đối ấy sẽ không phải nhất thời, rằng phải chấp nhận những chống đối ấy và lợi dụng chúng để thăng tiến thiêng liêng. Nhờ cam lòng chịu đựng, ngài tìm được bình an, nhưng trong suốt 11ngày sau đó, cú đánh ấy vẫn tiếp tục gây nhức nhối cho ngài không ít.

 – Ngày 20 tháng 3: “Lần đầu tiên tôi tỏ ra hoàn toàn cam chịu. Thái độ của tôi sẽ là im lặng, nhẫn nhục và phó thác cho Chúa. Xin cho thánh ý Chúa được nên trọn. Khi tôi trở về, nếu cơn bão tố không lắng dịu, xin chúc tụng Chúa! Tôi sẽ rút ra được nhiều ơn từ đó. Có thể tôi sẽ yêu mến Chúa hơn80.

 Sáng hôm sau, ngày 21 tháng 3, trong suy gẫm trước lễ, cha E-ma ôn lại những thánh giá mà các Vị Sáng Lập Dòng đã phải chịu. Vào cuối suy niệm ấy, ngài đã hiến dâng trót bản thân mình cho Thiên Chúa, bằng lòng chấp nhận sự chối bỏ của mọi người vì lợi ích của Hội Dòng. Ngài đã cử hành Thánh Lễ và khi cám ơn Rước Lễ, ngài đã khấn lời khấn hiến dâng bản vị cho Chúa. Mối quan tâm đối với Hội Dòng và ước mong trung thành với sứ mạng của mình đã dẫn ngài tới hành vi từ bỏ mình cao cả như vậy.

 Lúc ấy cha Đờ Qui-es đang ở Pa-ri. Cha E-ma biết rằng ngài sẽ phải đối đầu với cha Đờ Qui-es khi trở về. Nếu sứ mạng của ngài ở Thánh Bộ Truyền Giáo không thành công thì viễn tượng sẽ chẳng có gì hấp dẫn. Hoàn cảnh này là một thí dụ khác về những thanh tẩy thụ động của cuộc tĩnh tâm. Ngay cả 3 ngày trước khi kết thúc cuộc tĩnh tâm, cha E-ma vẫn còn bị khuấy động khi hồi tưởng lại bức thơ đó81

3- DỰ ÁN GIÊ-RU-SA-LEM

 Vào khoảng thời gian phục hồi Tòa Thược Phụ Giáo Chủ La-tinh ở Giê-ru-sa-lem vào năm 1847, nhiều nhóm tu sỹ thuộc các lễ nghi khác nhau đã đua nhau mua đất ở Giê-ru-sa-lem cho các dự án của họ sau này. Trong thỉnh nguyện thơ gởi Đức Hồng Y Bác-na-bô (Barnabo), Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo, cha Đờ Qui-es nhận xét rằng, người công giáo thuộc nghi lễ La-tinh đã chậm chạp trong vấn đề này. Giả như cha Đờ Qui-es giới hạn tham vọng của ngài là chỉ mua đất ở Đất Thánh hay ở gần Nhà Tiệc Ly thì có lẽ thỉnh nguyện của ngài đã được Thánh Bộ Truyền Giáo chấp thuận82. Nhưng ngài lại khăng khăng xin lập nhà ở Giê-ru-sa-lem. Thỉnh nguyện của ngài đã đụng vào đặc quyền của Dòng Phan-xi-cô được ủy thác trông coi Đất Thánh. Đó không nguyên chỉ là vấn đề độc quyền mà thôi, nhưng còn là vấn đề chính sách tế nhị của Tòa Thánh về Đất Thánh nữa. Vị Thượng Phụ Giáo Chủ mới của Giê-ru-sa-lem là Đức Cha Va-léc-ga (Valerga) nói với cha Đờ Qui-es rằng, vấn đề đó ngoài quyền hạn của ngài và chỉ Thánh Bộ Truyền Giáo mới có thẩm quyền ban phép thôi. Do đó cha Đờ Qui-es đã rời Giê-ru-sa-lem để đi Rô-ma vận động cho vấn đề này. Ngài đã không thành công và trở về Pa-ri vào giữa tháng 10 năm 1864. Sau đó, cha E-ma quyết định đi Rô-ma để cố gắng cứu vớt dự án này. Ngài viết cho cha Đờ Qui-es vào ngày 25 tháng 1 năm 1865:

