THÁNH THỂ TRONG TIN MỪNG MATTHÊU

THÁNH THỂ TRONG TIN MỪNG MATTHÊU
&
TRONG SUY TƯ CỦA THÁNH GIOAN KIM KHẨU

Nhập đề:

Hội thánh luôn tôn trọng các Bí tích vì rằng qua đó Hội thánh lãnh nhận dồi dào ơn Chúa ban. Nhưng Bí tích lại là một Màu Nhiệm mà con người không dễ gì hiểu thấu và suy tư được. Qua Bí tích con người người kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa, với tha nhân và với Hội thánh. Ta có thể tìm thấy được điều trên qua các đoạn trích trong Tin Mừng Mattheu và trong suy tư của các giáo phụ. Nhờ các suy tư của giáo phụ Gioan Kim khẩu về Bí tích Thánh Thể ta nhận thấy được một số chiều kích mà thánh giáo phụ đã làm sáng tỏ như: Bí tích Thánh Thể nuôi dưỡng chúng ta, Bí tích Thánh Thể là tiệc chung của chúng ta và Đức Giêsu chính là tác giả của Bí tích Thánh Thể. Các nhìn nhận đó dẫn người Kitô đến vinh quang của ngày Thiên Chúa quang lâm. Ngày Thiên Chúa đến với con người và cho họ được sống cuộc sống viên mãn. Chính vì thế ta cũng có thể khẳng định một điều là Bí tích Thánh Thể làm nên giáo hội ngày hôm nay. Tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn một chút về tất cả những những chiều kích mà ta vừa nói trên.

I. Các đoạn trích mà Mátthêu đã nới về Bí tích Thánh Thể.

1. Trong hai câu chuyện hóa bánh ra nhiều (Mt14, 13-21).

Thánh sử Matthêu trong câu chuyện hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng trong tường thuật cho ta thấy kỷ nguyên mới của Lòng thương xót Chúa. Chúa trạnh Lòng thương đối với dân của Người đang lầm than vất vả trong khó nhọc của cuộc sống trần gian. Việc hóa bánh ra nhiều để nuôn dân chúng phần nào diễn tả màu nhiệm Bữa tiệc nước trời, bữa tiệc cánh chung mà Chúa đang chuẩn bị cho dân trong nước trời.[1] Và trong Mt15, 32-38:[2] Ta thấy được ơn Chúa xuống cho dân của Người ngay trong chính cách Người thể hiện. ” Thầy trạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường.” (Mt15, 32) Lòng thương xót đó cũng chính là dấu chỉ của ngày cánh chung Chúa mời gọi con người đến tham dự. trong chính bữa ăn mà người dọn ra cho dân trong đoạn trích này là bóng hình tiên báo bữa tiệc tương lai. Ở đó Chúa đã, đang và sẽ dọn sẵn cho con người tất cả những gì họ cần.

2. Trong bữa tối sau cùng (Mt26, 17-29).[3]

Để chuẩn bị cho các môn đệ của mình còn lầm than vấn vưởng ở trần gian, Thiên Chúa muốn ở lại với con người mọi ngày. Một sáng kiến mà Thiên Chúa đưa ra để ở lại với con người chính là việc lập ra Bí tích Thánh Thể. Với phương cách đặc biệt này Chúa Giêsu đã vâng phục Chúa Cha cách trọn vẹn.

Như vậy Matthêu nhìn nhận màu nhiệm của sự vâng phục mà chính con một Thiên Chúa đã làm. Chính trong việc vâng phục của Đức Giêsu làm nên Hội thánh ở trần gian. Cũng chính trong Bữa tiệc Chú dọn cho, Người loan báo bữa ăn tương lai trong nước trời. nhờ bữa tiệc trần gian Người mời gọi con cái mình cùng tham dự vào bữa tiệc cánh chung của Chúa. Bữa ăn của Hội thánh ở trần gian phải làm sao thể hiện Bữa ăn linh thánh. Qua bữa ăn đó Chúa ban mình máu Chúa cho họ được phần cứu rỗi. Matthêu chỉ nêu ra ở đây ba đoạn về nhiệm tích tình yêu này, nhưng cũng làm cho chúng ta thấy được tình yêu cao vời của Thiên Chúa đối với Giáo hội của Người.

