Những văn bản của cha Eymard về lòng Chúa thương xót (phần 2)

NHỮNG VĂN BẢN CỦA CHA EYMARD VỀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Tình Yêu Của Sự Tha Thứ

Thiên Chúa yêu thương mỗi cá nhân chúng ta vì Người đã yêu thương chúng ta ngay từ lúc tạo thành chúng ta. Nhưng có một bằng chứng tình yêu còn lớn hơn việc tạo thành: sự cứu chuộc, vốn là quyền năng tha thứ của Thiên Chúa. Và chính sự nhân lành của Chúa tha thứ cho chúng ta. Tình yêu của Người. Chúa tha thứ cho chúng ta như thế nào? Đến mức Người đã tha thứ cho tôi và muốn tha thứ cho tôi. Thánh Phao-lô có thể thực sự nói rằng Thiên Chúa đã yêu thương ông (xem Gl 2:20), vì ông đã được tha thứ rất nhiều. Và thánh Âu-cơ-tinh có thể rút ra từ lòng thương xót của Chúa cái tình yêu nồng nàn của ông đối với Người. Thiên Chúa tốt lành, Người yêu thương tôi và tha thứ cho tôi.

Tình yêu của Thiên Chúa hay thương xót hơn là nhân từ bởi vì chúng ta cần đến nó hơn. Lòng thương xót là vô hạn khi áp dụng trên trái đất. Nhưng thuộc tính khác là giới hạn. Lòng thương xót chiến thắng sự phán xét (Gc 2:13), cao hơn các tầng trời (Tv 107:5). Nhưng lòng thương xót phải hiển trị trên thế gian này. Đó là môi trường của người tội lỗi, đến nỗi nó tạm dừng công lý và những thuộc tính khác, bởi vì sau một lần phạm tội công lý phải được thực thi. Lòng thương xót trì hoãn công lý cho đến sau khi chết. Nó vô giới hạn, đi theo chúng ta đến cùng, thậm chí đến luyện ngục sau khi chúng ta chết, và ngay cả luyện ngục cũng chỉ là nỗ lực cuối cùng của lòng thương xót của Chúa. Nhờ lòng thương xót Chúa, điều này được viết nơi luyện ngục. Chúng ta sẽ không bao giờ cạn kiệt hay bóp nghẹt lòng thương xót, không thất vọng về nó. Lạy Cha, xin tha thứ cho chúng (Lc 23:34). Luôn luôn và trong mọi hoàn cảnh, nó tha thứ những tội ác to lớn nhất, như đồi Can-vê, Giu-đa – Bằng một nụ hôn, ngươi đã phản bội Con Người (Lc 22:48). Như thế tội lỗi chúng ta sẽ không bao giờ lớn hơn lòng thương xót của Thiên Chúa. Chỉ có một tội không thể được tha thứ là lòng kiêu ngạo siêu nhiên từ chối lòng tốt của Thiên Chúa và tự hủy hoại mình.

Kinh thánh chúa đựng đầy lòng thương xót của Thiên Chúa, và đó là vì ngay sau khi sa ngã thì chúng ta tuyệt vọng. Hậu quả thứ hai của tội lỗi là sự tuyệt vọng. A-đam và E-và tuyệt vọng vì đã bất trung. Ca-in: Tội lỗi của con quá to lớn (St 4:13). Và đa số tội nhân không hoán cải là bị sự tuyệt vọng kiềm hãm. Và khi họ khóc than, họ sẽ được hoán cải. Và tại sao những hành vi sùng đạo lại thất bại? lại giảm sút? Chính là vì tuyệt vọng, thất vọng vì đã bất trung cách nào đó. Bí quyết của quỷ dữ là len lỏi sự thiếu niềm tin tưởng vào con người. Xin cho cái cảm nhận này không bao giờ xâm chiếm bạn. Bạn sẽ nghi ngờ lòng thương xót của Chúa! Không, không. Khi sa ngã, hãy tin tưởng đứng lên. Và sự khiêm nhường trong bùn lầy không gì hơn là sự sỉ nhục. Khiêm nhường bay lên Chúa bằng đôi cánh tin tưởng. Lời cầu nguyện của người khiêm nhường xuyên qua những đám mây (Hc 35:21).

