Việc tìm kiếm một linh đạo cá nhân có thể được làm phong phú bởi tinh thần Công Đồng Vat II được diễn tả trong các giáo huấn và các tài liệu. Bài báo này tìm kiếm sử dụng ba phạm trù liên kết mật thiết với nhau. Thánh Thể, Đại Kết và Hiệp Nhất Ki-tô giáo. Tôi thiết nghĩ: ba thuật ngữ này tạo nên một linh đạo đầy sức sống cho tất cả Ki-tô hữu.
Thánh Thể như một linh đạo
Tôi muốn bắt đầu bằng việc nói rằng mọi Ki-tô hữu nên phát triển một linh đạo. Thật vậy, tôi nghĩ rằng họ có thể phát triển các linh đạo kháo nhau: Phan-xi-cô, Đa-minh, Dòng Tên… Họ có thể ưu tiên cho một trong các linh đạo truyền thống này hoặc đơn giản chọn bước theo sự linh hứng mà Chúa Thánh Thần dẫn dắt. Các độc giả báo Emmanuel vốn quen thuộc với linh đạo Thánh Thể được phát triển bởi thánh Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma. Đấng sáng lập Dòng Thánh Thể và Nữ Tỳ Thánh Thể. Nhiều giáo dân là các hội viên của hai hội dòng ngang qua Huynh đoàn Thánh Thể mà ngài thành lập và hội Thánh Thể của Linh Mục cũng là một phương thế quan trọng tương tự để phát triển một linh đạo Thánh Thể cho bậc tu sĩ.
Linh đạo của thánh Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đặt trọng tâm vào sự hiện diện liên lỉ của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể. Ngoài việc tập trung vào việc cử hành Thánh Thể, linh đạo cũng cổ võ chầu Thánh Thể như một phần không thể thiếu. Một trong những tác phẩm được gán cho Cha Ê-ma là Hiệp Lễ, phần lớn được trích từ những ghi chú của ngài trong cuộc tĩnh tâm 60 ngày tại Dòng Chúa Cứu Thế ở Rô-ma năm 1865. Sự biến đổi nội tâm của người lãnh bí tích là trọng tâm các suy tư của ngài. Sau Công Đồng Vat II, Dòng Thánh Thể duyệt lại Luật Sống (được Tòa Thánh chuẩn nhận năm 1984) để đưa những hiểu biết sâu sắc của Công Đồng vào trong lối sống và sứ vụ của Dòng.
Một linh đạo đại kết
Sắc lệnh về Đại Kết Unitatis Redintegratio của Công Đồng Vat II đã tuyên bố rằng: phong trào hiệp nhất Ki-tô giáo bao hàm sự thay đổi trái tim và suy nghĩ. Sự thay đổi đó là một linh đạo, đây là một khái niệm quan trọng của bài viết. Điều đó không có nghĩa đây là một linh đạo duy nhất, các Ki-tô hữu nên đón nhận để thực thi niềm khao khát của Đức Ki-tô là tất cả các môn đệ của Người tìm kiếm sự hiệp nhất cho các Ki-tô hữu. Khi còn là một sinh viên và là một linh mục trẻ, tôi đã tham gia nhiều tuần lễ Phụng Vụ được tổ chức trên khắp nước Mỹ, trong những năm trước Công Đồng Vat II để xúc tiến những sự thay đổi mà cuối cùng đã được đưa vào Hiến Chế Phụng Vụ Thánh (về phần Đại Kết). Mediator Dei của Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII là một thành quả vĩ đại thiết lập nên nền tảng thần học cho phong trào Phụng vụ. Mediator Dei trở thành bản văn thứ hai được phê chuẩn của Công Đồng Vat II. Linh đạo này không phải là một tùy chọn đối với các tín hữu Công Giáo, nó là một phần nghị sự cho Giáo hội của Công Đồng trong thế kỷ XX và XXI. Các Đức Giám Mục nói cho chúng ta biết một cách đơn giản rằng: đây là một linh đạo cho từng người và cho nhân loại.