II. Suy tư của Thánh Gioan Kim khẩu.

1. Bí Tích Thánh Thể là lương thực nuôi chúng ta.

Bàn tiệc Thánh thể là nơi nuôi dưỡng ta không chỉ về thể xác mà còn là nơi nuôi dưỡng ta cả phần tâm hồn nữa. Bữa tiệc này cho ta lớn lên trong tình yêu nồng cháy của Chúa. Nơi bàn tiệc này Người cho ta các ơn vượt lên trên hết mọi ơn khác. Nếu ta chỉ ăn chỉ uống thôi thì ta mới chỉ có thể nuôi được phần xác của mình thôi. Một đứa trẻ mới sinh cũng có thể làm như vậy được. Nhưng ta phải có một tâm tình, một khát mong như đứa trẻ đang đói tìm lấy của ăn cho thỏa cơn đói cơn thèm như thế nào, thì ta cũng hãy tìm đến Thánh Thể với một tâm tình như vậy. Thánh Gioan Kim khẩu nói trong bài giảng của Ngài về Bí tích cực trọng này:

Ai sẽ loan bào những kỳ công của Chúa và ai sẽ làm vang dội mọi lời khen ngợi người? Mục tử nào từng nuôi dưỡng đàn chiên bằng chính thân xác của mình?Nhưng tôi sẽ nói gì nhỉ, một mục tử? Các bà mẹ thường giao con mình, ngay sau khi sinh, cho các bà vú. Nhưng Đức Giêsu không thể chịu được điều đó: Người nuôi dưỡng chúng ta băng chính Mình Màu của Người, và bằng cách sáp nhập chúng ta vào người. […]

Vậy chúng ta đừng thờ ơ sau khi đã nhận được những dấu tích của một vinh dự quá lớn và một tình yêu cao cả. Anh chị em có thấy trẻ con háo hức lao vào bầu vú thế nào, và chúng nút vú bảo mẫu ngon miệng làm sao? Hãy bắt trước chúng, khi chúng ta đến dần bàn tiệc. Và mút lấy thức ăn thiêng liêng này. Hãy đón lấy ơn Chúa Thánh Thần cách hăm hở, như trẻ con bú vú, và hình phạt duy nhất của chúng ta là bị tước đi thứ lương thực này.[4]

Quả vậy, hồng ân lớn lao nhất mà con người nhận được từ Thiên Chúa chính là lương tực của người nuôi bản thân. Qua lương thực cao quý đó là con người được kết hiệp mật thiết với Đức Kitô và nên đồng hình đồng dạng với Người.

2. Bí Tích Thánh Thể cùng một bàn tiệc.

Nơi Thánh lễ chính Thiên Chúa dọn cho con cái người Bàn tiệc Mình và Máu Thánh. Nơi Bàn tiệc này con cái Người cùng nhau tham dự, cùng ăn và cùng uống. Như xưa Người và các môn đệ cùng ăn cùng uống trong nhà Tiệc ly thế nào thì nay trên bàn thờ qua tay vị linh mục thừa tác chính Đức Giêsu cũng đang làm cùng một đọng tác như Người đã làm khi xưa. Nơi Bàn tiệc này Chúa mời gọi tất cả con cái của Chúa cùng chung chia một tấm Bánh và một Ly Rượu. Chính Thánh Gioan Kim khẩu cũng đã từng xác quyết như thế khi ngài nói:

Những gì dọn ra cho anh chị em không đến từ sức con người. Đức Giêsu Kitô, Đấng xưa kia đã làm điều kỳ diệu trong bữa Tiệc Ly, thì cũng chính Người đang tác động nơi này. Nơi đây, linh mục chúng tôi giữ vai trò kẻ phục vụ của Người, nhưng chính Người mới là Đấng thánh hóa các lễ vật và biến đổi chúng. Mong sao đừng có Giuđa, đừng có kẻ keo kiệt nào tham dự bàn tiệc này. Bạn không phải là môn đệ của Người hả? Hãy ra khỏi đây, Bàn tiệc này không đón nhận những người như bạn. “Thầy sẽ ăn lễ vượt qua với các môn đệ của Thầy.”

