Vào đêm trước khi chịu khổ nạn, Đức Giêsu đã cùng với các môn đệ ăn bữa cuối cùng. Trong bữa ăn, Đấng Cứu Độ chúng ta đã thiết lập bí tích Thánh Thể. Ngài đã làm điều này để kiện toàn hy tế thập giá được nói đến trong các thời đại và trao phó cho Giáo hội là hiền thê, để tưởng niệm biến cố tử nạn và sự phục sinh của Người. Như Tin Mừng Matthêu nói với chúng ta:
Trong lúc đang ăn, Đức Giêsu cầm lấy bánh dâng lời chúc tụng, bẻ ra, và trao cho các môn đệ mà nói rằng: “Các con hãy cầm lấy mà ăn vì đây là Mình Thầy.” Rồi Ngài lại cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, và trao cho các môn đệ và nói rằng, “Các con hãy cầm lấy mà uống vì đây là Máu Thầy, máu giao ước, sẽ đổ ra cho nhiều người để được tha tội.” (Mt 26: 26-28, xem Mc 14: 22-24, Lc 22: 17-20, 1Cor 11: 23-25).
Nhớ lại những lời của Chúa Giêsu, Giáo hội tuyên tín rằng trong khi cử Hy Tế Thánh Thể, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần và việc truyền phép của linh mục, bánh và rượu trở thành Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời, vì bánh ta ban chính là thịt ta để cho thế gian được sống… Vì thịt ta thật là của ăn, và máu của Ta thật là của uống” (Ga 6: 51-55).
Đức Kitô hiện diện thật cả về thể xác, máu, linh hồn, và thần tính, dưới hình bánh và rượu – Đức Kitô phục sinh từ cõi chết vì tội lỗi của chúng ta và đã được tôn vinh. Đây là ý nghĩa khi Giáo hội muốn nói đến “Sự hiện diện thật” của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Sự hiện diện này được gọi là “thật” không theo nghĩa loại trừ, nghĩa là không coi các loại hiện diện khác như không “thật” hiện diện của Người như là họ không thể hiểu được là có thật (x. GLHTCG, số 1374). Sau khi sống lại Chúa Kitô hiện diện với Giáo hội bằng nhiều cách. Nhưng trên hết, Ngài đã hiện diện ngang qua Bí Tích Thánh Thể.
Sự hiện diện thật của Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Thể dưới hình bánh và rượu có nghĩa là? Điều này xảy ra như thế nào? Sự hiện diện của Đức Kitô phục sinh trong Bí tích Thánh Thể là một mầu nhiệm không thể hiểu được mà Giáo Hội không thể giải thích bằng lời. Chúng ta phải nhớ rằng nhờ Thiên Chúa duy nhất Đấng tạo cho mọi sự được hiện hữu và Người là Đấng quyền năng làm tất hơn những gì con người có thể tưởng tượng.
“Lời Chúa Giêsu có sức mạnh đến nỗi ngài làm nên mọi thứ hiện hữu, thì những thứ đã tồn tại Ngài cũng có thể làm thay đổi thành thứ khác” (Thánh Thể, IV, 5- 16). Thiên Chúa đã dựng thế giới để nhân loại được thông chia với Ngài. Kế hoạch cứu rỗi tuyệt vời này mặc khải sự khôn ngoan của Thiên Chúa mà con người không thể hiểu thấu. Nhưng Thiên Chúa không để chúng trong sự kém hiểu biết: vì tình yêu đối với chúng ta, Thiên Chúa tỏ lộ sự thật của Ngài cho chúng ta theo những cách mà chúng ta có thể hiểu qua món quà của đức tin và ơn sủng của Chúa Thánh Thần đang ngự trong chúng ta. Do đó chúng ta có thể hiểu được ít nhất là một số đo nếu không chúng ta chẳng biết, mặc dù chúng ta không bao giờ có thể hoàn toàn hiểu được mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Là những người kế vị các Tông Đồ và những người giảng dạy của Giáo hội, các giám mục có trách nhiệm truyền lại những gì Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta và động viên mọi người trong Giáo hội hiểu sâu hơn về mầu nhiệm và món quà Thánh Thể.
Để nuôi dưỡng đức tin sâu sắc, chúng tôi đã chuẩn bị văn bản này để đáp lại mười lăm câu hỏi thường thấy xuất hiện liên quan đến sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Chúng tôi cung cấp văn bản này cho các linh mục và nhà huấn luyện của những dòng tu để giúp họ trong trách nhiệm giảng dạy. Chúng tôi thừa nhận rằng một số trong những câu hỏi này liên quan đến những ý tưởng thần học phức tạp. Tuy nhiên, hy vọng của chúng tôi là việc nghiên cứu và thảo luận về văn bản này sẽ giúp nhiều tín hữu Công giáo ở đất nước chúng ta làm giàu thêm sự hiểu biết về mầu nhiệm đức tin này.
