Những nghiên cứu của cha Hervé Thibault về Cha Eymard ( P1 )

I- CÔNG CUỘC NGHIÊN CỨU CỦA CHA XANH-PI-E

(SAINT-PIERRE)

TIẾN TRÌNH ĐI TỚI LINH ĐẠO PHÒNG TIỆC LY

Bộ sách “Giờ của Phòng Tiệc Ly” (The Hour of the Cenacle) do Cha Lô-rê-a Xanh-pi-e (Lauréat Saint-pierre) là một công trình nghiên cứu lớn lao về tiến trình đi tới linh đạo riêng của cha E-ma (Eymard): khởi đầu từ lòng đạo đức sám hối và tiêu cực của thời niên thiếu, rồi tiến tới linh đạo về sự sống, về niềm tin yêu và tự hiến. Công cuộc nghiên cứu này trình bày cách sống động về những phấn đấu mà cha E-ma đã nỗ lực để vượt thắng những hậu quả ngột ngạt của phái Giăng-xê-nis-mô mà ngài hấp thụ được từ thời thơ ấu và để đạt tới linh đạo riêng của ngài về tình yêu, nhờ đó ngài trở thành vị hướng đạo cho thời đại chúng ta.

 Cha Xanh Pi-e (Saint-Pierre) nói, ngài khởi sự công cuộc nghiên cứu này sau khi đọc một bài báo trong Tập San “Nhà Chúa” (Maison Dieu) năm 1947 [1]. Bài báo chỉ trích những kiểu nói thiếu chính xác về Thánh Thể được trình bày qua các bài giảng bình dân. Những kiểu nói thiếu chính xác ấy như:

– “Tù Nhân cô đơn trong nhà tạm”.

– “Thiên Chúa được che giấu dưới những hình bánh trắng”.

– “Bánh các thiên thần”, v.v.

 Những kiểu nói tương tự như vậy được lặp đi lặp lại đã bóp méo sự thật về Thánh Thể và gây ấn tượng sâu đậm nơi tâm trí người ta. Bài báo còn trình bày nhiều kiểu nói bình dân khác tương tự như vậy được sử dụng trong thần học về “sự hạ mình của Chúa Ki-tô nơi Thánh Thể”, đó là tình trạng hạ mình xuống thấp hèn của Chúa được Đờ Luy-gô (de Lugo) khởi xướng, rồi được Phrăng-giơ-lanh (Franzelin) và Mông-xa-brê (Montsabré) phổ biến vào hậu bán thế kỷ 19.

 Để dẫn chứng cho quan điểm của mình, tác giả bài báo đã trưng dẫn một số đoạn trong cuốn “Sự Hiện Diện Thực” (The RealPresence) của cha E-ma:

 – “Như trong cuộc Thương Khó, Chúa Giê-su bị trói buộc và bị mất hết tự do thế nào, thì trong Thánh Thể, Người cũng tự trói cột mình lại bằng mối giây ràng buộc vô điều kiện và vĩnh viễn của lời Người như vậy. Qua lời Truyền Phép, Người đã tự xiềng xích mình lại với hình bánh và không thể tách rời được. Người không còn tự do cử động được nữa, không còn một hoạt động bề ngoài nào nữa, giống như khi Người ở trên thập giá, hay ở trong mồ, mặc dầu sự sống phục sinh ở nơi Người vẫn luôn sung mãn”.

 – “Người bị lệ thuộc hoàn toàn vào con người như một Tù Nhân tình yêu. Người không thể tự giải thoát mình khỏi những giây ràng buộc được, hay không thể trốn thoát khỏi tù ngục của Người được. Người là Tù Nhân của ta cho đến tận cùng thời gian”.

 – “Trong khi rước lễ, Người tự phó nộp mình cho ta: Bánh thánh được ta rước lấy, rồi bị tiêu hủy đi ở trong ta. Chúa Giê-su còn để cho sự hiện diện bí tích của Người bị hủy diệt do hành vi phạm thánh của những kẻ vô đạo khi họ hủy hoại Bánh Thánh đi”.

 – “Người tội lỗi rước lễ cách bất xứng là đóng đinh Chúa nơi tâm hồn họ, và họ phó nộp Người cho quỉ dữ, chúa tể của họ, như lời thánh Phao-lô nói: ‘Con Thiên Chúa phải bị đóng đinh lại một lần nữa ở trong họ”.

– “Trạng thái của Chúa Giê-su trong Bí Tích là một trạng thái chết… Người không còn khả năng để tự mình cử động được nữa, không còn tự do, Người không khác gì một xác chết được người ta khiêng đi đâu thì khiêng”.