Nơi đây là cùng một bàn tiệc, và bàn tiệc này không kém hơn. Vì Đức Ki tô không hề dọn một bàn và loài người dọng một bàn khác, nhưng chính Người dọn bàn tiệc này. Đây cũng chính là phòng tiệc, nơi mà Người cùng các môn đệ dùng bữa lúc bấy giờ; chính từ căn phòng này mà các ngìa đi ra núi cây dầu.[5]

Qua khẳng định của Thánh Gioan Kim khẩu ta thấy được sự hiện điện thật sự của Đức Kitô nơi nhiệm tích tình yêu và việc Người hiện tại hóa Hy tế xưa Ngườiđã hiến dâng. Hy lễ mà nhờ đó con người trở nên con cái và trở nên anh em một nhà với Đức Giêsu nơi Chúa cha. Cũng chính Hy tế đó con người được đồng bàn với nhau trong tiệc thánh là chính Mình và Máu Đức Kitô.

3. Đức Giêsu là tác giả của Bí Tích Thánh Thể.

Không chỉ có thế chúng ta cũng phải xác quyết với nhau một điều chắc chắn là: Không phải Hy lễ mỗi ngày vị linh mục dâng trên bàn thờ lài một Hy lễ bình thường, mà là Hy lễ mà Chính đức Giêsu dâng trên bàn thờ. Chính Người đang thực hiện hy lễ mà xưa kia Người đã dăng một lần cho tất cả. Hy lễ vị linh mục cử hành không giống với hy lễ của các Rápbi Do Thái giáo dâng. Mà nơi Hy lễ này Chúa Giêsu đang dâng cho Thiên Chúa Cha. Như thánh Gioan Kim khẩu đã từng nói:

Không phải quyền năng con người hành động trên của lễ hiến dâng trên bàn thờ. Chúa Giêsu Kitô ngày xưa đã thực hiện điều kỳ diệu này trong Bữa Tiệc Ly với các môn đệ của Người, thì chính Người cũng tái diễn hôm nay. Chúng tôi ở đây chỉ là thừa tác viên, còn chính Chúa Giêsu mới là Người thánh hoá những hiến vật là làm cho trở thành Mình và Máu Người.[6]

Chính trong hành động của người linh mục mà Chúa Giêsu tác động lên của lễ để biến đổi bánh miến và rượu nho thành chính Mình và Máu thánh Người. Khi Chúa thực hiện hành động cao cả này trong bữa Tiệc Ly và truyền lại cho các tông đồ và mọi người kết vị các ngài thi hành mà tưởng nhớ đến Chúa.

III. Bí Tích Thánh Thể niềm hy vọng cánh chung của con người.

Trong nhiệm tích tình yêu mà Đức Giêsu đã để lại cho con người đó là một hành vi bảo đảm và tiên báo cuộc trở lại lần thứ hai của Đấng cứu thế. Ngài đến và đón tất cả chúng ta về với Ngài trong nước trời muôn đời. Với viễn cảnh của ngày cánh chung người kitô hữu mong chờ được tham dự vào một cuộc sống vĩnh cửu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì rằng trong Bí tích tình yêu này, Thánh Thể trở thành biểu tượng thiêng liêng mang tầm mức quan trọng trong cộng đoàn người kitô và thế giới. Thánh Thể mang đến nguồn hy vọng một ngày mai mọi người được hiệp nhất trong Đức Kitô. Niềm tin đó được in dấu trong sự Phục Sinh vinh hiển của Người và sự tin tưởng vào ngày mai trong nước Chúa của con người.[7] như chúng ta đọc thấy trong thông điệp: Ecclesia de Eucharitia (Hội Thánh múc nguồn sự sống từ Thánh Thể) có viết:

Thánh Thể là sự căng thẳng hướng đến cùng đích, là việc nếm trước niềm vui sung mãn mà Đức Kitô đã hứa. (x. Ga15,11); Thánh Thể, theo một nghĩa nào đó, là tiên báo nước trời, là “bảo chứng cho vinh quang tương lai”. Trong Thánh Thể, tất cả đều nói tới việc tin tưởng chờ mong “trong niềm hy vọng hồng phúc là ngày trở lại của Đức Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta.[8]

Vì là Bí tích của vương quốc tương lai, tuy đã có nhưng chưa được hoàn thiện nên Thánh thể chỉ là bảo chứng báo trước cuộc sống tương lai của niềm hy vọng chúng ta. Chỉ có thể hiểu biết về Thnhas thể như là một bảo chứng của niềm hy vọng người kitô hữu mới có trách nhiệm và nhiệt tâm để bước đi trong tình yêu mà Đức Kitô đã và đang đồng hành với họ. cũng chính trong niềm tin đó con người mới cử hành nhiệm tích tình yêu này như là Mầu nhiệm mà chính Chúa đang cùng họ dâng lên Thiên Chúa Cha.[9]

