Sứ mệnh và chức vụ từ sự hiện diện, biến đổi của Chúa Kitô.
Đầu năm nay, vào tháng Ba, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thông báo rằng Agnes Gonxha Bojaxhiu, hay được gọi là Mẹ Têrêsa Calcutta, sẽ được phong thánh vào ngày 4 tháng Chín cùng với một số vị khác. Mẹ Terresa được coi là một nhà bậc nhất về sự chăm sóc không mệt mỏi với những ai sắp hấp hối và những người nghèo khổ – Một gương mẫu điển hình của tổ chức từ thiện Kitô giáo.
Cuộc đời của Mẹ Têrêsa đã gây xúc động cho rất nhiều người qua lời kêu gọi sống bác ái và sự quan tâm của Mẹ đối với người nghèo. Trong số đó có Malcolm Muggeridge – nhà báo Anh, tác giả, nhân vật truyền thông và là một nhà văn châm biếm. Ông viết tiểu sử về Mẹ vào năm 1971 được mang tên “một điều gì đó đẹp cho Thiên Chúa”. Muggeridge làm tăng thêm tiếng tăm cho Cơ đốc giáo (sau này cho đạo Công giáo). Đức Hồng Y Telesphore Toppo, tổng giám mục Ranchi, Ấn Độ, đã nói: “Cuộc sống của Mẹ Teresa được thúc đẩy bởi một niềm đam mê xây dựng cuộc sống bằng sự tha thứ, chữa lành, tôn trọng nhau, và làm cho mọi người trở nên hình ảnh của Thiên Chúa”.
Tôi rất vui khi được nghe Mẹ Teresa nói chuyện với một nhóm các nhà giáo dục Công giáo quốc gia cách đây nhiều năm ở Chicago, và sau đó gặp lại Mẹ trong phòng triển lãm khi Mẹ nói chuyện với những người qua đường gần dòng tu của Mẹ. Cho đến ngày nay, tôi luôn nhớ lần trải nghiệm đó bởi những ấn tượng sâu sắc mà Mẹ đã ghi lại trong tôi.
Vào năm 1950, ngay sau khi rời khỏi dòng tu Loreto, nữ tu Albania nhỏ bé này đã thành lập Hội truyền giáo từ thiện, mà các thành viên hiện nay phục vụ tại hơn 130 quốc gia, kể cả Hoa Kỳ. Họ điều hành các bệnh viện cho người nghèo, xây dựng nhà cửa cho những người bị bệnh phong, lao, và HIV/ AIDS, bếp nấu ăn, phòng khám, và trung tâm tư vấn cho trẻ em và gia đình. Những ngày làm việc của họ thật dài, mệt mỏi và vất vả nhưng đầy ắp niềm vui với sứ mệnh của mình.
Điều mà nhiều người có thể không nhận ra là ngày sống của các chị em bắt đầu từ rất sớm, trước khi ánh sáng bình minh ló rạng, khi họ tập chung với Thánh lễ. Sau một giờ cầu nguyện yên tĩnh trong sự hiện diện của Chúa Kitô Thánh Thể. Mẹ Teresa khăng khăng nhắc nhở các chị em và thường xuyên nói với tất cả mọi người, “ cuộc sống của chúng ta được hòa quyện với Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Khi lãnh nhận mình thánh Chúa, Thiên Chúa đến với chúng ta dưới hình ảnh bánh lễ. Trong công việc, chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu qua hình ảnh thịt và máu. Tất cảc các hình ảnh đó đều là một Chúa mà thôi. “Tôi đói, tôi trần truồng, tôi bị bệnh, tôi vô gia cư”
Là một người phụ nữ chiêm niệm Thánh Thể và phục vụ Kitô giáo, Mẹ Têrêsa có thể dạy cho chúng ta nhiều điều về sự hiện diện của Thiên Chúa dưới hình ảnh bánh và rượu trong thánh lễ, về sứ vụ của Người và thánh linh của Người.
SỰ HIỆN DIỆN VĨNH CỬU
Thánh Thể là trung tâm của cuộc đời người Công Giáo. Đây là điều chúng ta biết được từ những gì đã xảy ra, từ những người khác, ngay cả từ những người không tin cũng không nhận ra Chúa.