Càng nhân đức hay sùng đạo, bạn sẽ càng dễ bị cám dỗ thất vọng. Con người luôn trông cậy vào chính mình nên sợ phải buông mình vào vòng tay của Chúa. Bạn đã tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa; thay vì tìm cách tránh hỏa ngục bằng một hành vi thống hối tốt lành, hãy tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa. Bạn nắm chắc điểm yếu của Chúa, lòng dạ, trái tim của Người. Đừng với tay đến sự uy nghiêm của Người. Khi chạm đến chỗ nhạy cảm của ai thì người đó sẽ dốc hết hầu bao của mình. Hơn thế nữa Thiên Chúa chắc chắn sẽ thực thi lòng thương xót của Người. Vinh quang Người giải thoát chúng ta khỏi sự dữ. Vậy hãy đến với Chúa qua trái tim của Người.

Tôi từng nghĩ rằng khi đến với Chúa linh hồn không còn bị cám dỗ tuyệt vọng nữa. Và thánh Liguori nói rằng bốn cám dỗ là chống lại đức tin, sự tuyệt vọng, sự khiết tịnh và cha giải tội. Và những cơn bão này thật khủng khiếp để thử thách nhân đức của họ đến mức độ tin tưởng nhất.
Vị ngôn sứ nói: Tình yêu Chúa quý hơn mạng sống (Tv 62:4). Lúc cuối đời, mọi nhân đức đem đến cáo buộc và tội lỗi phát triển. Con người thấy hành động của mình là khuyết điểm. Tôi đã thấy con người thánh thiện nhất ở trong tuyệt vọng vì đã không yêu mến đủ. Chúng ta sợ những ơn sủng mà chúng ta đã không sử dụng tốt. Cách duy nhất để nâng cao tinh thần của người này là chấp nhận tình trạng đó và nói với người này rằng: “Hãy xuống hỏa ngục, nhưng hãy đi với con vì Người là Thiên Chúa của con.” Điều này chữa lành ông ta.

Về những cám dỗ kiêu ngạo, khiết tịnh, hãy nói về chúng; nhưng đặc biệt là những cám dỗ chống lại sự tin tưởng nơi Chúa. Hãy nói về chúng với bề trên, đừng giữ chúng cho mình dù là một giây phút. Việc này tấn công vào nguồn mạch đời sống thiêng liêng và cả đời sống thân xác.

Thiên Chúa không tha thứ như con người tha thứ. Con người tha thứ nhưng hổ thẹn, tuyệt vọng thay vì cầu xin tha thứ. Chúa Nhân Lành luôn tha thứ với biết bao nhân hậu và ơn sủng. Và khi tha thứ con người trở nên nghiêm khắc hơn. Thiên Chúa luôn tha thứ nhiều hơn nữa. Càng có tội càng là bạn hữu của Người. Người đến vì người đau yếu. Người bỏ mặc các Thiên Thần chỉ vì một người tội lỗi. Do đó chúng ta luôn chắc chắn rằng mình được đón nhận, miễn là có lòng khiêm nhường và tin tưởng.

Và Thiên Chúa tha thứ không cần báo đáp, Người vất tội lỗi xuống biển và làm cho đỏ thành trắng. Còn về sự phán xét sẽ không còn được biết đến nữa, bạn sẽ tiến bước theo nguyên tắc điều gì Thiên Chúa đã tha thứ là thực sự được tha thứ. Ta sẽ không còn nhớ đến nữa (Dt 10:17). Bất cứ điều gì được sự thống hối rửa sạch thì sạch mãi mãi. Nhưng để được tha thứ thực sự, đừng tính toán những hệ quả.

Ở thế gian bạn phải trả giá để được tha thứ. Bạn phải chịu nhục nhã. Chúa Nhân Lành thậm chí phục hồi cả danh dự cho bạn, ngay cả những ơn sủng bạn có trước đây. Hãy xem thánh Phê-rô. Con người bị cám dỗ cảm thấy thực sự nhục nhã, nhưng Thiên Chúa không muốn sỉ nhục chúng ta. Người chỉ muốn tha thứ và phục hồi mọi sự. Người phục hồi Phê-rô làm đầu Giáo Hội; con người trở nên lớn lao hơn nhờ sự tha thứ.

Cô Mác-đa-len trở nên cao quý: cô ấy đã yêu mến nhiều (Lc 7:47). Và Chúa đã biến một người tội lỗi trở thành vị hoàng tử của lòng thương xót và tình yêu của Người.

Người phụ nữ ngoại tình – Ta cũng không kết án con, hãy đi và đừng phạm tội nữa (Ga 8:11). Và chúng ta hay tuyệt vọng! Chúa cần phải tha thứ. Trái tim của Người khóc than và thổn thức qua lòng thương xót. Và nếu Chúa có thể đau khổ thì chỉ khi nhìn thấy chúng ta không tìm kiếm sự tha thứ. Nếu sau mỗi lần phạm tội mà chúng ta bị xếp hạng, thì sẽ không còn linh mục nào trên trái đất để tha thứ. Chúa nhân lành hơn đối với chúng ta (các linh mục) vì chúng ta cần sự tha thứ hơn những người khác. Và cái làm cho người linh mục có lòng thương xót hơn là họ cũng là những tội nhân cần đến sự tha thứ.

II – Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Hay Thương Xót

Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng Hay Thương Xót

Xin hãy đoái thương con theo lòng thương xót hải hà của Chúa (Tv 50:3)

Đối tượng cho sứ mạng của Người là kẻ tội lỗi. Và Người đến với tình yêu bao la để thực hiện sứ mạng này! Người thực hiện sứ mạng của Người như thế nào? Theo đường lối của Chúa.

Người tuyên bố điều đó cách tích cực. Ta không đến để kêu gọi người công chính mà là kẻ tội lỗi (Lc 5:32).

Người tuyên bố mình là bạn hữu của kẻ tội lỗi: Người phân biệt họ với người khác đến mức chúng ta phải ghen tị. Người ở lại với họ: Da-kêu (xem Lc 19:5), Mác-đa-la (xem Lc 7:38). Người chọn họ làm môn đệ: Mát-thêu, người thu thuế (xem Mt 9:9).

Người mời gọi tất cả họ đến với Người: Tất cả những ai mang gánh nặng nề hãy đến với Ta (Mt 11:28) và tất cả đều đến.

Người đưa ra sáng kiến, đưa tay nắm lấy họ. Người sẽ chờ đợi người phụ nữ xứ Sa-ma-ri-a (xem Ga 4:6), và chờ đợi lâu; Người đưa tay ra cho Giu-đa (xem Mt 26:50), và cho Phê-rô (xem Lc 22:61; Ga 21:15).

Người đi tìm họ: Người nói với Mát-thêu: Hãy đến và theo Ta (xem Mt 9:9), với các tông đồ: Hãy đi theo Ta (Mt 4:19).

Người đi tìm kiếm họ như người Mục Tử tốt lành đi tìm con chiên nổi loạn và lạc lối (xem Lc 15:4).

Người đón nhận họ như thế nào? Với lòng nhân hậu, như người cha của đứa con trai hoang đàng (xem Lc 15:20), một cách thân tình: như với Mác-đa-la (xem Lc 7:48-50).

Người đòi hỏi họ ăn năn như thế nào? Với người đàn bà ngoại tình: Con hãy đi và đừng phạm tội nữa (xem Ga 8:11); với người bại liệt về lỗi lầm của anh ta: Anh hãy vác chõng mà bước đi (Ga 5:8). Với người đàn bà tội lỗi: Con hãy đi, đức tin của con đã cứu con (xem Mt 9:22).

Người ban cho họ những gì? Ngay lập tức. Người thêm vào những đặc quyền trước đây; một bữa đại tiệc (xem Lc 15:22-24); có niềm vui to lớn trên thiên đàng (?) (xem Lc15:7). Cùng ngày hôm đó cho người trộm lành: Thiên đàng: Hôm nay ngươi sẽ ở cùng Ta trên thiên đàng (Lc 23:43). Một sự ngạc nhiên: Người thậm chí tha thứ cho cả những người không xin tha thứ, còn sỉ nhục và báng bổ Người: Lạy Cha, xin tha cho chúng (Lc 23:34). Sau đó, việc nhớ lại Người đã nhân hậu tha thứ cho họ làm họ cảm động, và họ sẽ xin ơn sủng đã được ban cho họ từ trước (?). Quả thực người này là Con Thiên Chúa; và họ trở về nhà đấm ngực ăn năn (xem Mt 27:54; Lc 23:48).

Người dành cho Giu-đa sự tha thứ nhưng hắn từ chối. Đó là nỗi đau lớn nhất của Chúa Giê-su: Bạn của tôi ơi, tại sao bạn đến đây? (Mt 26:50)

Nếu chúng ta phạm tội, chúng ta hãy đến ngai tòa thương xót (xem Dt 26:50). Chúng ta có người biện hộ với Chúa Cha (1 Ga 2:1), Đấng tha thứ đến 77 lần 7 (xem Mt 18:22).

Những bài giảng lễ và huấn đức trong giáo xứ – ghi chú giảng lễ: Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng hay thương xót. PG 162 (X, 183)

Chúa Giê-su Bày Tỏ Lòng Thương Xót Của Người

II. Người thực hiện sứ mạng thương xót của Người như thế nào

1. Sự tha thứ trân trọng.

Chúa Giê-su Ki-tô tôn trọng bất cứ ai hạ mình dưới chân Người. Da-kêu: Người đến ở lại nhà của ông (xem Lc 19:1- 10). Mác-đa-la: Người bảo vệ cô, ca ngợi tình yêu của cô, sẽ tôn vinh cô bằng tình bạn của Người (xem Lc 7:36-50). Người phụ nữ ngoại tình: Người có sỉ nhục cô ta không? Không (xem Ga 8:1-11). Mát-thêu, người thu thuế: Làm tông đồ (xem Mt 9:9). (Có thể nói y như thế về sự tha thứ cho thế gian.)