IV. Bí tích Thánh thể nguồn sức sống của giáo hội.

Trong Thông Điệp Ecclesia de Eucharitia của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, chương II là một bản toát yếu cho chúng ta thấy nguồn sức sống của Giáo Hội trong nhiệm tích Thánh Thể. Qua Thánh thể con người kín múc, sống và được nuôi dưỡng trong trong tình yêu Đức Kitô Thiên Chúa.Khởi đi từ việc rước lễ chúng ta được kết hiệp mật thiết với Ngôi Hai Thiên Chúa. Đến việc chúng ta được lãnh nhận các ân sủng mà Bí tích này mang lại. Và chúng ta diễn tả nó ra trong đời sống hằng ngày bằng việc tôn thờ Đức Kitô trong Thánh lễ và việc chúng ta chiêm ngưỡng qua các giờ Chầu THánh Thể. Quả là một niềm sung sướng cho chúng ta khi Đức Giêsu đã ở lại và đồng hành với chúng ta trong nhiệm tích này. Chính điều này làm cho Giáo Hội của Chúa mỗi ngày một trở nên sống động hơn. Và cũng chính nhiệm tích này Đức Giêsu ban dồi dào ơn cho ai đến với Ngài.

Kết đề:

Qua một vài tìm hiểu và suy tư đơn giản về Bí tích Thánh Thể trong Tin mừng Matthêu và qua các suy tư cảu các giáo phụ hẳn là phần nào đó đã làm sáng tỏ được ý nghĩa sâu xa của nhiệm tích tình yêu mà Đức Giê su đã để lại. Qua các suy tư này giúp ta cảm nghiệm sâu xa ý nghĩa của người Kitô hữu cần đó nhận là: Bí Tích Thánh là lương thực nuôi dưỡng chúng ta; là cùng một bàn tiệc mời ta tham dự và Đức Giêsu là tác giả của Bí Tích Thánh Thể ngày nay chúng ta đang cử hành. Ngoài ra Bí Tích Thánh Thể niềm hy vọng cánh chung của con người và là nguồn sức sống của giáo hội. Như thông điệp Ecclesia de Eucharitia đã nêu ra cho chúng ta.

Thư mục sách tham khảo

1. Kinh Thánh Tân Ước. Bản dịch của nhóm CGKPV. Tp. HCM: Tp.HCM, 1996.
2. Gioan Phaolô II. Thông ĐiệpEcclesia de Eucharitia (17/4/2003).
3. Hamman, AdalbertG.(2007), Để đọc các giáo phụ. Dg: Minh Thanh Thủy & Trần Ngọc Anh. Hà Nội: Tôn giáo, 2014.
4. Vu Chi Hy. Bí Tích Thánh Thể niềm hy vọng cánh chung trong tư duy hiện đại. Dg: Nguyễn Đức Thông, Tp. HCM: Phương Đông, 2014.
5. Vì sự sống trần gian, tập II.

Nguyễn Văn Đông


[1]Kinh Thánh Tân Ước, Bản dịch của nhóm CGKPV (Tp. HCM: Tp.HCM, 1996) pp.101-102.
[2]Ibid., p.105.
[3]Ibid., p.113.
[4] Hamman, AdalbertG,(2007), Để đọc các giáo phụ, Dg: Minh Thanh Thủy & Trần Ngọc Anh (Hà Nội: Tôn giáo,2014) p.174.
[5] Ibid., p.175.
[6] Vì sự sống trần gian, tập II, p. 57.
[7] Paul Vu Chi Hy.SSS, Bí Tích Thánh Thể niềm hy vọng cánh chung trong tư duy hiện đại, (Melbourne,2004), Dg: Nguyễn Đức Thông, (Tp. HCM: Phương Đông,2014) pp.11-12.
[8] Gioan Phaolô II. Thông điệp Ecclesia de Eucharitia (17/4/2003). Nguyễn Phước, Nguyễn Ngọc Kính và Đặng Minh An. <http://www.vatican.va/holy_father/special_features/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_20030417_ecclesia_eucharistia_en.html>
[9] Vu Chi Hy, Op.cit.pp 13-16.