Giáo hội
Năm 1985, Tòa Thánh thông báo một hội nghị đặc biệt của các Đức Giám Mục để lượng giá công việc hậu Công Đồng, cũng như ảnh hưởng của Công Đồng Vat II trên Giáo hội Công Giáo 20 năm sau khi Công Đồng bế mạc. Nhiều ý kiến đã được đưa ra và một trong số đó là thần học về sự hiệp thông (koinonia) – một điểm mấu chốt để hiểu Công Đồng Vat II. Nó là một sự đột phá cho Giáo hội học, một bước ngoặc cho thần học Công giáo và là một sự hiểu biết đúng đắn của Công Đồng Vat II. Điểm thần học này xuất hiện nhiều lần trong sự hiểu biết của Giáo hội và Thánh Thể, Đại kết và Giáo hội. Tôi tin rằng những sự thấu hiểu quan trọng này của Công Đồng có một sự liên hệ thâm sâu và tạo nên một “linh đạo” quan trọng trong thời đại chúng ta. Trong điều kiện cho phép, tôi xin trở lại với từng điểm để rút ra kết luận về làm thế nào để việc đón nhận một linh đạo, trong việc kết hiệp những hiểu biết với những thực tại để làm phong phú hơn cho việc đón nhận của tất cả chúng ta.
Linh đạo và các linh đạo
Theo bản chất, linh đạo là một sự tập trung của đời sống thiêng liêng của một người vào Đức Ki-tô hoặc noi gương một vị thánh hoặc một đoạn Kinh Thánh trong đời sống của Ki-tô hữu. Sự tập trung tìm kiếm sự gợi hứng và soi sáng của Thiên Chúa để dõi bước theo lời giảng dạy, hành động của Đức Giê-su Ki-tô được mạc khải trong Kinh Thánh. Như Công Đồng Vat II giải thích trong Sắc lệnh về Đại Kết, càng gần Thiên Chúa chúng ta càng gần gũi trong yêu thương đối với anh chị em trong Đức Ki-tô. Như đã nói lúc đầu, những linh đạo này không có tính loại trừ nhưng bao hàm tất cả. Chúng ta cố gắng tập hợp những điều tốt nhất để giúp chúng ta lớn lên trong Đức Ki-tô và sự mở lòng ra với Chúa Thánh Thần. Theo phương thức này, chúng ta đón nhận cái tốt nhất của mỗi linh đạo mà chúng ta cần. Nói cách khác, trong khi có thể chọn lựa một trong các linh đạo của Giáo hội thì chúng ta cũng có thể tìm đến một vài linh đạo khác như nguồn mạch cho đời sống thiêng liêng. Chúng ta có thể tập hợp linh đạo từ Sắc lệnh về Đại kết của Giáo hội, linh đạo Eymard tập trung vào Thánh Thể và theo tinh thần của Công Đồng Vat II trong Hiến chế về Giáo hội.
Giáo hội – Thân Mình Đức Ki-tô
Trong Lumen Gentium, trọng tâm của thần học của Giáo hội là thần học về sự hiệp thông. Thần học này cũng là trọng tâm của thần học Thánh Thể và Đại Kết. Thánh Phao-lô đã nói: người tín hữu cần một lối sống “mặc lấy Đức Ki-tô” (Rm 13,14). Càng tiến gần đến Đức Ki-tô, chúng ta càng gần với tha nhân và với Thiên Chúa. Giáo hội là thân mình Đức Ki-tô. Nhờ đức tin và phép rửa, chúng ta được tháp nhập và Thân Mình đó và nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta được sống trong đó. Một trong những hiểu biết sâu sắc của Công Đồng Vat II là Giáo hội không phải là một tổ chức nhưng là Dân Thiên Chúa, một đàn chiên của một chủ chiên. Sứ vụ của Giáo hội là cứu vớt nhân loại, hiệp nhất chúng ta trong tình yêu Thiên Chúa. Bản chất và sứ vụ của Giáo hội là hiệp nhất những con cái Thiên Chúa đang tản mác và chữa lành những vết thương của sự chia cắt. Thuộc về Giáo hội thì không thiên về việc là thành viên của một tổ chức nhưng quan trọng hơn là được tháp nhập vào Đức Ki-tô.
