Khi hai môn đệ bước đi cùng với Chúa Giêsu trên đường Emmau và nhìn lại những gì đã xảy ra thì các ông không bao giờ còn suy nghĩ về sự vắng mặt của của Chúa Giêsu. Chúa Phục Sinh luôn luôn hiện diện, ở “Phòng Tiệc Ly”, trên đường Emmau, bên bờ biển Galilê, trên ngọn núi Ôliu, và ở khắp nơi. Một trong những hoa trái lớn nhất của việc suy ngẫm về sự phục sinh của Chúa là một sự nhận thức mới về mầu nhiệm hiện diện phổ quát của Chúa có tính chất an ủi này. Chúa Giêsu luôn ở ngay bên cạnh, thậm chí khi chúng ta không nhận ra Người. Người ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta trong vũ trụ này. Người hiện diện nơi tha nhân. Người hiện diện trong chính chúng ta.
Sự hiện diện trong Cựu Ước
Sự hiện diện của Chúa là một trong những chủ đề lớn trong Cựu Ước mà các thầy giảng Israel chuẩn bị cho Đấng Kitô một cách không ý thức. Sự hiện diện này bắt đầu ở trong sa mạc dưới một cái lều hoặc trong hòm thánh (“hòm thánh” nghĩa là “cái lều”) nơi mà Môsê cất giữ Hòm Bia Giao Ước. Đây được gọi là Lều Hội Ngộ và ở đó Môsê đến để hỏi ý kiến Thiên Chúa. Trong thời vua Salômôn xây cất nơi cư ngụ vững chắc cho Hòm Bia; đây được gọi là Đền Thờ và bàn thờ ở giữa Đền Thờ được xem là ngai tòa của Thiên Chúa – được gọi là “Ghế ngồi của Lòng Thương Xót”. Ở đó Thiên Chúa ở cùng với dân Israel và dẫn đến thờ phượng Chúa.
Sự hiện diện trong Tân Ước
Trong luật mới, sự hiện diện thiên tính được đặt ở một vị trí trung tâm nơi con người của Đức Giêsu “Ngôi Lời đã trở nên người phàm” (Ga 1,14). Từ đây xác phàm đó là nhà tạm Thiên Chúa ở giữa nhân loại. Đức Kitô trong bản thể của mình chính là Đền Thờ đối với người Do Thái. Tất cả mọi việc đến và đi giữa đất trời đều ngang qua Người (Ga 2,19-21).
Vì vậy, đối với Kitô hữu, nhà tạm đầu tiên của Thiên Chúa chính là thân xác Đức Kitô. Thời trung cổ, Giáo Hội bắt đầu phát triển việc tôn sùng Mình Thánh Chúa trong bí tích được lưu giữ bằng việc xây cất dưới hình dạng cái lều thậm chí nếu nguyên liệu là bằng đá hoặc bằng gỗ và nơi này trở thành nhà tạm mới của Thiên Chúa. Chỉ khi hai môn đệ tại Emmau nhận ra những bài học về sự hiện diện thánh từ những trải nghiệm trên đường đi, do đó chúng ta cũng học được từ kinh nghiệm về nhà tạm. Từ bí tích Thánh Thể chúng ta càng hiểu rõ sự gần gũi của Thiên Chúa rằng Chúa Giêsu hiện diện ở đằng sau mọi sự vật, sự kiện, con người trong đời sống. “chính ở nơi Người mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu” (Cv 17,28).
Ý niệm sâu xa của sự hiện diện
Ở đây chúng ta đi sâu hơn vào ý niệm của sự hiện diện. Sự hiện diện không chỉ là một thuật ngữ về không gian. Không gian chỉ là một khía cạnh của sự hiện diện. Cũng có một khía cạnh thuộc trí thức và tình yêu đồng cảm. Theo thể thức này chúng ta sẽ thấy có những cấp độ của sự hiện diện khi người ta tiến triển trong sự hiểu biết và trong tình yêu đối với những người đang hiện diện.
Điều này giúp chúng ta nhìn nhận cách thức mà sự hiện diện tương quan lẫn nhau như thế nào ở những dạng cấp độ cao hơn. Một mặt về phía Đức Ki tô là Người hiện diện với chúng ta trong nhà tạm, mặt khác về phía chúng ta là chúng ta hiện diện trước mặt Người. Thực ra ở đây, chúng ta nhìn thấy một trong những mục đích to lớn của nhà tạm, đó không chỉ là đem đến sự hiện diện của Chúa cho chúng ta bởi vì Người đã hiện diện cho chúng ta rồi dưới nhiều hình thức; nhưng hình thức hiện diện này có ý định mang đến một cách hoàn toàn sự hiện diện của chúng ta trước Chúa. Đây thực là một quan điểm về sự chia sẻ lẫn nhau về sự hiện diện rằng bí tích được lưu giữ gọi là bí tích của sự hiện diện. sự hiện diện tương quan lẫn nhau với Chúa trong nhà tạm là một dấu chỉ về mối quan hệ nhiệm màu của sự tồn tại vĩnh cửu lẫn nhau mà Tin Mừng thứ tư nói như một trong những hoa trái vững bền của Thánh Thể: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6,56)
Sau cùng ở đây chúng ta khám phá cách thức mà nhà tạm hoàn thành một vai trò mà chính Thánh Lễ không thể thực hiện. Có quá nhiều thứ diễn ra trong Thánh Lễ, một cách hy vọng chúng ta chủ động trong phụng vụ qua nhiều cách thức, đến nỗi hiếm khi trong suốt Thánh Lễ chúng ta có được sự tĩnh lặng để tập trung vào điều kỳ diệu của sự hiện diện lẫn nhau giữa Chúa và chúng ta. Và chúng ta dễ dàng thực hiện điều này hơn khi ở trước nhà tạm. Có lẽ sự diễn tả hoàn hảo về điều này được thể hiện trong câu chuyện nổi tiếng về cuộc đời của Cha Sở giáo xứ Ars. Cha Sở thường thấy một ông nông dân cầu nguyện trước nhà tạm. vào một ngày Cha Sở hỏi ông đã cầu nguyện như thế nào. Câu trả lời của ông lão hàm chứa hết tất cả khi nói: “Con nhìn Chúa và Chúa nhìn con.”
“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6,56).
Tác giả: Raymond Moloney, SJ
Chuyển dịch: Giuse Nguyễn Huy Kiệt