RONALD KNOX VỚI THÁNH THỂ

 THÁNH THỂ THEO QUAN ĐIỂM CỦA

CHA RONALD KNOX1

Giáo lý của cha về Thánh thể xuất phát từ hành trình đức tin cá nhân của cha và từ việc hoàn toàn tôn trọng quyền bính truyền thống các tông đồ.

Ronald Knox (1888-1957) là một trong những linh mục Công giáo có ảnh hưởng nhất trong thế giớ nói tiếng anh trong những năm nửa đầu thế kỉ 20. Sinh ra trong một gia đình Anh giáo (cha là giám mục Anh giáo), được giáo dục ở Eton, chuyển đến một nhánh Công giáo gốc Anh giáo của Giáo Hội Anh lúc 16 tuổi, học cổ điển tại Oxford và trở thành linh mục Anh giáo năm 1972, phục vụ trong cơ quan tình báo quân đội suốt thế chiến thứ nhất, chuyển sang Giáo hội Công giáo vào năm 1917, và được thụ phong linh mục năm 1918. Cha kể về câu chuyện trở lại đạo Công giáo của cha trong cuốn tự thuật a spiritual Aeneid (1918). Một con người nhiều tài năng: nhà giảng thuyết, phát thanh viên, nhà báo, tiểu thuyết gia, học giả và dịch giả Kinh thánh- cha được giao coi sóc trường thánh Edmund từ 1919 -1926 và tuyên uý sinh viên Công giáo ở Oxford năm 1936 và 1939. Cha trở thành Đức ông năm 1936 và được đề cử trở thành chủ tịch trường Edmund và Oxford, đó là vị trí cha đã từ chối vì cho rằng không đủ khả năng điều hành tốt và có thể phục vụ Giáo hội bằng những cách tốt hơn.

Năm 1939, cha đã từ bỏ công việc ở đại học để trở thành cha tuyên uý riêng cho ông bà Lord and Lady Acton và tận hiến cuộc đời để viết lách và giảng dạy. Vào thời gian này, cha bắt đầu thực hiện bản dịch mới bằng tiếng anh từ bản tiếng la tinh Vulgata, đây là mối ưu tư của cha trong những năm còn lại. Là một người bạn với những nhà văn nổi tiếng khác như (Maurice Baring, G.K Chesterton, Evelyn, Belloc), thế nên các tác phẩm văn chương của cha cũng rất đa dạng: tự thuật, baì luận, bài giảng, bài biện giải, bản dịch, tiểu thuyết trinh thám, trào phúng và phê bình, thần học bình dân và chuyên biệt và những tác phẩm khác. Ngoài bản dịch Vulgata sang tiếng anh, cha còn được biết đến với tư cách là phát thanh viên cho đài của cha suốt thế chiến thứ 2, việc pháp điển hoá các quy tắc trong tiểu thuyết trinh thám và những tác phẩm như Some loose stones – Những hòn đá giản nỡ (1913), Reunion all around – Quanh sự đoàn tụ (1914), a spiritual Aneid – Tinh thần Aneid 1918, Beliefs of catholics – Niềm tin Công giáo 1927, Caliban in Grub street, 1930: Caliban ở đường Grub, Heaven and charing cross – Thiên đàng và thánh giá,1935, Let dons delight – Hãy mặc lấy sự toả sáng 1939, Captive flames – những ngọn lửa bị kìm hãm 1940, Mass in slow motion – Sự chuyển động nhẹ nhàng của thánh lễ 1949, Creed in slow motion 1949 – Sự tiệm tiến của đức tin, Gospel in slow motion 1950 – Hành trình tiệm tiến của Tin mừng, Enthusiasm– Lòng nhiệt thành, 1950, Stimuli – sự kích thích 1951, Window in the wall – Của sổ trên bức tường 1956. Bài giảng về Thánh thể của cha xuất hiện ban đầu trong các tác phẩm  về các chủ đề tôn giáo, đặc biệt trong các bài giảng và kì tĩnh tâm[2].