Một giáo sư chủng viện từng nói một điều mà đã đọng lại trong tôi trong suốt những năm qua: “Thánh Thể không chỉ đơn giản là về sự hiện diện của Thiên Chúa đối với chúng ta; mà Thánh Thể cũng chính là sự hiện diện của chúng ta với nhau ”. Trong thời gian hăng say mở rộng truyền giáo và trong thời kỳ đau khổ cùng cực và bức hại dữ dội, Thiên Chúa đã hiện diện với chúng ta qua Lời Chúa và Thánh Thể. Qua đó, chúng ta được Ngài gìn giữ và quy tụ nhau trong nhà thờ”. Mary Grace Melcher – một nữ tu đã nói, “Sự hiện diện của Người đã được truyền vào CÁC BÍ TÍCH để an ủi và mang niềm hạnh phúc đến cho chúng ta” (Sự cầu nguyện trong Thánh Lễ, sách Phụng vụ, 2013,88)
Giáo lý Hội Thánh Công giáo nói: “Ôi Lạy Chúa, Ngài yêu thương loài người như yêu thương chính bản thân mình và yêu thương họ đến cùng. Khi biết rằng đã đến lúc rời khỏi thế giới này và trở về với Chúa Cha, trong một bữa ăn, Chúa Giesu đã rửa chân cho các tông đồ và dạy cho họ điều răn của tình yêu. Để chứng minh cho tình yêu này và để các tông đồ không bao giờ tách rời tình yêu với Thiên Chúa, và biến họ thành những người cùng chia sẻ trong Lễ Vượt Qua. Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể để tượng niệm về sự chết và sự sống lại của mình, và Ngườii ra lệnh cho các tông đồ làm việc này cho đến khi Người trở lại” (1337)
Và trong số 1341: “Chúa Giêsu muốn chúng ta luôn lặp lại những gì Người đã làm và đã nói cho đến khi Ngài đến lần thứ hai. Không chỉ nhằm mục đích muốn chúng ta nhớ đến Người và cuộc khổ nạn của Người, mà Chúa muốn kêu gọi chúng ta bắt chước tình yêu – Phục vụ trong yêu thương như chính Chúa đã làm. Khi làm như thế, chúng ta đã thờ Phụng chính Thiên Chúa của Chúng ta”
Trong suốt lịch sử của Công giáo, giáo hội đã trung thành tuyên bố sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, và Giaó hội tin rằng sự Phục Sinh của Chúa đã quy tụ những người theo Ngài, để họ được chia sẻ lời Chúa và họ được nuôi dưỡng bằng chính thịt và máu của Chúa thông qua Bí tích thánh thể. Qua bí tích Thánh Thể, chúng ta được gặp gỡ Thiên Chúa, bởi vì đó là nơi chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha qua Con của Ngài.
SỰ BIẾN ĐỔI HIỆN DIỆN
Tuy nhiên, sự hiện diện của Thiên Chúa trong Thánh Thể không phải là một sự hiện diện tĩnh, giống như một vật thể. Theo Susan K.Wood, SCL, viết trong bài báo số tháng 11 và 12 năm 2015 của mình: “Vinculum Caritatis: Bond of Love” Emmanuel: nhà thần học người Pháp, Luis-Marie Chauvet, phân biệt giữa Thánh Thể as esse và adesse, đó là “là chính nó – là cho đi – là cho chúng ta” Chauvet lưu ý rằng hình ảnh Chúa Kitô trong Hội thánh, Kinh Thánh, và Thánh Thể không phải giống như một thực thể, mà cuộc đời Ngài chính là món quà dành cho chúng ta.
Thánh Augustine nói rằng “Thánh Thể tồn tại không phải chỉ để chứng minh cho sự hiện hiện Thiên Chúa và kết thúc trong chính nó, nhưng Thánh Thể hiện diện để giúp chúng ta nên một với Thiên Chúa và chứng minh sự hiện diện của Ngài với mọi người”.
Sự hiện diện đòi hỏi sự giao tiếp, sự cho đi chứ không đơn thuần là sự gần gũi. Trong Thánh Thể, Chúa Phục Sinh hiện diện với chúng ta theo một cách thức mới và có tính biểu cảm cao – Bí Tích Hoá. Chúa Giêsu không còn ở trần gian với hình dáng là con người như khi xưa Ngài ở Palestine nữa, nhưng là ở giữa chúng ta thông qua các bí tích, dưới hình ảnh của Bánh Lễ và rượu. Ngài vẫn tiếp tục trò chuyện và ban tặng chính thân thể Ngài cho chúng ta thông qua bí tích Thánh Thể. Thiên Chúa và các môn đệ đã từng quy tụ, dạy dỗ, khuyến khích, chữa lành, tha thứ, yêu thương, và nuôi dưỡng; thì những ai theo Chúa hãy tiếp tục noi gương tập hợp, dạy dỗ, khuyến khích, chữa lành, tha thứ, yêu thương và nuôi dưỡng nhau bằng chính Thánh Thể.
