SỐNG THÁNH THỂ NHƯ QUÀ TẶNG BẢN THÂN[1]

Bí Tích tình yêu Thiên Chúa hiến trao ban cho Giáo Hội qui hướng chúng ta sống Thánh Thể bằng chính cuộc sống của mình. Đúng vậy, Bí Tích Thánh Thể là hành động của thân mình Chúa Ki-tô, bị bẻ ra và trao ban. Đó là một cử chỉ dâng lời tạ ơn bằng bánh và rượu và được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Chúa Kitô như là sự tháp nhập vào trong “thân mình của Chúa Ki-tô”.

Thánh Phêrô Julian Eymard đã trăn trở vì sự thờ ơ tôn giáo của những người xa rời với Giáo hội và lãng quên sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong Phép Thánh Thể. Cha tin rằng ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa bùng lên trong Bí Tích Thánh Thể có thể đốt lên một sự chuyển biến trong xã hội. Thật đáng tiếc là đối với nhiều người, người mà để Thánh Lễ đã trở thành một nghi thức rỗng tuếch mà có ít hoặc không có ảnh hưởng gì nơi cuộc sống của họ.

 Cha Eymard nhận ra một hành trình chuyển biến tâm linh xuất phát từ việc kết hiệp với thân mình của Chúa Kitô như là dân của Thiên Chúa. Đặc sủng Thánh Thể của cha đã dẫn đến

Trong một cuộc tĩnh tâm kéo dài ở Rôma vào đầu năm 1865, ba năm trước khi qua đời, Cha Phê-rô Julian đã cảm nghiệm Thánh Thể như là một lời mời gọi chia sẻ /một lời mời gọi đi vào kenosis [sự trút hết, sự hủy mình] của Chúa Kitô, như được diễn tả trong Thư gửi tín hữu Phi-líp (2:5-8): “Ngài đã hủy mình ra không, mặc lấy thân nô lệ…. Người còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự”.

Cha Eymard hướng dẫn con cái mình rằng, trong và qua cuộc sống của chúng ta Chúa Kitô vẫn tiếp tục công việc của Chúa Cha mỗi khi chúng ta hiệp nhất chính mình với hiến lễ của Chúa Kitô trong Bí Tích Thánh Thể và trong việc phục vụ thế gian.

Trong suốt cuộc tĩnh tâm này, cha đã trải nghiệm tình yêu cá vị mà Thiên Chúa dành cho cha, để rồi lôi cuốn cha vào việc dâng hiến bản vị của mình. Qua hiến lễ này tại bàn thờ khi Hiệp lễ, Chúa Giêsu mới có thể “sống trong chúng ta và ngang qua chúng ta tiếp tục tôn vinh Chúa Cha.”

Trong chuyến tông du của ngài tới nhiều nơi trên thế giới bị ảnh hưởng bởi nạn đói nghèo và những người đau khổ, Đức Thánh Cha Phanxicô đã an ủi họ hãy ôm ấp tương lai với niềm hy vọng. Ngài không lảng tránh những thách đố xảy ra trước mắt chúng ta trong một xã hội trần tục chịu đau khổ bởi sự nạn chiến tranh và bất công mà phủ nhận phẩm giá của nhiều người đang sống trong môi trường đáng thương này. Các em nhỏ đã hỏi ngài, “Thiên Chúa ở đâu vậy?” Và Đức Giáo hoàng trả lời bằng cách nói rằng: chúng ta phải trở nên “những chuyên viên của sự hiệp thông.” Lối sống của chúng ta cần phải diễn tả cho mọi người thây niềm vui, tình yêu và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa.

Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa khép lại mời gọi những ai đã chịu phép rửa hãy sống trọn vẹn hồng ân của Bí Tích Thánh Thể với những sự thấu hiểu về quà tặng bản thân của cha Thánh Peter Julian. Trong sự thinh lặng cầu nguyện, chúng ta được mời gọi để lắng nghe, để đi sâu hơn vào nội tâm của cung lòng Thiên Chúa, để nghiệm thấy lòng trăc ẩn và lòng thương xót bao la của Thiên Chúa, và chuyển thông đến anh chị em.

Đây là những lời Cha Eymard đã nghe Chúa Kitô ngỏ lời với mình vào ngày 21 tháng 3 năm 1865, trong khi thực hiện việc hiến dâng bản thân: “Con sẽ dâng trọn vẹn với Ta. Tim Ta sẽ gõ nhịp trong con; tâm hồn của Ta sẽ hành động ngang qua tâm hồn con. Tim của con sẽ là nơi chứa và là nhịp đập của trái tim Ta, Ta sẽ là ngôi vị của ngôi vị của con, và ngôi vị của con sẽ là cuộc sống của chính Ta ở trong con “.

William Fickel, SSS
(Chuyển dịch từ bài viết “Living the Eucharist as a Gift of Self” của Tạp chí Emmanuel, tháng 3-4/2017).
Giuse Nguyễn Tường Văn, SSS