Quan điểm thần học của Knox

Quan điểm thần học của cha được hình thành từ những yếu tố bên trong cũng như bên ngoài: việc đào tạo văn học cổ điển, các mối quan tâm đa dạng, việc chuyển đổi từ Giáo hội Anh giáo sang Công Giáo, và tương quan với một số nhà trí thức Công giáo, … Mặc dù cha viết các tác phẩm văn chương và thực thi sứ vụ linh mục trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, nhưng mọi thứ cha làm đã được thúc đẩy bởi sự tận hiến cho tính chất chính thống Công giáo và khao khát bảo vệ chân lý, thúc đẩy sứ điệp của chân lý, và làm cho nhiều người biết đến bao nhiêu có thể dù họ là công giáo hay không công giáo đều như nhau. Chương trinh radio của cha trong thế chiến thứ hai, các tiểu thuyết trinh thám, bản dịch Kinh thánh bằng tiếng anh từ bản Vulgata của cha. Các bài luận tôn giáo, bài huấn dụ, bài giảng tĩnh tâm và nhiều công trình thần học và tâm linh được nhiều người biết đến khác của cha cho thấy khao khát mãnh liệt của cha được phục vụ Chúa bằng ngòi bút và sức mạnh của lời nói[3]. Cha không được đạo tạo về thần học chuyên sâu hay được thụ huấn bởi những chuyên gia. Cha đã có một tình yêu sâu đậm với Kinh thánh, có con mắt văn chương sâu sắc, và một niềm đam mê tìm kiếm chân lý. Các bài giảng và các đại hội tôn giáo của cha cho thấy một tài năng độc đáo khi tìm kiếm chân lý nền tảng của một vấn đề và giải quyết nó theo một cách thức vừa thuyết phục cả con tim lẫn khối óc. Cha là bậc thầy trong việc dùng hình ảnh và ẩn dụ để gợi lên sự tưởng tượng cho người đọc và người nghe tiến vào một cuộc gặp gỡ sâu sắc hơn với các chân lý đức tin và cuôí cùng với Chúa Giê-su-Chúa và Đấng cứu độ của chúng ta, chính Ngài là Chân lý.

Cha  rất nhiệt tình với đức tin Công giáo, đó là nét tiêu biểu của những người đã trở lại cách dứt khoát, cha cũng mang lại đức tin nền tảng mới với sự nhạy cảm được nuôi dưỡng theo Giáo hội Tin lành bao gồm tình yêu Kinh thánh, tận hiến cho sứ vụ Lời chúa, đặt trung tâm tình yêu nơi Chúa Ki-tô. Việc cha mất đi nhiều người bạn do hậu quả thế chiến thứ 2 dẫn cha đến việc phản tỉnh và nhìn sâu hơn vào các khía cạnh đức tin của cha thời trẻ. Hành trình đức tin của cha đến với Công giáo được thắp lửa bởi đam mê tìm kiếm chân lý, và khao khát bước theo tiếng gọi của lương tâm trong vấn đề đức tin, bất chấp những hậu quả của chúng. Cha đã cho thấy có nhiều mối quan tâm so với Chesterton, vị tiền bối của cha, cũng là một người bạn đã để lại những tác phẩm ảnh hưởng sâu đậm trên cha[4].

Đối với cha, thánh lễ là nơi Thiên Chúa phục hồi lại lòng thương xót của Ngài, nơi đó Chúa Ki-tô thì thầm những lời yêu thương với những ai tin tưởng và mến yêu Ngài.

Cùng với C.S. Lewis, cha là 1 trong những tác giả được ưa chuộng nhất thời đại của mình. Mặc dù hai tác giả không phải là những người bạn thân và hiếm khi gặp nhau, nhưng họ đều tôn trọng nhau và viết nhiều chủ đề chung, từ biện giải đến nhân tính của Chúa Giê-su, bằng chứng của những phép lạ, bản chất của tội lỗi và đau khổ, Giáo hội, lời cầu nguyện, cánh chung. Lewis từng có lần miêu tả Knox như “người đàn ông có thể thông minh nhất châu Âu”[5]. Dù Lewis tập trung vào hạn từ “duy chỉ Ki-tô giáo” và các chủ đề quen thuộc với người kitô hữu, nhưng cha lại tập trung vào truyền thống Công giáo và cố gắng đào sâu sự hiểu biết của người Công giáo về đức tin và giúp những ai ở ngoài truyền thống đó hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của họ. Các bài viết của cha bắt nguồn từ quan điểm Công giáo đáng tin cậy và niềm tin mãnh liệt nơi trung tâm của bí tích Thánh thể với đời sống người kitô hữu.

