Nhân Việc Tòa Thánh Thêm Tên Thánh Giuse Vào Kinh Nguyện Thánh Thể (Hỏi Đáp Phụng Vụ)

Nhân Việc Tòa Thánh Thêm Tên Thánh Giuse Vào Kinh Nguyện Thánh Thể

     Điều không hay và nên tránh là rất nhiều các linh mục tại Việt Nam thường xuyên chỉ sử dụng Kinh Tạ Ơn II rồi tự ý thêm tên thánh này thánh kia vào. Thật ra, Kinh Tạ Ơn II không được dự liệu cho trường hợp này. Giáo Hội chỉ dự liệu cho các tư tế thêm tên của thánh quan thầy hay thánh mừng kính theo ngày trong Kinh Tạ Ơn III và Kinh Tạ Ơn Trong Thánh Lễ Cho Các Nhu Cầu Khác Nhau (I, II, III, IV)

     Những năm gần đây, nhiều tín hữu công giáo, gồm cả một số linh mục và giám mục đã thỉnh cầu Tòa Thánh thêm tên thánh Giuse vào Kinh Tạ Ơn như đã có trong Lễ Quy Rôma. Mối quan tâm và mong muốn này có lẽ được cảm hứng bởi tấm gương của chân phước Gioan XXIII khi ngài quyết định thêm tên thánh Giuse vào trong Lễ Quy Rôma (năm 1962) đang lúc Kinh Tạ Ơn này vẫn còn là Lễ Quy duy nhất được sử dụng trong Hội Thánh Công Giáo Rôma. Vì đây là lần thay đổi Lễ Quy đầu tiên sau hơn 1000 năm, nên nó đã gây ra những kinh ngạc lớn lao trong toàn thể Giáo Hội. Vị giáo hoàng này nhìn nhận thánh Giuse có một vai trò độc nhất xét như là hiền phu của Đức Trinh Nữ Maria, cha nuôi của Chúa Cứu Thế và quan thầy của Giáo Hội hoàn vũ. Vì những vai trò này, tên của thánh Giuse xứng đáng được nêu lên trong Lễ Quy. Rất tiếc, Đức Gioan XXIII không còn tại thế để chứng kiến Công Đồng Vaticanô II thêm vào sau đó một số Kinh Tạ Ơn khác nữa. Thế nhưng, tên thánh Giuse vẫn chưa được thêm vàotrong các Kinh Tạ Ơn mới. Các Kinh Tạ Ơn mới, trừ ra Kinh Tạ Ơn III, hầu như đặc biệt đề cập đến Đức Trinh Nữ và sau đó là các thánh nói chung bằng việc xếp loại theo tiêu chí: các thánh tông đồ, tử đạo…. Thật sự, thánh cả Giuse có một vai trò lớn lao trong lịch sử cứu độ; Thêm nữa, trong Giáo Hội Công Giáo, các tín hữu vẫn luôn biểu lộ một cách liên tục lòng sùng mộ nhiệt thành đối với thánh nhân, vị Hôn Phu rất thanh khiết của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, đến độ ngài trở thành Bổn Mạng của toàn thể Giáo Hội. Vì công nghiệp và vị trí đặc biệt của Ngài như thế, tên thánh Giuse rất nên được đề cập sau Đức Trinh Nữ Maria trong các Kinh Tạ Ơn.

     Tuy nhiên, chỉ đến ngày 19-06-2013 vừa qua, với sắc lệnh của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích,Tòa Thánh mới có câu trả lời tích cực cho thỉnh nguyện nêu trên. Sắc lệnh vừa được công bố qui định rằng từ nay tên thánh Giuse được ghi thêm vào Kinh Nguyện Thánh Thể (Kinh Tạ Ơn). ĐHY Antonio Canizares Lloreva – Tổng trưởng của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, và Đức TGM Arthur Roche, Tổng thư ký, thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã củng cố quyết định đã được ĐGH Biển Đức XVI đề ra trước đó về việc ghi thêm tên thánh Giuse một cách trường kỳ vào các Kinh Nguyện Thánh Thể dùng trong hầu hết các Thánh Lễ bằng tiếng latinh.