Chúa Giêsu tự hiến mình trong Bí Tích Thánh Thể vì Người yêu thương chúng ta và như sự nuôi dưỡng linh hồn. Toàn bộ chương trình cứu độ của Thiên Chúa nhằm cho chúng ta được tham dự trực tiếp tham dự vào cuộc sống của Ba Ngôi, sự hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Sự chia sẻ của chúng ta trong cuộc đời này bắt đầu bằng bí tích rửa tội, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta hiệp nhất với Đức Kitô, khi đó chúng ta được trở thành con cái của Thiên Chúa Cha.
Sự hiệp nhất này được trở nên mạnh mẽ và gia tăng qua bí tích Thêm sức. Nó cũng được nuôi dưỡng và sâu sắc hơn qua việc chúng ta tham dự vào bí tích Thánh Thể. Bằng việc ăn, uống Mình và Máu Thánh Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta mới trở nên hiệp nhất với con người của Chúa Kitô ngang qua nhân tính của Người. “Ai ăn Thịt và uống Máu tôi người ấy ở trong tôi và tôi sẽ ở trong người ấy” (Ga 6:56).
Khi hiệp nhất với bản tính nhân loại của Chúa Kitô, chúng ta cũng được hiệp nhất bản tính thần linh với Người. Bản chất chết chóc và yếu đuối của chúng ta sẽ được biến đổi bằng việc tham gia vào nguồn sống. “Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy” (Ga 6:57). Với việc nên một với Chúa Kitô qua quyền năng của Chúa Thánh Thần Đấng ở trong chúng ta, chúng ta được lôi kéo vào đời sống vĩnh cửu của tình yêu giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Với bản chất tự nhiên, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống, chúng ta cũng trở thành con cái của Thiên Chúa qua việc lãnh nhận bí tích rửa tội. Qua các bí tích của phép Rửa Tội và xức dầu (Chrismation), chúng ta là những đền thờ của Chúa Thánh Thần, Đấng cư ngụ trong chúng ta, và bởi vì sự cư ngụ của chúng ta, chúng ta được thánh hóa bằng ân sủng. Lời hứa cuối cùng trong Phúc Âm là chúng ta sẽ chia sẻ trong cuộc đời của Ba Ngôi Thiên Chúa. Các Giáo Phụ gọi việc tham dự vào cuộc sống thiêng liêng “sự thần thiêng” (theosis). Trong đó chúng ta thấy rằng Thiên Chúa không chỉ trao ban cho chúng ta những điều tốt đẹp từ trên cao; thay vào đó, chúng ta được đưa vào cuộc sống nội tâm của Ngài, sự hiệp thông giữa Cha, Con và Thánh Thần. Trong cử hành Bí Tích Thánh Thể (có nghĩa là “tạ ơn”), chúng ta khen ngợi và tôn vinh Thiên Chúa về món quà cao thượng này.
Vì tội lỗi đã làm cho cuộc sống của chúng ta chúng ta không thể thông hiệp với Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô đã được sai đến để loại bỏ chướng ngại này. Cái chết của Ngài là một Hy tế vì tội lỗi chúng ta. Chúa Kitô là “Chiên Thiên Chúa, Đấng đã xóa tội trần gian” (Ga 1:29). Qua cuộc tử nạn và phục sinh, Ngài đã chiến thắng tội lỗi, cái chết và hòa giải chúng ta với Thiên Chúa. Bí Tích Thánh Thể là sự tưởng niệm hy lễ này. Giáo Hội qui tụ mọi người để tưởng nhớ và cử hành Hy tế của Chúa Kitô trong đó, chúng ta được chia sẻ với hành động của linh mục và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Qua việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, chúng ta được tham dự vào hy tế của Chúa Kitô và được nhận lãnh những hồng ân vô tận này. Như Thư gửi tìn hữu Do Thái nói rằng, Chúa Giêsu là một linh mục Thượng Phẩm, Đấng hằng sống, là trung gian chuyển cầu cho mọi người cùng Thiên Chúa Cha. Bằng cách này, Ngài đã trổi vượt hơn nhiều vị thương tế đã từng dâng lễ vật vì tội lỗi trong đền thờ Giêrusalem trong nhiều thế kỷ qua. Linh mục thương phẩm đời đời là Đức Giêsu, Người đã dâng lễ tế hoàn hảo bằng chính cuộc đời của Ngài, chứ không phải là cái gì khác. “Ngài đã vào cung thánh không phải với máu các con dê, con bò, nhưng với chính máu của mình, Người vào chỉ một lần thôi và đã lãnh được ơn cứu chuộc vĩnh