Knox với Thánh thể

Các bài giảng dạy của cha về Thánh thể xuất hiện trong nhiều bài suy niệm trong quá trình cử hành phụng vụ và những việc tận hiến phổ biến khác như 24 giờ, lễ Mình và Máu Chúa Ki-tô và các tác phẩm khác như Thiên đàng và Thập giá (1936), Thánh lễ trong sự chuyển động chậm rãi (1948), và Cửa sổ trên bức tường: Những bài suy niệm về Thánh thể (1956). Dù cha viết nhiều về các chủ đề, nhưng tập trung vào giáo lý về sự hiện diện thực sự, hi tế của Thánh lễ, Thánh thể và Giáo hội. Theo Milton Wash, “Thánh thể là trung tâm đời sống của cha Knox với tư cách là 1 người Công giáo và 1 linh mục chẳng những không bị tra tấn bởi câu hỏi “Đây là cái gì?” mà cha còn vui khi được khám phá ý nghĩa của Mình và Máu Chúa Ki-tô…” Các bài giảng của cha về Thánh thể trình bày giáo huấn sâu sắc của Giáo hội cách sáng tạo và dựa trên nền tảng Kinh thánh[6]. Cách trình bày bằng sự tưởng tượng phong phú về Thánh thể rất rõ ràng trong tác phẩm: Thánh lễ trong sự chuyển động chậm rãi, nơi tác phẩm này, cha cố gắng “phân tích nét bên trong về Thánh lễ của chính đời tôi; nói về tiếng chuông kì lạ rung lên trong đầu tôi, viễn cảnh kì lạ mở ra với quan điểm của tôi, tiếp tục đóng lại, với hi vọng chúng mang lại giá trị cho ai đó”. Trong quyển sách này, cha giới thiệu 12 bài giảng với những chủ đề khác nhau trong Thánh lễ từ cầu nguyện dưới chân bàn thờ đến kết thúc thánh lễ, mục đích cung cấp cho độc giả của cha- các học sinh nữ tại trường của Tu viện chị em Mông triệu- một sự hiểu biết rõ ràng về thánh lễ, đặc biệt phút giây quan trọng nhất. Bằng sự thánh hiến, cha viết: “Tôi xin bánh và rượu được chúc lành, chúng sẽ thành một lễ hi sinh hợp lí và do đó có thể đón nhận được. Chúng ta không thể hiểu được sự phân phát của người Ki-tô hữu dâng lên Chúa những thứ câm điếc hay không có sự sống nhưng sẽ rất hợp lí cho bánh và rượu vì mỗi khi được thánh hiến, sẽ làm nên thân mình Đức Giê-su Ki-tô. Cuối cùng, tôi cầu xin cho bánh và rượu được chấp nhận. Và thêm hai dấu hiệu thánh giá nữa, tôi xin Chúa thực hiện phép lạ biến đổi bản thể”[7]. Thánh lễ với cha là một loại vũ điệu thánh, một tác phẩm kịch nghệ tôn giáo đặt trọng tâm nơi niềm tin Công giáo. Tất nhiên, cha giải thích thánh lễ được cử hành trước Vatican 2, hình thức này gơị lên không khí thánh thiêng và kì lạ khi linh mục thì thầm những tiếng la tinh quay lưng lại với giáo dân. Bằng cách đi từng bước, cha đã tìm cách để truyền đạt những ý tưởng biểu tưởng sâu sắc về thánh lễ nhờ đó kể cả nữ sinh cũng có thể hiểu được. Trong đoạn văn trước đó, cha tuyên bố rằng người lớn có thể hiểu được chỉ khi “giả vờ làm một đứa trẻ. Nisi efficiamini sicut parvuli”[8]. Trong the Window in the Wall (cửa sổ nơi bức tường), cha trình bày Thánh thể là điều quan trọng; thánh lễ là nơi Chúa phục hồi lòng thương xót xưa của Ngài: “Với chúng ta, sự thật hiển nhiên này là chính lúc này đây và trên tất cả từ Ngôi Lời Chúa Ki-tô, trong ngôi vị Chúa Ki-tô, là Chúa Ki-tô đang dâng tiến dưới hình bánh và rượu bằng một lễ dâng hoàn hảo lên Chúa Cha đời đời ”. Dù tôi không xứng đáng và không sẵn sàng, nhưng Ngài đã trao hiến cho tôi, nhân loại, anh em của Ngài, dưới đất cũng như trên trời, Ngài là Vị Thượng tế tối cao và đại diện cho ta”[9]. Cha nhấn mạnh “chúng ta, những người công giáo có sự bảo đảm rằng điều đó đang được thực hiện, bất cứ lúc nào ta bước vào một ngôi thánh đường và thấy linh mục đang dâng lễ”.