Thánh Thể – Bí tích của sự hiệp nhất
Thánh Thể làm nên Giáo hội và Giáo hội làm nên Thánh Thể. Thánh Tô-ma A-qui-nô đã chỉ ra mục tiêu của Thánh Thể là sự hiệp nhất của Giáo hội. Công Đồng Vat II nhắc lại điều này trong văn kiện về Phụng vụ (Sacrosantum Concilium). Tuyên bố đầu tiên được đồng thuận trong buổi đối thoại Quốc tế giữa Công Giáo và Chính Thống Giáo nói rõ: bản chất của Giáo hội là Thánh Thể. Đây là sự hiểu biết mang tính truyền thống về giáo huấn ngàn năm của Giáo hội Tây Phương lẫn Đông Phương. Công Đồng Vat II chỉ ra rằng: chia sẻ Thánh Thể vừa là mục tiêu vừa là phương tiện cho sự hiệp nhất Ki-tô Giáo. Công Đồng nói thêm: sự hiệp thông trọn vẹn đòi hỏi phải loại trừ những rào cản chia cắt Giáo hội trên con đường đi đến mục tiêu đó. Đối thoại và Đại Kết trải qua 50 năm của Ki-tô hữu đã mang đến một vài tiến triển. Một sự hiệp thông trọn vẹn nhưng chưa hoàn hảo giữa Giáo hội Công Giáo và các Giáo hội Cải Cách, điều này làm lớn lên sự khao khát chia sẻ Thánh Thể và hiệp thông trọn vẹn tồn tại giữa Giáo hội Công Giáo với những tín hữu đã được rửa tội. Với các Ki-tô hữu Chính Thống cổ xưa, chia sẻ Thánh Thể đã đạt được một cấp độ nhất định dưới một vài điều kiện phù hợp. Không nghi ngờ gì nữa, sự tiến bộ này sẽ được tiếp tục tiến tới trong những năm kế tiếp. Chúng ta có thêm sự khích lệ khi thấy rằng: sự hiệp thông vẫn đang được tiếp tục là mục tiêu của phong trào Thánh Thể và sự chia sẻ Thánh Thể của chúng ta.
Linh đạo Đại Kết – Mùa gặt hoa trái
Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII nói rõ: một trong những mục tiêu của Công Đồng Vat II là khích lệ Giáo hội Công Giáo trong phong trào Đại Kết mà ngài diễn tả đây là công việc của Chúa Thánh Thần. Trong Sắc lệnh về Đại Kết, Công Đồng nhấn mạnh cách thức Giáo Hội Công Giáo đẩy mạnh sự hiệp nhất Ki-tô Giáo. Sau 50 năm cầu nguyện và nghiên cứu, Giáo hội bây giờ có thể nhìn vào mùa gặt phong phú đầy hoa trái được nhìn thấy trong những tuyên bố được đồng thuận mang tầm mức quốc tế. Bản tuyên bố về sự công chính hóa được ký kết tháng 10/1999 giữa Giáo hội Lu-ther và Giáo hội Công Giáo là một ví dụ cho tiến bộ về sự hiệp nhất trong công cuộc đối thoại. Năm 2002, Methodist Word Alliance viết tên mình và số các Giáo hội đồng thuận với tài liệu về sự công chính. “Đại Kết về tinh thần” của Đức Hồng Y Waller Kasper cũng chỉ ra sự tiến triển thực sự đạt được bằng những tuyên bố chung trong thế kỷ XX. Chúng ta cũng có thể thêm vào văn bản đồng ý giữa Giáo hội Lu-ther và Giáo hội Công Giáo Hoa Kỳ nơi nhìn thấy sự hiệp nhất sâu xa hơn giữa hai Giáo hội trong tài liệu đó. Tài liệu từ Ủy ban Công giáo – Anh giáo về hiệp nhất và sứ vụ, được ký kết giữa Ủy ban Tòa Thánh cổ võ cho sự hiệp nhất Ki-tô Giáo và Anh giáo, mặc dù ít tính chính thức, nhưng là một phần tài liệu đã cho thấy hoa trái của đối thoại cấp độ Đại Kết toàn cầu giữa Giáo hội Rô-ma và Canterbury.