     Thông thường, các tư tế phải chờ HĐGM quốc gia xác định ngày bắt đầu thi hành việc thay đổi trên đây, nhưng vì đây chỉ thêm vài chữ “thánh Giuse, (bạn Đức Trinh Nữ)”, nên các tư tế có thể bắt đầu áp dụng ngay.

     Khi áp dụng, các tư tế cần lưu ý rằng Tòa Thánh chỉ quy định thêm tên thánh Giuse mà thôi, nên ngài không được tùy tiện thêm bất cứ tên thánh nào khác theo ý thích của mình vào trong Kinh Tạ Ơn II, IV, hay Kinh Tạ Ơn Hòa Giải (I và II).

     Khi chọn đọc Kinh Tạ Ơn I, vị tư tế có thể khẩn cầu (nêu tên) bảy vị thánh (Phêrô, Phaolô, Anrê, Gioan Tẩy Giả, Stêphanô, Matthia, Banaba) hay tất cả hai bốn vị (Phêrô và Phaolô, Anrê, Giacôbê, Gioan, Tôma, Giacôbê, Philipphê, Batôlômêô, Matthêu, Simon và Giuđa, Linus, Cletus, Clement, Sixtus, Cornelius, Cypriano, Lôrensô, Chrysogonus, Gioan và Phaolô, Cosma và Đamianô ). Ngài không nên đọc thêm bất kỳ một tên thánh nào khác không gồm trong danh sách này. Hai mươi bốn vị thánh nêu trên đã đủ đại diện cho toàn thể các thành phần của Hội Thánh, cho các Kitô khắp muôn nơi đang phải trả giá tử đạo – sự hy sinh tuyệt đỉnh cho Chúa Kitô – để cùng hiệp nhất với nhau tiến dâng lên Chúa Cha hy tế thánh thiện nhất trên bàn thờ. Thực hữu ích, nếu thỉnh thoảng vị tư tế sử dụng danh sách đầy đủ này như một sự quảng bá sứ điệp ơn gọi chung của mọi người là nên thánh.

     Điều không hay và nên tránh là rất nhiều các linh mục tại Việt Nam thường xuyên chỉ sử dụng Kinh Tạ Ơn II rồi tự ý thêm tên thánh này thánh kia vào. Thật ra, Kinh Tạ Ơn II không được dự liệu cho trường hợp này. Giáo Hội chỉ dự liệu cho các tư tế thêm tên của thánh quan thầy hay thánh mừng kính theo ngày trong Kinh Tạ Ơn III và Kinh Tạ Ơn Trong Thánh.      Lễ Cho Các Nhu Cầu Khác Nhau (I, II, III, IV). Vì vậy, nếu muốn thêm bất kỳ tên vị thánh nào khác, ngài nên chọn đọc một trong các Kinh Tạ Ơn nêu trên. Với những Kinh Tạ Ơn đó, linh mục dòng có thể đọc thêm tên vị thánh sáng lập dòng mình, đặc biệt khi Thánh Lễ được cử hành trong các nhà nguyện, nhà thờ do Hội Dòng của ngài đảm trách. Tóm lại, nếu tư tế muốn đọc thêm tên thánh bảo trợ, thánh sáng lập dòng, thánh mừng kính trong ngày…, ngài nên chọn đọc Kinh Tạ Ơn III, hay nếu vào dịp đúng, sử dụng một trong số những Kinh Nguyện Thánh Thể Dùng Trong Thánh Lễ Cho Những Nhu Cầu Khác Nhau (I, II, III, IV).

       Việc thêm từ “tu sỹ” vào trong Kinh Tạ Ơn (sau câu “và toàn thể hàng giáo sỹ”) được coi là không thích hợp xét về phương diện Giáo Hội học. Các Kinh Nguyện chắc chắn chuyển cầu cho những phẩm trật khác nhau trong Hội Thánh. Các tu sĩ linh mục đã bao gồm trong hàng giáo sỹ rồi. Còn các tu sỹ khác nằm trong số những người đã được rửa tội, họ không thành nên một phẩm trật mang tính bí tích riêng biệt trong Hội Thánh.

Lm. Giuse Phạm Đình Ái,sss