 – “Chết chóc hoàn toàn bao quanh Người: Bàn thờ là một nấm mồ nơi chứa đựng hài cốt của các vị tử đạo. Thánh giá treo trên bàn thờ tỏa bóng xuống như những thánh giá được cắm trên các nấm mộ ở nghĩa trang. Bánh thánh được đặt trên khăn thánh như tấm khăn liệm. Phẩm phục của linh mục khi dâng lễ cũng mang biểu tượng của sự chết: Áo lễ luôn có hình thánh giá ở đàng trước và đàng sau”.

 Mặc dầu những trích dẫn trên được trưng ra chỉ với mục đích để làm thí dụ về những kiểu nói thiếu chính xác đối với Thánh Thể, nhưng những trích dẫn ấy cũng khiến người ta có cảm tưởng rằng, khi đọc các tác phẩm của cha E-ma, họ chẳng thâu thập được một kiến thức nào khả quan hơn. Đối với cha Xanh Pi-e (Saint-Pierre) thì đây là một thách đố, nghĩa là: Phải chăng cha E-ma cũng chỉ là một trong những tiếng nói của quá khứ? Hay ngài là một vị hướng dẫn thiêng liêng cho thời đại chúng ta?

A- LUẬN ĐỀ

 Cha Xanh Pi-e (Saint-Pierre) chia công cuộc nghiên cứu của ngài thành hai phần, dựa theo sự chuyển đổi phương châm của cha E-ma, từ câu phương châm: “Lạy Chúa, ước chi con được chết cho Chúa”, sang câu phương châm: “Lạy Chúa, xin cho con được sống cho Chúa” [2].

Sự thay đổi này nói lên sự chuyển hướng trong linh đạo của cha E-ma: từ lòng đạo đức tiêu cực thuộc giai đoạn đầu đời của ngài, tiến tới linh đạo tích cực của thời kỳ trưởng thành. Nhờ công cuộc tìm tòi và tra cứu ở các văn khố xa xôi trong vùng Li-ông (Lyon) và Grơ-nốp (Grenoble), các sách phụng vụ của thời xa xưa, những tài liệu lưu trữ và những biến cố đáng ghi nhớ của gia đình, các thơ, hồ sơ phong Chân Phước, lịch sử về các thời đại, tất cả những tài liệu ấy đã giúp tác giả xây dựng lại được môi trường tôn giáo mà trong đó cha E-ma đã lớn lên. Nét buồn thảm của phái Giăng-xê-nis-mô đã thấm nhuần vào mọi sinh hoạt tôn giáo thời đó được tác giả trình bày cách sống động. Bức hình hai tu sỹ thuộc Hội Phạt Tạ Thánh Thể mặc áo trắng thụng, đầu đội lúp, tay cầm nến cháy, đọc Kinh Thần Vụ trước Thánh Thể được đặt trên một bệ đài tương tự như một linh cữu xưa. Hình ảnh ấy đã in sâu vào trí tưởng tượng người ta vẻ khắc nghiệt của phái Giăng-xê-nis-mô trong việc tôn thờ Thánh Thể. Tất cả chỉ nhấn mạnh vào sám hối, từ bỏ, chết chóc và phán xét. Hệ thống đó thấm nhuần vào toàn thể cuộc sống tôn giáo. Nếp sống tôn giáo bi thảm và thiếu tin tưởng ấy đã giải thích cho những đoạn văn của cha E-ma mà Rô-ghê (Roguet) đã trích đăng trong bài báo của Tập San “Nhà Chúa” (Maison Dieu).

 Cha Xanh Pi-e (Saint-Pierre) không có ý chống lại việc sám hối, nhưng ngài chỉ chống lại lối nhìn phiếm diện về sám hối khiến cho toàn thể cuộc sống trở thành cuộc ăn năn, đền tội và phạt tạ. Thực ra, cuộc sống thấm nhuần tình yêu còn có thể bù đắp lại những thiếu sót cách đầy đủ hơn bất cứ việc hãm mình hay việc hi sinh khắc khổ nào khác. Thay vì đặt tin tưởng vào các Bí Tích, phái Giăng-xê-nis-mô lại làm cho việc lãnh nhận Bí Tích

lễ nghi tôn thờ Chúa Giê-su trong Thánh Thể…”. Đặc ân ở La Xen (La Seyne) đã khiến ngài thay đổi phương châm như ngài đề cập tới trong thơ gởi Cô Tô-lanh Bô (Tholin-Bost) ngày 23 tháng 6 năm 1853, và như tâm sự ngài thổ lộ với cha May-ê (Mayet) vào khoảng thời gian đó.

trở nên quá khó khăn vì sợ phạm thánh. Giáo thuyết của Giăng-xe-nis-mô là một giáo thuyết gây khiếp đảm và sợ hãi, chứ không phải giáo thuyết về tin tưởng và tình yêu.