Thánh lễ nối dài sự trao ban sự sống của Chúa Kitô cho mọi người ở mọi nơi và mọi thời. Đó là tính cách phổ quát nhất của mọi bí tích và có tính cách công giáo nhất.

Trong Thánh thể, cha diễn tả rằng lúc linh mục cử hành nhân danh Chúa Ki-tô và điều đó được thực hiện nhờ việc ngài được truyền chức linh mục, dù ngài thánh thiện hay không hay chúng ta nghĩ gì về ngài. Qua linh mục, cộng đoàn tín hữu mở rộng vòng tay và dâng Chúa bánh và rượu. Đến lượt mình, Thiên Chúa đón nhận những lễ vật đó và biến đổi chúng thành Mình và Máu Chúa Ki-tô. Cha  bảo đảm với chúng ta rằng nếu chúng ta dâng trực tiếp cuộc sống của ta cho Chúa, chúng ta sẽ biết được một cuộc sống có trật tự, nơi tinh thần và con tim hoà quyện làm một và chúng ta được tạo dựng để sống hiệp thông thánh thiện với Ngài.

Sự đánh giá

Mặc dù cách mà cha giải thích tóm tắt về giáo lí Thánh thể không chứng minh chiều sâu kiến thức hay khả năng tưởng tượng của cha, nhưng nó nói lên sự trung thành sâu sắc của cha về các chân lí đức tin Công giáo và nỗi khao khát mãnh liệt của cha để truyền tải chúng theo cách thức mới đến nhiều đối tượng độc giả bao nhiêu có thể. Những nhận xét sau đây rút tỉa cách giải thích giáo lí của cha và nhấn mạnh sự liên quan của chúng với cuộc sống hôm nay.

Trước tiên, việc cha trở lại từ Anh giáo đã có nhiều điều để bàn liên quan đến quyền bính và sự nghi ngờ cha tán đồng sự hợp pháp của các bí tích Anh giáo. Như cha viết trong tác phẩm a spririt Aeneid, “… quyền bính đóng vai trò quan trọng trong niềm tin của tôi, và cho đến bây giờ tôi không thể tìm thấy nguồn nào có giá trị ngoài Công giáo”[10]. Với cha, đó là quyền bính của Thiên Chúa làm cho chức linh mục Công giáo và việc cử hành các bí tích có hiệu lực, đặc biệt Thánh thể.

Bởi vì cha thấy được Thánh thể và thiên chức linh mục có mối liên hệ không thể tách rời, đến nỗi hiệu lực của chúng phụ thuộc lẫn nhau. Dưới góc độ này, cha đã có một đức tin tông truyền nổi bật. Đức tin đó bắt nguồn từ việc Chúa Giê-su lập bí tích Truyền chức và tiếp tục có giá trị qua mối dây tông truyền bền vững. Việc cha trở lại đạo Công giáo có liên hệ rất lớn với sự hiểu biết của cha về bản chất Giaó hội và nhiệm cục cứu độ của bí tích này.