SỨC MẠNH CHO SỨ MỆNH
Học giả sách Tân Ước Donald Senior, CP, trong tác một phẩm kinh điển về “Giêsu – Một Chân dung Tin Mừng” mô tả mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và những môn đệ là một trong những nhân vật nhân hậu và đặc biệt nhất trong đoàn chiên.
Senior chỉ ra rằng mối quan hệ chủ nhân – môn đệ không bắt nguồn từ Chúa Giêsu và cũng không phải là điều quan trong nhất đối với Ngài. Các nhà triết học Hy Lạp có các trường học dành cho các môn đồ có ý định tiếp cận phương pháp chủ nhân đối với sự khôn ngoan. Một ví dụ điển hình là các tiên tri Do thái đã có các môn đồ kế vị là Elijah và Elisha hay trong thế giới cổ đại, các giáo sĩ nổi tiếng cũng có các môn đệ. Không lâu sau cái chết của Chúa Giêsu, Saul – một người thuộc xứ Tarsus, sau này được gọi là Phao-lô, người lãnh đạo dân ngoại, dưới sự hướng dẫn của giáo sĩ đáng kính Gamaliel, Phao-lô đã đến Giê-ru-sa-lem để nghiên cứu Ngũ Thư. Sau đó Saul trở thành môn đệ của Chúa Giêsu.
Mặc dù có nét tương đồng, thân phận môn đệ của đạo Cơ Đốc khác biệt rõ rệt so với các tiền lệ thế tục người DoThái. Đó là thân phận môn đệ trong thuật ngữ Chúa Jêsus. Chúng ta không chọn Chúa; Chúa chọn chúng ta (see Jn 15:16). Đây không phải là việc chúng ta cố gắng theo đuổi, nhưng đây lại là một ơn gọi thiêng liêng mà Chúa dành riêng cho mỗi người. Việc này không chỉ liên quan đến những lời rao giảng của Chúa Giêsu hay cách tiếp cận của Ngài đối với sự khôn ngoan và kỷ luật của vương quốc loài người; Nhưng chính chúng ta hãy quy phục dưới Chúa và hãy để Ngài biến đổi chính con người chúng ta.
Mẹ Teresa có thể dạy chúng ta rất nhiều về sự biến đổi từ sự hiện diện vĩnh cửu của Thiên Chúa, qua hình ảnh bánh lễ và rượu nho cho sứ mệnh trong tên gọi và thánh linh của Ngài.
Khi xem xét sự tương tác của Chúa Giêsu với những môn đệ được thể hiện trong sách Tin Mừng: Sức mạnh của lời Kêu gọi; Sự nhẹ nhàng dạy dỗ và khắc phục lỗi sai; Làm thế nào Ngài giúp họ hiểu một cách tròn vẹn hơn về chính Chúa về và về chính sứ mệnh cứu chuộc loài người của Ngài; Những khoảnh khắc thân mật giữa Chúa Giêsu và các môn đệ; Những lần Ngài cầu nguyện cùng họ, và sự tin tưởng mà Ngài đã cho thấy trong việc gửi các môn đệ đi truyền giáo.
Sự thật Ngài đã cho thấy trong việc sai các môn đệ đi, vì các môn đệ đã cùng chia sẻ một phần sứ mệnh với Chúa Kito. Sự thân mật và hình thành trong lời Chúa và lời hằng sống dẫn đến sứ vụ và chức vụ. Trong việc gửi các môn đồ của mình ra ngoài sứ mệnh, Chúa Giêsu bảo họ: “món quà mà các con đã nhận được, hãy tặng lại cho người khác.” Khi nhận ra sự đói khát của quần chúng đến để nghe lời Chúa và để được ăn, Chúa Giêsu nói với các môn đồ của mình, và Ngài nói với mọi người: “Không cần phải để họ đi; các con hãy lấy thức ăn cho họ. Hãy lấy bánh mì của chúng con cho họ ăn”.
Chúa Phục Sinh bày tỏ sự hiện diện của Ngài đối với chúng ta trong việc bẻ bánh và sự chia sẻ rượu trong Thánh Thể. Qua đó, Ngài sẻ chia với Hội Thánh và với tất cả nhân loại nỗi đau tột cùng khi thân thể Ngài bị đánh đập tàn nhẫn. Ngài xuống thế làm người và chịu chết để chuộc tội cho loài người.