Nhiều Giáo hội đã nỗ lực trong nhiều năm liên tục theo đuổi mục tiêu hiệp nhất Ki-tô Giáo. Hội đồng các Giáo hội thế giới cung cấp nhân lực cùng các chuyên gia về thần học trong sự đồng tâm giữa Giáo hội Công Giáo và các thành viên của Hội đồng thế giới. Một sự hiểu biết, thừa nhận và đồng thuận đã chúc lành cho công cuộc lớn lao này. Sự hiệp thông trọn vẹn không nhất thiết là “đến thật gần nhau” nhưng nó là một sự theo đuổi một cách hăng say của những người trẻ nhân danh Giáo hội Tây phương và Đông Phương. Lời cầu nguyền của Đức Giê-su tiếp tục cho thấy sức mạnh của lời cầu nguyện đó trong thiên niên kỷ mới như chúng ta đã thấy trong thế kỷ XX. Hai lý tưởng và mục đích cần đạt được và khao khát cách cụ thể: nhìn nhận bản chất của Giáo hội trong sự hiệp thông Ki-tô Giáo và nhìn nhận sự hiệp thông trọn vẹn bằng cách xóa bỏ những rào cản đang tồn tại cho sự hiệp thông đó – những gì con thiếu nơi các Giáo hội không tuân phục quyền Đức Giáo Hoàng thì không phải là không có cách chữa trị. Chúng ta thấy nơi bản chất và sứ vụ của Giáo hội và hơn thế nữa, gần đây là tài liệu về Giáo hội học và Ki-tô học của Hội đồng Thế giới các Giáo hội làm tăng thêm niềm hy vọng rằng: Giáo hội đang tiến đến viễn cảnh sự hiệp thông sẽ được đón nhận cách nồng nhiệt như: Bí tích Thánh Tẩy, Bí tích Thánh Thể và Sứ Vụ trong những năm 1980 và tiếp tục gặt hái hoa trái trong thời đại chúng ta.
Kết luận
Bài viết là một nỗ lực khám phá linh đạo Ki-tô Giáo dưới ánh sáng của các giáo huấn trong Công đồng Đại Kết Vat II. Bài viết lấy cảm hứng từ những tài liệu của Công Đồng và các bài suy tư về thần học Đại Kết, đặc biệt là các khái niệm quan trọng như: hiệp nhất, hiệp thông và giáo hội, đã khai triển điều được xem là một “linh đạo”. Nói cách khác, đây là một sự tập trung nơi ánh sáng doi dẫn của Công Đồng như đã được thấy bởi Thượng hội đồng Giám Mục thế giới 1985, các tài liệu hậu Công Đồng và các văn kiện của đối thoại Đại Kết ở cấp độ quốc gia và quốc tế.
Niềm tin của tôi là việc tìm kiếm một “linh đạo” cá nhân có thể làm phong phú bởi tinh thần Công Đồng Vat II được diễn tả cách đặc biệt trong: Lumen Gentium, Gaudium et Spes, Unitatis Redintegratio, Verbum Dei và Sacrosantum Concilium. Tôi theo hướng linh đạo Thánh Thể của thánh Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma, như là một ví dụ cho một linh đạo cụ thể đã làm phong phú Giáo hội trong nhiều thế kỷ. Như thế, linh đạo Thánh Thể sẽ luôn phát triển dưới ánh sáng và ân sủng của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn Công Đồng Vat II. Tôi tin rằng Công Đồng Vat II luôn tìm cách làm phong phú đời sống Ki-tô hữu nhờ Chúa Thánh Thần. Đấng nói ngang qua Kinh Thánh và trong tâm trí của các Ki-tô hữu qua Giáo hội và các bí tích. Trong bản phân tích cuốc cùng, chính bởi chứng nhân nơi đời sống Ki-tô hữu và sức mạnh của việc công bố Lời Chúa mà Giáo hội sẽ nói với gia đình nhân loại và tụ họp muôn dân trong lời cảm tạ, cử hành, ca ngợi vinh quang Thiên Chúa.
Lược dịch từ Báo Emmanuel tháng 1 – 2 /2017
GB Đào Vũ Anh Tuấn,SSS