  1. Cha cũng tận dụng rất lớn trí tưởng tượng để truyền đạt giáo lí Thánh thể của cha. Việc cha được đào tạo bằng những công việc rất lớn của nền văn minh phương tây cho cha một sự hiểu biết sâu sắc về những câu chuyện và vở kịch mà chúng hình thành nên cuộc sống của chúng ta cho đến ngày hôm nay. Cha nghĩ thánh lễ như một bí tích tháp nhập người tin vào vở kịch vĩ đại về ơn cứu độ của họ, và cha đã sử dụng những hình ảnh và hoán dụ để giúp người đọc và người nghe có sự hiểu biết sâu sắc về điều họ đang cử hành. Với cha, Thánh thể là tái tạo sự tưởng tưởng của Thiên Chúa về con người, một sự tạo dựng đã bị xáo trộn bởi sự tàn phá của tội lỗi và cần được chữa lành và biến đổi bên trong. Bằng cách làm cho người tín hữu đắm chìm trong tường thuật vĩ đại về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Ki-tô, điều đó mang lại ý nghĩa cho cuộc sống người tín hữu và giúp họ nhận thức được ý nghĩa hoạt động hằng ngày. Cha sử dụng sức mạnh của trí tưởng tượng để rao truyền thông điệp Phúc âm. Cha sử dụng các hình ảnh và biểu tượng hoán dụ đã được lựa chọn cẩn thận để thu hút sự chú ý thậm chí tò mò nhằm gây ấn tượng với trí tưởng tượng của người Công giáo về tầm quan trọng to lớn trong giáo huấn của Giáo hội.
  2. Tựa đề một trong các bài giảng của cha, cánh cửa sổ trên bức tường(the Window in the wall) đã mô tả rất nhạy bén về cách cha nhìn thấy tầm quan trọng của Thánh thể đối với đời sống thiêng liêng của cha. Cụm từ này ở trong sách Nhã ca và nó đề cập đến một người yêu đang thì thầm qua cửa sổ trên bức tường với tình yêu thực sự của chàng, “Dậy đi em, bạn tình của anh, người đẹp của anh, hãy ra đây nào” (Dc 2, 10). Với cha, Thánh thể đã chỉ như là một của sổ trên bức tường mà ở đó Chúa Ki-tô thì thầm những lời yêu thương với những ai tin và yêu Người. Với ý nghĩa này, Thánh thể là một cửa sổ di động đến vĩnh cửu, một nơi có không gian và thời gian mở ra sự vĩnh cửu. Thánh thể giúp tín hữu lắng nghe lời Chúa Ki-tô bằng cách đưa họ đến gần hơn cửa sổ đó và lắng nghe những lời ấm áp yêu thương mà trước đây chưa từng có. Với cha, Thánh thể có mối liên hệ mật thiết với tiếng nói của Chúa Ki-tô. Trên hết, Chúa Ki-tô tự mình nói ra qua linh mục mỗi khi vị này công bố lời thiết lập bí tích. Thánh thể giúp mỗi người tín hữu chiêm ngắm tình yêu của Chúa Ki-tô trên bình diện cộng đoàn cũng như nơi từng cá nhân.

Quyển sách khác của cha, Thánh lễ trong sự chuyển động chậm rãi cũng kể lại diễn tiến của phụng vụ Thánh thể qua từng bước. Sử dụng cách phân tích diễn tiến của một bộ phim, cha chia sẻ tiến trình suy tư của cha với độc giả với hi vọng cho họ ý thức thân mật hơn với những gì đang diễn ra nơi chính vị linh mục cũng như bên ngoài thánh lễ khi ngài nhân danh Chúa Ki-tô cử hành bí tích. Bằng cách phân tích chiều sâu bên trong về chính thánh lễ, cha hi vọng đem người tôn thờ đến gần hơn với tâm hồn linh mục và qua đó, tự mình đến với Chúa Ki-tô. Cha  không thu hút sự chú ý về bản thân, vì  ý thức đầy đủ sự yếu đuối và bất toàn của mình nhưng nhấn mạnh đến sự kì diệu của Thánh lễ và vở kịch về mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô được tái diễn. Hình ảnh của Thánh lễ trong sự chuyển động chậm rãi có hai mục đích: nối kết thánh thể với công nghệ làm phim ngày nay, làm cho bí tích này dễ lọt tai với sự nhạy cảm của mọi người; nó cũng cho biết sự sâu sắc trong tương quan giữa thời gian lịch sử và thời gian thánh thiêng. Với cha, thời gian và vĩnh cửu đụng chạm vào nhau trong quá trình diễn ra vở kịch thánh lễ. Chúng ta cần khám phá điều đó trong sự chuyển động chậm rãi để nắm bắt được ý nghĩa thâm sâu và mối quan hệ của chúng với cuộc sống của ta.