Xin cho tôi nhắc lại lời của mẹ Terasa: “Cuộc sống của chúng ta được hòa quyện với Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Khi lãnh nhận mình thánh Chúa, Thiên Chúa đến với chúng ta dưới hình ảnh bánh lễ; Trong công việc, chúng ta tìm thấy Chúa Giêsu qua hình ảnh thịt và máu. Tất cảc các hình ảnh đó đều là một Chúa mà thôi. “Tôi đói, tôi trần truồng, tôi bị bệnh, tôi vô gia cư”
Thánh thể giúp chúng ta yêu thương và hiểu nhau trong tình yêu của Thiên Chúa, đặc biệt đối với người nghèo, người bẩn thỉu, và kẻ bị ruồng bỏ.
Một ngày nọ, Mẹ Têrêsa đón nhận một người phụ nữ ngoài đường phố Calcutta. Cơ thể của bà ta là những vết lở loét bị nhiễm trùng rất nặng. Mẹ Teresa kiên nhẫn tắm, lau chùi, và mặc quần áo cho bà,. Khi Mẹ làm như vậy, bà ta luôn miệng chửi bới, lời lăng mạ và đe dọa Mẹ. Nhưng Mẹ Teresa chỉ mỉm cười.
Thánh thể giúp chúng ta yêu thương và hiểu nhau trong tình yêu của Thiên Chúa.
Cuối cùng, người phụ nữ gầm lên, “Chị kia, tại sao Chị lại làm thế? Không ai đối xử với tôi như Chị cả. Ai dạy Chị?”. Mẹ Teresa ân cần trả lời,“ Chúa của tôi đã dạy tôi. ”Khi người phụ nữ hỏi Mẹ Teresa Chúa là ai, Mẹ hôn nhẹ trán người phụ nữ và nói,“ Chị biết Chúa của tôi đó vì Thiên Chúa của tôi được gọi là tình yêu ”
VÍ DỤ VỀ MỘT VỊ THÁNH KHÁC
Peter Julian Eymard, một linh mục người Pháp và là người sáng lập Dòng Thánh Thể cách đây 160 năm, Ngài bị quyến rũ bởi sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Một cách tự nhiên sau những giờ suy niệm, Ngài yêu mến việc dâng Lễ và thinh lặng cầu nguyện trong sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể. Ngài đã dành nhiều giờ trong khu nhà thờ, bởi vì Ngài xác tín “Chúa Giêsu ở khắp mọi nơi! Chúa ở trong mọi người”.
Thánh Phêrô Julian Eymard thường lặng lẽ rời nhà thờ đi ra đường. Ngài đi lang thang trên những con đường nhộn nhịp của Paris để tìm kiếm những người bị bỏ rơi, người nghèo túng hay kẻ tuyệt vọng. Ngài phục vụ những người mà không một ai khác trong Hội thánh muốn tiếp xúc.
Xã hội Pháp sau cuộc cách mạng và khởi đầu của thời đại công nghiệp hóa, tầng lớp thấp nhất là những người nhặt giẻ rách. Họ là các nhóm trẻ em lang thang và thanh thiếu niên. Và Thánh Peter Julian Eymard luôn ưu tiên giúp đỡ họ.
Ngài đã viết ”Ngày mai những người nhặt giẻ rách sẽ vắng bóng dần. Chúa ban cho chúng ta món quà là công việc từ thiện. Những người nhặt giẻ rách được coi là cặn bã của xã hội. Nhưng chúng ta dạy họ về Đức Chúa Trời và về chính họ… Thật là một sứ vụ! Tôi sẽ không đánh đổi sứ mệnh của tôi. Họ sẽ là những hoàng tử nhỏ của Thánh Thể – những thành phần cặn bã của xã hội. ”
Chúa Kitô ở trong những chiếc bánh và chén nước được sẻ chia, và Ngài hiện diện trong tất cả mọi người để quan phòng, lắng nghe lời cầu nguyện của những ai cầu nguyện trong đức tin.
Tâm linh Thánh Thể bao gồm ba khía cạnh: lễ kỷ niệm, chiêm niệm và phục vụ. Nó bắt đầu từ Lời Chúa trong bàn Tiệc Thánh, được thể hiện sâu sắc trong lời cầu nguyện với sự hiện diện của Chúa Phục Sinh, và hoàn thành sứ mệnh phục vụ cho người khác, noi gương sự tự hiến của Chúa Giêsu, Đấng rửa chân cho các môn đệ và truyền lệnh cho họ hãy làm như vậy cho người khác.
Anthony Schueller, SSS
Chuyển ngữ Giuse Ngô Văn Khang, SSS
[1] Emmanel (September – October, 2016).