 Di sản về lòng đạo đức tiêu cực mà thời niên thiếu Phê-rô Giu-li-a-nô đã hấp thụ được từ quan niệm hẹp hòi và thiếu hiểu biết của chị ngài là Ma-ri-an (Marianne), được cha Xanh Pi-e phá thiện qua những trường hợp cụ thể như: trong thời gian cha E-malàm nhà tập Hiến Sỹ ở Mạc-xây (Marseilles), khi thi hành sứ vụ ở Sát (Chatte) và Mông-tây-na (Monteynard), những năm ở Dòng Đức Mẹ luôn đọc sách của Phrăng-si (Franchi)3[3] do sự thôi thúc của cha Cô-lanh (Colin), những liên kết với Mẹ Đuy-bu-sê (Dubouché) và các hội viên Hội Phạt Tạ của Mẹ ở Li-ông (Lyon). Tác giả tỏ ra rất thành thạo trong việc khám phá những dấu chỉ biểu lộ sự khiếp sợ và phán xét, chẳng hạn khi trong họ đạo có người hấp hối thì người ta ban Phép Lành Mình Thánh; các đồi Can-va-ri-ô được dựng lên khắp nơi; “Nhà Mồ” được thiết lập để lưu trữ Mình Thánh trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh; thói quen của các tu sỹ ở Xi-xi-ê (Sicié) Rước Lễ Mùa Phục Sinh vào Thứ Sáu Tuần Thánh, v.v. Tôn giáo trở thành một lý thuyết khắc nghiệt và buồn thảm giống như giáo thuyết của những người thuộc phái khắc kỷ.

 Tiêu chuẩn mà các nhà chép tiểu sử ca tụng Phê-rô Giu-li-a-nô lúc ngài còn trẻ là quyết chí trở thành một vị thánh và đời sống hi sinh của ngài mà thôi, họ không đề cập đến những ảnh hưởng của phái Giăng-xê-nis-mô đối với đời sống của ngài. Ngài là “người con của các hối nhân ở La Muya” cho tới khi nhận được cảm nghiệm ở La Xen-xuyếc-me (La Seyne-sur-mer) ngày 18 tháng4 năm 1853, thì cuộc đời ngài mới hoàn toàn thay đổi.

 Cảm nghiệm ấy là một biến cố quyết định. Cha E-ma cảm thấy Thiên Chúa muốn ngài thực hiện một công cuộc gì đặc biệt, đó là: Khôi phục lại địa vị của Thánh Thể là trung tâm của đời sống ki-tô hữu, mặc dù ngài không rõ phải thực hiện công cuộc quan trọng ấy thế nào. Thoạt đầu ngài tin rằng, đó là công cuộc tôn thờ thánh thể, hay nói cách cụ thể hơn, đó là công cuộc làm tôn vinh Thánh Thể bằng cách suy tôn Thánh Thể trên ngai huy hoàng, với hoa nến rợp trời, cùng với đoàn tùy tùng đông đảo những kẻ tôn thờ, công cuộc thiết lập vẻ huy hoàng như triều đình của các vua chúa trần gian. Chỉ sau này, trong cuộc Đại Tĩnh Tâm ở Rô-ma, ngài mới khám phá ra Phòng Tiệc Ly Nội Tâm.

 Phần thứ hai của tác phẩm là “xin cho con được sống cho Chúa”. Phần này được chia thành hai đoạn:

 – Đoạn thứ nhất gồm các chương III và IV, đề cập đến các biến cố và những ảnh hưởng liên quan đến công cuộc thành lập Dòng.