2. Sự tha thứ nhanh chóng

Người tha thứ ngay khi tôi phạm tội: với người bại liệt: Con hãy yên tâm, tội của con đã được tha (xem Lc 19:1- 10); với cô Mác-đa-la: tội của cô ấy tuy nhiều nhưng đã được tha (Lc 7:47); với người trộm lành (xem Lc 23:39- 42).

3. Sự tha thứ tuyệt đối

Người tha thứ vô điều kiện, mãi mãi, không bao giờ trách mắng; sau khi trở lại sẽ không nhắc gì đến nữa.

4. Sự tha thứ quảng đại

Người ban ơn huệ trước cho chúng ta, cứ như Người chưa hề bị xúc phạm. Như với Phê-rô, thủ lĩnh của Giáo Hội, Người đặt ông làm đầu các tông đồ (xem Mt 16:18), cho ông thấy những dấu chỉ tình bạn to lớn; Người hiện ra với Simon (xem Lc 24:34); tương tự như thế với Mác-đa-la, Người cũng hiện ra với cô đầu tiên sau khi Người sống lại (xem Ga 20:14; với thánh Phao-lô.

5. Sự tha thứ quý báu

Người dành sự tha thứ cho những người không cầu xin Người, cho các đao phủ: họ không biết việc họ làm (Lc 23:24), Người muốn ngăn ngừa nỗi tuyệt vọng của họ và làm họ hồi tâm nhớ đến lòng thương xót của Người. Giu-đa lại không muốn điều này. Người luôn dành sự tha thứ quảng đại mãi mãi. Tòa án lòng thương xót luôn sẵn sàng; Người luôn chào đón con người với lòng nhân hậu như nhau, tha thứ với sự dịu dàng như nhau.

Những Lời Của Chúa Giê-su Trên Thập Giá

Có những cách khác nhau để cảm thông với những khổ đau của Chúa Giê-su và cầu khẩn người cho kẻ có tội. Một cách mà tôi rất thích là sử dụng những lời của Chúa Giê-su trên thập giá, phạt tạ với Chúa Cha và Chúa Giê-su bằng những lời đầy thương xót của Người.

Lời đầu tiên: Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm (Lc 23:34). Họ không nhận ra Người trong bí tích Thánh Thể vì họ mù lòa. Vì Chúa đã cầu xin cho bọn đao phủ, tội lỗi của chúng được giảm nhẹ. Chúng ta phải dùng những lời này cầu xin lòng thương xót cho nhau: Lạy Chúa, xin tha thứ cho những linh mục tội lỗi này; họ là lãnh đạo của chúng con, chi thể và triều thiên của Chúa. Chúng ta phải cho Người lý do; mặc dù đã biết rồi Người vẫn muốn chúng ta nói ra. Rồi chúng ta phải nói lý lẽ, tranh cãi và cầu xin lòng thương xót. Có rất nhiều người không biết Chúa; họ không biết Chúa đã chết cho họ. Dù có một số người biết, nhưng lòng nhân hậu của Chúa lớn hơn sự độc ác của họ, ơn sủng của Người mạnh hơn cám dỗ của họ; xin hãy tha thứ cho họ. Sau đó bạn có thể thưa với Chúa Giê-su: Nếu họ biết Chúa tốt lành và thương xót, có lẽ họ sẽ quy phục Người; ước chi họ được trải nghiệm niềm vui yêu mến Chúa.

Sau đó hãy lập lại điều đó, vì tình yêu luôn lập lại. Luôn với cùng mục đích, chúng ta lập lại cùng một lời cầu nguyện, cho dù có vẻ luôn giống nhau, làm như thế là đúng đắn. Chúng ta phải dùng trí tưởng tượng để nhìn thấy Chúa trên đồi Can-vê, chiêm ngưỡng sự tốt lành của Người, thưa với Người bằng những lời của Người. Trí tưởng tượng, trái tim, thân xác và ý chí – tất cả tập trung vào Người không chút sao lãng.

Huấn đức cho các Nữ Tỳ Thánh Thể – Phạt tạ. Những lời của Chúa trên thập giá. (Bản văn điện toán, xem mã số PG 172,4) (Eymard Toàn Tập Quyển XV, trang 352)