viễn cho chúng ta” (Dt 9:12). Hành động của Chúa Giêsu thuộc về lịch sử loài người, vì Ngài thật sự là con người và đã vào trong lịch sử con người. Tuy nhiên, Cũng cùng lúc đó, Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Hai của Ba Ngôi Thiên Chúa; Ngài là ngôi Con hằng hữu, Ngài không bị giới hạn bởi thời gian hay lịch sử. Hành động của Ngài vượt thời gian, là một phần của chương trình sáng tạo. “Người đã đi qua một cái lều lớn hơn và hoàn hảo hơn, không do bàn tay con người làm nên, nghĩa là không thuộc thế giới thọ tạo này” (Dt 9:11), Đức Giêsu, Con Thiên Chúa hằng sống đã dâng hiến hy tế trong sự hiện diện của Chúa Cha, Đấng hiển trị đời. Hiến tế hoàn hảo của Chúa Giêsu là sự hiện diện muôn đời trước Chúa Cha, Đấng chấp nhận hy tế muôn đời. Điều này có nghĩa là Chúa Giêsu chỉ hiến tế một lần trong Bí Tích Thánh Thể là đủ. Hơn nữa, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, hy tế vĩnh cửu của Ngài được tái diễn, để chúng ta có thể thông hiệp hy lễ đó. Chúa Kitô không bỏ thiên đàng để ở với chúng ta. Nhưng chúng ta được tham dự vào phụng vụ Thiên quốc, nơi Chúa Kitô làm trung gian chuyển cầu vĩnh viễn cho chúng ta và dâng hiến hy lễ của Người lên Chúa Cha và nơi các thiên thần và các Thánh không ngừng tôn vinh Chúa và cảm tạ vì muôn ân huệ của Người: “Xin kính dâng Đấng ngự trên ngai và Con Chiên lời chúc tụng cùng danh dự, vinh quang và quyền năng đến muôn thưở muôn đời” (Kh 5:13). Giáo lý Giáo hội Công giáo nói rằng, “Bằng cử hành Thánh Thể, chúng ta đã hiệp nhất với phụng vụ Thiên quốc và tham dự trước vào đời sống vĩnh cửu, trong đó Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài” (số 1326). Lời công bố Thánh, ” Thánh, Thánh, Chí Thánh, Thiên Chúa là Đấng Thánh chính là lời hát của các thiên thần chầu trực trước Thiên Chúa…”, (Is 6: 3). Trong Thánh Lễ, khi chúng ta tuyên xưng Thánh, là chúng ta đang làm vang vọng lên toàn trên trái đất bài ca của những thiên thần trong khi họ thờ phượng Thiên Chúa trên Thiên quốc. Trong khi cử hành Thánh Lễ, chúng ta không chỉ nhớ một sự kiện trong lịch sử. Nhưng, qua sự tác động nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần, mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa được cử hành (tái diễn) và được xảy ra cùng lúc với Giáo Hội là hiền thê của Chúa Kitô. Hơn nữa, chúng ta không chỉ là người tham dự trong việc cử hành lại hy tế vĩnh cửu của Chúa Kitô trước mặt Thiên Chúa Cha. Linh mục và cộng đoàn đang thờ phượng theo những cách hoạt động khác nhau trong hy tế Thánh Lễ. Vị linh mục đứng ở bàn thờ tượng trưng cho Đức Kitô là đầu của Giáo hội. mọi kitô hữu, là chi thể của Đức Kitô, đều có cùng vai trò với linh mục trong tư cách là linh mục công đồng. Bí Tích Thánh Thể cũng là hy tế của Giáo Hội. Giáo Hội là Chi Thể và Hiền Thê của Đức kitô, được tham dự vào việc dâng hiến tế lễ trong tư cách là Đầu và hiền thê. Trong Bí Tích Thánh Thể, Hy tế của Chúa Kitô trở thành hy tế của mọi tín hữu với Thân Mình của Người. Tất cả cùng hiệp nhất với Chúa Kitô tạo thành một của lễ hiến dâng duy nhất (GLHTCG, số 1368). Vì Hy tế của Đức Kitô được hiện trong Thánh thể. Hiệp nhất với Đức Kitô, chúng ta hiến dâng mình như hy lễ dâng lên Chúa Cha. “Toàn thể Giáo Hội thực hiện vai trò của linh mục công đồng cùng với Chúa Kitô, dâng lễ hy tế trong Thánh Lễ và chính hy tế đó dâng hiến cách hoàn toàn” (Mysterium Fidei, số 31, Lumen Gentium, số 11).
I-nha-xi-ô Nguyễn Quốc Hùng,SSS chuyển ngữ
[1] The real presence of Jesus Christ in the Sacrament of the Eucharist, trong: http://www.usccb.org/prayer-and-worship/the-mass/order-of-mass/liturgy-of-the-eucharist/the-real-presence-of-jesus-christ-in-the-sacrament-of-the