Đoạn thứ hai gồm các chương V, VI và VII, trình bày linh đạo đặc biệt của cha E-ma.

a- Đoạn thứ nhất

 * Chương III cho biết cha E-ma bắt đầu tách khỏi những dự án của Mẹ Đuy-bu-sê (Dubouché), cha Cô-lanh (Colin), cha Cô-hen (Cohen) và Nhóm Tu-lông (Toulon), để hình thành những ý tưởng riêng về Hội Dòng. Công cuộc nghiên cứu cũng trình bày những tương quan đối với Phrăng-xoa đờ La-rô-sen-nơ-gli (Francoise deLarochenegly), Tê-re-giờ Cu-đéc (Therèse Couderc), Viếc-gi-ni Đa-ni-ông (Virginie Danion); ngoài ra ngài còn đọc các tác phẩm của Bon-nê (Bonnet), Giéc-bê (Gerbet), Mô-lơ (Moehler) và một số tác giả khác nữa. Thật khó mà xác định được, trong những cuộc tiếp xúc này, ai đã ảnh hưởng đến ngài hơn cả. Có lẽ những cuộc tiếp xúc ấy đã đưa đến kết quả tổng quát là xác nhận sứ mạng đặc biệt của cha E-ma.

* Chương IV mở rộng mô hình và đặc điểm của mẫu phòng tiệc ly. Những chủ trương phục vụ các linh mục, và giúp những người lớn xưng tội Rước Lễ lần đầu chứng tỏ quan điểm tiến bộ rất xa của cha E-ma về ơn kêu gọi, cũng như về chương trình sâu rộng của ngài. Công cuộc mà ngài mong muốn phụng sự Chúa trong Bí Tích Thánh Thể còn rộng lớn hơn là quì chầu Chúa tại bàn quì. Đó là những dấu chỉ cho thấy ngài dần dần tỏ ra không mãn nguyện với công cuộc thiết lập “một triều đình”, “một đội cận vệ danh dự”, “Chầu liên tục”.

b- Đoạn thứ hai gồm các chương V,VI và VII

Đoạn thứ hai đề cập đến Phòng Tiệc Ly Nội Tâm.

 * Chương V khảo cứu về Cuộc Đại Tĩnh Tâm ở Rô-ma để khám phá ra phòng tiệc ly nội tâm, “đền thờ nơi thờ phượng trong tinh thần và chân lý” (trang 272). Như chúng ta biết, ngay từ khởi đầu của cuộc Đại Tĩnh Tâm, cha E-ma đã tỏ ra không hài lòng về đời sống của ngài, vì mối quan tâm của ngài là dồn mọi nỗ lực vào những việc tôn thờ Thánh Thể ở bề ngoài, chỉ nỗ lực thự chiện và duy trì những công cuộc bề ngoài ấy, thiết lập những trung tâm mới để chầu Chúa, truyền bá Nước Chúa Ki-tô trên khắp trần gian… Cha Xanh Pi-e cho rằng, cha E-ma hoàn toàn có lý khi tự kết án mình như vậy. Vì những nghi lễ phục vụ việc tôn thờ và hành vi tôn thờ nội tâm trong tinh thần và chân lý là hai hoạt động đối lập nhau. Tôn thờ nội tâm trong tinh thần và chân lý thì “không đòi thời gian và không gian, mà chỉ cần một tâm hồn làm nơi Chúa ngự mà thôi” (Tr.272), như Ghi Chú Tĩnh Tâm ở Rô-ma ghi lại:

Ngày 23 tháng 3 năm 1865: “Sự kiết hiệp với Chúa Giê-su diễn ra ở đâu? Ở trong tôi. Sự kết hiệp này được thực hiện ở trong Chúa Giê-su Ki-tô: “Hãy ở lại trong Thầy…”. Sự kết hiệp này, dù là thực hành hay một nhân đức, cũng luôn được thực hiện ở trong Chúa Giê-su Ki-tô và ở nơi nội tâm của tôi”.

 Tư tưởng này đã dẫn cha E-ma tới lời khấn hiến dâng bản thân cho Chúa vào ngày 21 tháng 3 năm 1865. Đó là “lời đáp lại tình yêu” (tr.289), “niêm ấn của phòng tiệc ly nội tâm” (tr.295).

 * Các chương VI và VII đề cập đến linh đạo, đó là thứ linh đạo hiệp nhất với Chúa Ki-tô là “trung tâm thực của tình yêu” (tr.284). Linh đạo này dựa trên nền tảng của chương 6 và Huấn Từ sau Bữa Tiệc Ly trong Phúc Âm thánh Gio-an. Đó là thứ linh đạo hiệp nhất được thể hiện nơi cuộc sống nhờ Hiệp Lễ, cho tới khi đạt tới “tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Ki-tô (Êp.4:13)”.

