Thánh thể là trung tâm của đời sống xã hội, là chóp đỉnh của toàn bộ đời sống cộng đồng của người Kitô hữu, là mối hiệp thông giữa mọi người trong thành phần dân Chúa. Vì thế, trong đời sống tu trì, Bí tích này được các tu sĩ quan tâm một cách đặc biệt, nếu không nói đó là linh hồn của đời sống của họ.
Trong thánh thể, người tu sĩ tìm được nguyên nhân hiện hữu của mình: vì danh Thiên Chúa và phục vụ tha nhân như là một cách biểu thị đức ái trọn hảo trong sự hiệp nhất với Chúa Kitô và Gíao Hội. Hơn nữa, việc đi tìm Thiên Chúa, tức là đặc tính riêng của đời tu tạo nên một một bối cảnh đặc biệt để Chúa Thánh Thể có thể hoàn Thành mục tiêu tối hậu của Ngài trong tất cả mọi chiều kích.[1]
Vẫn biết đời sống tu trì là một con đường đi tìm từ phía Thầy Giêsu, chí thánh cách mãnh liệt hơn, nhưng để lượng giá được sự thành công đó, không có cách nào khác hơn là căn cứ vào mức độ ít nhiều trong tương quan của họ với bí tích Thánh Thể. Nói như vậy, phải chăng là sự mơ hồ? Không, nếu như con đường mà người tu sĩ đang theo là con đường tìm kiếm và sống với Chúa Kitô để nên một với Ngài, thì quả thực, chính việc họ ăn, họ ngắm, họ nghe hay đối thoại với Thánh Thể là phương cách thật nhất và mật thiết nhất để thực hiện ý định của mình. Điều này đã được Đức Giêsu khẳng định trong diễn từ Bánh Trường Sinh “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56 )
Bí tích Thánh Thể còn được gọi là Bí tích Tình Yêu, bởi là từ nơi Bí tích đã thể hiện một tình yêu rồi. Trước khi lìa bỏ thế gian mà về cùng Thiên Chúa Cha, Ngài đã đưa ra một sáng kiến cho mối tình của Ngài đối với nhân loại, để từ đó con người luôn cảm nhận cách sống động về Bí tích Cực Thánh.
Việc kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể là suối nguồn tình thương, mang lại sự bình an cho tâm hồn, vì xác nhận việc con người hòa giải với Thiên Chúa.[2] Vì thế, khi rước lễ cái danh Kitô hữu có vẻ trống rỗng kia thực sự được đổ đầy bằng một thực tại. Lúc này đây, người Kitô hữu mới thực sự có một Chúa Giêsu Thánh Thể đích thực ở trong mình, họ cảm thấy đây là một niềm vui tuyệt vời, bởi lẽ chính Thánh Thể làm nên con người của họ cách đầy đủ. Trong giây phút linh thiêng đó, con người đã được diễn tả cách trọn vẹn. Và như thế, nguồn hạnh phúc từ nơi Thánh Thể sẽ mang lại cho chúng ta niềm vui vô cùng dạt dào; thân xác tội lỗi của chúng ta sẽ không còn sống trong cảnh bất an, làm cho chúng ta sống hạnh phúc và quên đi những lỗi lầm của mình, đi vào mối tương quan trong tình yêu của Thầy Giêsu, mà mỗi người chúng ta hằng mong đợi, dù sống trong bậc ơn gọi nào đi chăng nữa.
Dù cảm nhận về tình yêu Thiên Chúa qua việc rước Thánh Thể, nhưng tâm trạng của người Kitô hữu hay người tu sỹ khi đón Chúa vào lòng, họ vẫn không thể bộc lộ hết được niềm vui đó được. Phải chăng đây là sự khác biệt giữa mỗi cá nhân, theo mức độ gắn kết mật thiết của mỗi người đối với Bí tích Tình yêu. Vì thế, người tu sỹ phải là người thực sự cảm nhận được hơn ai hết tầm quan trọng của Bí Tích Tình yêu này, để làm thăng hoa đời sống tu trì của mình, có như thế mới minh chứng được đời sống môn đệ đi theo Chúa và loan báo niềm vui cho mọi người.
Khi thực hiện lời khấn của mình, quỳ trước Thánh Thể, người tu sỹ như đang làm cho con người mình trở nên trống rỗng để sẵn sàng lãnh nhận những gì Thiên Chúa sẽ làm nơi họ. Chỉ có ai yêu mến người tình Thánh Thể, họ mới nhận ra đời hiến dâng là con đường dệt bằng hoa hồng hạnh phúc, đan bằng chuỗi ngày dâng hiến say mê. Họ hết lòng phụng sự Thiên Chúa và con người. Họ là dấu chỉ sống động của Thiên Chúa để Ngài thể hiện tình thương của Ngài đến cho nhân loại. Dẫu cho đời tu còn nhiều thách đố, lắm gian nan và còn sức nặng của thập giá, nhưng chính ngọn lửa yêu mến đã thắp lên cho tu sĩ nguồn sáng của bình an và hạnh phúc trong đời sống hiến dâng.
Giê-rô-ni-mô Nguyễn Đức Tiến
THƯ MỤC
1. Hiến chế về Phụng vụ Thánh
2. Joseph Ratzinger. Tinh Thần Phụng Vụ. Bd. Nguyễn Luật Khoa OFM, Phạm Thị Huy OP. Tôn Giáo: Hà Nội, 2007.
3. Enrico Mazza. Cử Hành Thánh Thể, tập 2. Bd. Vicent Nguyễn Xuân Tuấn. Tôn Giáo: Hà Nội, 2016.
4. Fr. Joseph Nguyễn Văn Hiển OP. Đời Sống Phụng Vụ Của Giáo Hội Theo Nghi Thức Roma. Trung Tâm Học Vấn Đa Minh, 2017.
5…http://daminhvn.net/suy-tu-nghien-cuu/phung-vu-la-dien-ta-tron-ven-su-hiep-thong-dan-thanh-6394.html.
[1] Eli ô Gambri, S.M.M. đời tu dưới ánh sáng công đồng Vat.II và Gíao luật, q2 tr 48
[2] Xc. Jean Galot S.J., Thánh Thể sinh động, 1988, tr 292.