Chúa Ki -tô không chỉ hiện diện nơi vị linh mục nhưng còn nơi chính lương thực được chia sẻ.

  1. Tuy nhiên, với nỗ lực bảo vệ tính hiện thực của bí tích này theo truyền thống Công giáo, cha nhận ra Thánh thể không chỉ là bản tường thuật về mầu nhiệm phục sinh của Chúa Ki-tô mà còn là sự hiên diện thực sự của mầu nhiệm vĩnh cửu lúc này và ngay bây giờ. Cha hiểu rằng cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh của Chúa Ki-tô diễn ra trong cả thời gian lẫn vượt thời gian và thánh lễ là bí tích mà Chúa Ki-tô lập để cho người tín hữu được đụng chạm tới các sự kiện cao điểm trong lịch sử cứu độ. Thánh lễ còn hơn cả một vở diễn, vì chính Thánh lễ đã là ơn cứu độ. Thánh lễ hiện tại hoá mầu nhiệm phục sinh của Chúa Ki-tô và giúp những ai thồng phần vào đó được rửa sạch trong máu Con Chiên. Thánh thể là mầu nhiệm cứu độ của Chúa Ki-tô được hiện tại hoá dưới hình bánh và rượu. Thánh thể trao ban sự sống viên mãn của Chúa Ki-tô cho mọi người ở mọi nơi và mọi thời. Đó là một trong các bí tích phổ quát và có tính Công giáo nhất.
  2. Cha nhìn thấy Thánh thể là một hi tế, bàn tiệc và sự hiện diện. Thánh thể tưởng nhớ bữa tiệc li và tiên báo về bàn tiệc nước trời. Cha cũng thấy được Thánh thể là một bàn tiệc thánh mà những người có mặt tham dự và họ cùng thông chia bàn tiệc đó. Bữa ăn này được cử hành bởi vị linh mục nhân danh Chúa Ki-tô và diễn tả nhiều điều đang diễn ra hơn con mắt có thể chứng kiến. Khi nhìn bằng con mắt đức tin, Chúa Ki-tô tự bản chất là chủ tế chính ngồi đầu bàn chia sẻ thức ăn với các môn đệ. Hơn nữa, Ngài không chỉ hiện diện trong con người linh mục, nhưng còn trong chính thức ăn được chia sẻ. Sự hiện diện thực sự của Chúa Ki-tô trong bí tích này trở nên rõ ràng khi chúng ta thấy Thánh thể là một hiến tế và Chúa Ki -tô là chiên hi tế. Khi linh mục đọc, “hãy cầm lấy mà ăn này là mình thầy” và “hãy cầm lấy mà uống, này là máu thầy,” Chúa Ki-tô đã dâng hiến chính mình làm chiên hi tế đền tội cho nhân loại. Với cha, các sự kiện vào Thứ Năm, Thứ Sáu Tuần thánh, và Chúa Nhật Phục sinh có môi liên hệ không thể tách rời, và Thánh thể là bí tích mà ở đó tất cả các sự kiện của mầu nhiệm này đã hàm chứa trong đó.
  3. Quan điểm của Knox về Thánh thể có mối liên hệ mật thiết với Giaó hội. Như thân mình của Đức Ki-tô, bí tích này tượng trưng cho toàn thể con người Chúa Giê-su đã phục sinh, Đấng vẫn tiếp tục sống trong lịch sử thông qua các chi thể trong thân mình mầu nhiệm của Ngài. Thánh thể là bí tích của Mình và Máu Chúa Ki-tô. Chính của ăn này gắn kết các ki-tô hữu và ban cho họ sức mạnh đạo đức và tinh thần của người môn đệ theo Chúa Ki-tô. Thánh thể là bí tích của Giaó hội như Giaó hội là bí tích của Chúa Ki-tô. Giáo hội sống nhờ Thánh thể và ngược lại. Cha có cảm thức rất nhạy bén về việc Chúa Ki-tô lập bí tích Thánh thể cho các tông đồ của Ngài và cộng đoàn đức tin. Cha nhận thấy Thánh thể tồn tại trong lòng Giaó hội và vì Giaó hội. Bí tích này có ý nghĩa chỉ khi nhìn dưới lăng kính đức tin, và chính Giaó hội, thân mình của những tín hữu mới nhận ra được giá trị thực sự của Thánh thể. Nói cách khác, thân mình Đức Ki-tô nhận ra thân mình Đức Ki-tô.