“Nào chúng ta chẳng được kêu gọi đến với Bí Tích Thánh Thể chỉ vì sứ vụ này hay sao? Đó là sứ vụ dành lại Nhà Tiệc Ly cho Chúa. Ngoài ra không còn gì khác nữa, ngoại trừ hát bài ca ‘Lạy Chúa, xin cho con được ra đi bình an’ (Nunc dimittis)”.

 Những bức thơ ngài gởi cho cha Đờ Qui-es trong khoảng thời gian ấy chứng tỏ cha E-ma biết rõ vấn đề tùy thuộc vào Đức Hồng Y Bac-na-bô (Barnabo). Thoạt đầu ngài không hiểu vấn đề mà Đức Hồng Y Tổng Trưởng Thánh Bộ đưa ra, đó là nên giới hạn dự án Giê-ru-sa-lem vào việc mua đất ở gần Nhà Tiệc Ly thôi, và không nên đề cập đến việc thành lập cộng đoàn ở đây83. Khi vấn đề đã lắng chìm, cha E-ma viết cho cha Lơ-roay-ê (Leroyer) đề cập đến việc đáng tiếc là cha Đờ Qui-es rời Giê-ru-sa-lem quá sớm, nếu kiên trì thêm một chút có lẽ vấn đề đã ra khác:

 “Rất tiếc chúng ta đã không ở lại Giê-ru-sa-lem. Vị thế của chúng ta ở Rô-ma sẽ mạnh hơn nếu thực hiện được công cuộc mà bức thơ của Thánh Bộ Truyền Giáo đề cập tới. Người ta cho rằng, chúng ta có thể đạt được kết quả khả quan hơn, nhưng Chúa đã không cho phép điều đó”.

 Để cứu vãn dự án, cha E-ma đã đi gặp các Hồng Y thuộc Thánh Bộ Truyền Giáo để “thông tin cho các ngài về những lợi ích lớn lao liên quan đến quyết định mà các ngài sẽ đưa ra”. Vào cuối tháng Giêng, ngài gián đoạn những cuộc thăm viếng vì nhận thấy những hoạt động ấy không ích lợi gì. Những thơ ngài gởi cho Đức Ông Ca-pan-ti (Capalti), thơ ký Thánh Bộ Truyền Giáo, đề nghị với Đức Ông về đường lối tốt nhất để trình bày nội vụ với các Hồng Y. Giọng điệu của những bức thơ này khá cứng rắn84. Ngày 18 tháng 3, ngài viết về cuộc gặp gỡ với Đức Ông Ca-pan-ti và thêm “Đối với vấn đề đó, tôi phải lấy hết can đảm. Tôi không dám lai vãng đến các văn phòng của Thánh Bộ Truyền Giáo nữa. Dường như tôi đã quấy rầy mọi người quá nhiều khiến họ không thể chịu đựng được nữa”.

 Điều đáng ngạc nhiên là trong hoàn cảnh như vậy mà cha E-ma vẫn thực hiện được cuộc tĩnh tâm nghiêm chỉnh. Sự chú tâm liên tục đối với những nhu cầu thiêng liêng của ngài và sự khảo sát sâu xa tâm hồn ngài khiến ta có cảm tưởng như ngài không hề bận tâm đến những vấn đề nào khác. Cho dù ngài ghi lại tình trạng lông bông của trí óc ngài, nhưng năng lực tập trung tư tưởng của ngài cũng thật phi thường. Điều đó chứng tỏ sức thu hút vào công việc hiện tại ở nơi ngài thực mãnh liệt.

 Một thí dụ cụ thể là trong giai đoạn này, ở mỗi trang ghi chú tĩnh tâm, cha E-ma không hề coi giấc mơ Nhà Tiệc Ly mang tính cách hiếu thắng. Được thúc đẩy bởi tư tưởng làm vinh danh Chúa, nhưng ngài không đồng hóa với tinh thần hiếu thắng. Đó là một thí dụ khác về cha E-ma85.


