SỐNG THÁNH THỂ NHƯ MỘT QUÀ TẶNG BẢN VỊ

Bí tích Tình Yêu mà Thiên Chúa giao phó cho Giáo Hội buộc chúng ta sống bí tích Thánh Thể với chính cuộc sống của chúng ta. Đúng vậy, bí tích Thánh Thể là hành động của chính thân mình Đức Kitô, được bẻ ra và chia sẻ. Đó là một nghi lễ tạ ơn bằng bánh và rượu, được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu thánh của Chúa Kitô như một sự thông dự vào “thân thể Người”.

Thánh Phêrô Julian Eymard gặp rắc rối bởi sự thiếu hiểu biết của những người còn xa lạ với Giáo hội, không biết đến sự hiện diện sống động của Thiên Chúa trong Hy lễ Hiệp Thông. Ngài tin rằng lửa tình yêu thương của Thiên Chúa chất chứa trong bí tích Thánh Thể có thể thổi bùng lên trong xã hội một sự biến đổi. Đáng buồn thay, với nhiều người, Thánh Thể đã trở thành một nghi lễ trống rỗng, không có hoặc chẳng mấy lợi ích gì cho cuộc sống của họ.

Cha Eymard nhận ra dòng chảy thần linh xuất phát từ nơi thân thể sống động của Đức Kitô đến những người của Thiên Chúa. Đặc sủng Thánh Thể của ngài khởi xướng một sự thay đổi hình thức, là việc trãi rộng Bí Tích Thánh Thể từ nhà Tạm vào trong chính cuộc sống của chúng ta.

Trong một cuộc tĩnh tâm kéo dài ở Rôma vào đầu năm 1865, ba năm trước khi ngài qua đời, Peter Julian nói về cảm nghiệm Thánh Thể của ngài như một lời mời gọi chia sẻ trong sự tự hiến của Chúa Kitô, được nói đến trong Thư gửi tín hữu Philipphê (2,5-8): “Ngài đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ,… Ngài lại còn hạ mình xuống, vâng lời cho đến nổi bằng lòng chịu chết, cái chết trên cây thập tự“.

Thánh Eymard đã dạy những người theo ngài rằng chính trong cuộc đời chúng ta và qua cuộc sống của chúng ta, Đức Kitô sẽ tiếp tục công việc của Chúa Cha khi chúng ta hiệp nhất với sự tự hiến của Ngài trong Thánh Thể và trong sự phục vụ nhân loại.

Cũng trong khóa tĩnh tâm này, ngài đã chia sẻ về tình yêu cá nhân mà Thiên Chúa đã dành cho ngài, biến ngài trở nên một con người tự hiến. Thông qua sự tự hiến này khi đón nhận Lễ Hiệp Thông nơi bàn thờ, Chúa có thể “sống mãi trong chúng ta và qua chúng ta, nối mãi sự vinh hiển của Cha Người”.

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong chuyến viếng thăm của ngài đến những nơi trên thế giới bị ảnh hưởng bởi đói nghèo cùng cực và những người đau khổ, đã khuyến khích mọi người ôm chặt tương lai với hy vọng. Ngài không tránh né những thách thức đang xảy ra trước mắt chúng ta trong một xã hội tục hóa đang đau khổ bởi các hành động thù địch và bất công phủ nhận phẩm giá của nhiều người sống trong những điều kiện đáng thương. Nhiều trẻ em đã hỏi Ngài, “Thiên Chúa ở đâu?” Và Đức Giáo hoàng trả lời bằng cách nói rằng chúng ta phải là “những chuyên gia trong sự hiệp thông.” Cuộc sống của chúng ta cần thể hiện cho thấy niềm vui, tình thương và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa.

Năm Thánh Lòng Thương Xót vừa khép lại kêu gọi tất cả những người đã được rửa tội phải sống trọn vẹn hồng ân của Bí Tích Thánh Thể với những hiểu biết của Thánh Phêrusalem Julian về Món Quà của bản thân. Chúng ta được mời gọi lắng nghe, trong sự im lặng của lời cầu nguyện, để thâm nhập sâu hơn vào tận sâu thẳm trái tim của Thiên Chúa, để kinh nghiệm lòng từ bi và lòng thương xót tràn ngập của Ngài, để rồi mang nó cho người khác.

Đây là những lời Cha Eymard đã nghe Chúa Kitô nói với ngài vào ngày 21 tháng 3 năm 1865 để ngài ghi lại trong quà tặng bản vị: “Con sẽ được nên một trọn vẹn với Ta. Trái tim Ta sẽ đập trong con; linh hồn Ta sẽ hành động qua linh hồn con. Trái tim con sẽ là nơi chứa đựng và là sự nhịp nhàng của trái tim Ta. Ta sẽ là người có nhân cách/cá tính của con, và nhân cách/cá tính của con sẽ là cuộc sống của Ta ở trong con”.

Linh mục William Fickel, SSS

Nhà thờ thánh Vinh Sơn Phaolo

Holiday, Florida

Giuse Phạm Quang Vĩnh