KẾT LUẬN

Ronald Knox là một trong những tác giả nỗi bật nhất của thế kỉ 20. Được đào tạo theo một khoá cổ điển ở Oxford, cha là một con người có nhiều tài năng, người đã biết cách sử dụng chúng để thúc đẩy sự nghiệp đức tin cả trong lòng Giáo hội cũng như bên ngoài Giáo hội. Dù cha thiên về văn học cổ điển hơn là sắc thái lí luận thần học, nhưng cha viết nhiều đề tài liên quan đến tôn giáo có tầm ảnh hưởng rất lớn, thường trong bối cảnh giảng dạy và hội thảo tĩnh tâm.

Cha là một nhà truyền thông vĩ đại và đã ứng dụng các kĩ năng viết lách của mình trong nhiều loại tác phẩm văn chương khác nhau, nhằm tìm kiếm sự kích thích trí tưởng tượng theo Đạo Công giáo và làm cho người đọc, người nghe cảm thấy bị lôi cuốn. Cha sử dụng các hình ảnh thông thường và các hình ảnh hoán dụ như là một cách để thu hút cả đầu óc và con tim, để dẫn người đọc đến nhận thức sâu hơn về sự ẩn khuất của sự thánh thiêng trong các hoàn cảnh bình thường của cuộc sống hằng ngày. Ảnh hưởng của cha với đạo Công giáo đã vượt ra khỏi Anh quốc đến với các nước nói tiếng anh và các nước khác nữa. Cha có tình yêu sâu sắc với Giaó hội, yêu quý Kinh thánh, cảm thức sâu sắc về vở kịch Thánh lễ, và có niềm tin kiên định về sự hiện diện của Chuá Ki-tô nơi Thánh thể, và cha nhận thức được sự chuyển động nhịp nhàng của vị linh mục đang cử hành nhân danh Chúa Ki-tô.

Cuối cùng, bài giáo lí Thánh thể của cha hình thành từ chính hành trình đức tin của cha và bắt nguồn từ sự tôn trọng đặc biệt với truyền thống của các tông đồ. Đó đã là truyền thống, dễ thực hành, mang tính tưởng tượng và toàn diện. Cho đến ngày nay, các tác phẩm của cha được nhiều người đọc và các bài giảng của cha đã gợi hứng cho nhiều người, và di sản của cha được nhiều người kế thừa. Sự ảnh hưởng của cha trên trí tưởng tượng Công giáo có thể một ngày nào đó sẽ còn được cha thể hiện tiếp.

Chuyển ngữ Thầy Phao-lô Nguyễn Văn Lý,sss


[1] DENISS J. BILLY, Ronald Knox on the Eucharist, trong Emmanuel(September/October, 2016), tr. 305-313.

[2] Thông tin tiểu sử lấy từ ‘Ronald Knox Society of North America’, http: //www.ronaldknowsociety.com (truy cập tháng 1, 2015), cũng xem trang web này để biết đầy đủ các bài viết của Know. Xem A month of Sunday Sermons with Monsigor Know ở ignatius.com để nghe một số bài giảng thánh thể của cha.

[3] Ibid

[4] Ibid

[5] Walter Hooper, “ Forewword” in Milton walsh, second friends: C.S.Lewis and Ronald in Coversation (San Francisco: Ignatius Press,2008), 9.

[6] Walsh Second friends, 247-48.

[7] Ibid, 109.

[8] Ibid, vii.

[9] Ronald Know, the window in the wall (Newyork: Sheed and ward, 1956), 76,78.

[10] Ibid, 77.