63 – Albert Tesnière, La grande vie, tr. 761-930.
– Eugene Nunez, Introduction to the critical edition of La grande retraite deRome (Rome: Maison Généralice des Prêtres du T.S. Sacrement, 1962), tr. 7-
53. Bản Anh văn William La Verdière, Retreat Notes (St. Meinrad: AbbeyPress, 1969) tr. 19-60. Những trích dẫn ghi trang (in đậm, tiếp đến là số dòng) chằng hạn 64.11, Bản Anh văn 64.8, trang 64, dòng 11; Bản Anh văn trang 64, dòng 8.
– Lauréat Saint-Pièrre, L’heure du Cénacle (Lyons: Lescuyer, 1967), tr. 263-305.
– E. Nunez , La spiritualité du P. Pièrre Julien Eymard (MaisomGénéralice, 1956), tr. 99-110. Bản Anh văn William LaVerdière, TheSpirituality of Bl. Peter Julian Eymard (New York: Eymard League, 1957), tr.47-59.
64 – Ernest Falardeau, Eucharistic Service in Writings of Bl. Peter JulianEymard (Rome: Gregorian University Press, 1959), tr. 41-61.
– John Keenan, The Eucharist as Symbol in the Writings of Peter JulianEymard. A Hermeneutical Problem in Sacramental Theology (đánh máy,1980), tr. 64-122.
– E. Nunez, “The nature of the gift of self”, Commentaire des Constitutionsde la Congrégation du T. S. Sacrement (Rome: Maison Généralice, 1951)Phần I, Chương 3, tr. 36-57.
65 Trong 6 ngày đầu, 4 lần cha Eymard đã trở lại nhận xét đó: 65.34; 66.18;69.23; 70.19; Bản Anh văn 65.20; 66.1; 69.16; 70.11. Cuối cùng, ngài đã tómlược khám phá của ngài qua những lời sau đây:
“Chúa đã nắm lấy sự yếu đuối của tôi: việc phục vụ vinh quang Người; tình yêu đối với việc tôn thờ và toàn thắng của Người. Như vậy tự phụ của tôi trở
66 Gương Chúa Kitô, Quyển IV, 8:4. Câu này được lặp lại ở trong cuộc tĩnhtâm: 70.13; 104.23; 155.8. Bản Anh văn: 70.4; 108.21; 163.14.
67 Cf. 190.1; Bản Anh văn 200.25. Khi hay biết về những chỉ trích, cha Eymardđã cảm thấy hết sức bối rối. Cf. 194.15; Bản Anh văn: 204.37.
68 Suy niệm 1.
69 Suy niệm 1
70 Suy niệm 3
71 Suy niệm 3
72 Suy niệm 1
73 Suy niệm 3
74 Suy niệm 1
75 Suy niệm 2
76 Suy niệm 1
77 Cf. 190-1, Bản Anh văn 200-25. Được biết những chỉ trích ấy đã làm cha E-ma hết sứ lo âu bối rối. Cf. 194-15, Bản Anh văn 204-37
78 Suy niệm 2
79 Cf. 189-18; 190-14. Bản Anh văn 200-12; 201-26
80 Suy niệm 3
81 Vào ngày 27 tháng 3 năm 1865 , cha Eymard viết: “Tâm trạng buồn phiền này là do những gì ngài viết cho tôi” (259-1; Bản Anh văn 272-6).82 Cf. Những thơ của Thánh Bộ Truyền Giáo được trích dẫn trong tác phẩm của cha Georges Troussier, Chân Phước Phê-rô Ju-li-a-nô E-ma, II, tr. 428; BảnAnh văn II, tr. 196-97.
83 Correspondence I, 166-68.
84 Cf. E. Nunez, La grande retraite de Rome, tr. 9-10. Bản Anh văn tr. 22, tóm luợc những bức thơ này.
85 S.R.C. Positio super virtutibus, I, Novae animadversiones, # 35, tr. 20. TrongVụ Án Phong Chân Phước, một trong các vị cổ động viên đã chống lại kết áncho rằng cha Eymard là người không tưởng.