 Từ những đoạn trích trong Ghi Chú Tĩnh Tâm của cha E-ma, các thơ, các bài đăng trên tờ Thông Tin “Bí Tích Thánh Thể”, các chứng tích trong án phong Chân Phước, văn khố của gia đình Gioóc-đăng (Jordans)… cha Xanh Pi-e chứng tỏ, cha E-ma đã nhấn mạnh đến Hiệp Lễ và coi đó là trọng tâm của lòng sùng kính thánh thể. Hơn sáu chục trang được thâu thập lại chứng tỏ rằng, đối với cha E-ma, Hiệp Lễ là nguồn phát sinh, nâng đỡ và trọng tâm của lòng tôn sùng thánh thể.

 Số lượng lớn các bản văn về Hiệp Lễ được trích từ những thơ hướng dẫn giáo dân, các bài giảng dạy cho những người rước lễ lần đầu, những bài giảng về lễ Mình Thánh Chúa Ki-tô, những tâm sự đặc biệt với Mẹ Mác-gơ-rít (Marguerite), với cô Đăng-đi-nhê (d’Andigné), với bà Gioóc-đăng (Jordan), những lời chỉ giáo cho một số người khác nữa v.v. tất cả đều nhằm mục đích nói lên rằng, Hiệp Lễ là nguồn mạch và trung tâm của lòng tôn sùng thánh thể. Sự kiện đó khiến cha Xanh Pi-e đi tới kết luận: Sau khi đọc một số lớn các tài liệu như vậy, thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi kết luận rằng, cha E-ma chủ trương sự hiệp thông của phòng tiệc ly phải là tột đỉnh của đời sống ki-tô hữu. Tự bản chất thì “sự hiện diện trước” không thể là mục tiêu đối với vị đã từng nói vào ngày 16 tháng 7 năm 1868 rằng: “Thánh Thể được thiết lập dưới hình của ăn nuôi dưỡng. Trước hết, linh hồn cần được nuôi dưỡng… bằng của thiêng liêng, đừng bao giờ quên điều đó”.

 Cảnh báo này được phát biểu mấy tuần trước khi cha E-ma qua đời, vì thế chúng ta có thể coi đó là lời trăng trối cuối cùng của Đấng Sáng Lập. Giáo huấn cuối cùng này tóm lược toàn thể giáo huấn của Vị Tông Đồ Phòng Tiệc Ly. Cha E-ma, người môn đệ của Phòng Tiệc Ly, đã không ảo tưởng về “sự hiện diện trước”. Ngài nhận ra vai trò tương đối và sơ bộ của vấn đề này. Nếu ngài đặc biệt dành những chương đầu của Hiến Pháp cho những giờ quì chầu thánh thể, thì đó chỉ là để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho hành vi chính yếu của Phòng Tiệc Ly mà thôi. Bản văn của Hiến Pháp được hoàn tất vào năm 1863 đang khi ngài ở Xanh-Bon-nê (Saint-Bonnet), bản văn này cũng cần được trích dẫn để đánh tan mọi ý tưởng mơ hồ hay nghi hoặc về chủ trương của cha E-ma. Đối với thánh Phê-rô Giu-li-a-nô, cũng như đối với thánh Phan-xi-cô đề San (Francis de Sales), thì Thánh Lễ là “Mặt Trời”, hay Mặt Nhật của lòng đạo đức.

 – “Xác tín về chân lý này là, lễ hi sinh của Thánh Lễ và sự hiệp thông với Mình Chúa Giê-su Ki-tô phải là nguồn mạch ban sự sống và là tột đỉnh của đức thờ phượng, vì thế mỗi người phải hướng lòng đạo đức, các nhân đức và tình yêu của mình về mục tiêu này: là cử hành cách xứng đáng và lãnh nhận cách hiệu quả các mầu nhiệm thần linh này” (tr.359) [4].

Đoạn văn trên chứng tỏ cách rõ rệt nhất chủ trương của cha Xanh Pi-e (Saint-Pierre) là hữu lý. Ngài đã hết sức thận trọng để không gia diết vấn đề tranh cãi ngài nêu lên. Ngài không chủ trương có sự đối lập giữa chầu thánh thể và kết hiệp với Chúa Ki-tô, nhưng ngài coi những nghi lễ phụng sự thánh thể và đời sống chầu thánh thể phải phát nguồn từ sự hiệp nhất với Chúa Ki-tô, hoa trái của Hiệp Lễ.

 Như vậy, tiền đề mà cha Xanh Pi-e đưa ra là: Cha E-ma là tiếng nói của quá khứ, hay vị hướng dẫn của hiện tại? Trong chương cuối cùng, cha Xanh Pi-e tin tưởng rằng, ngài đã biện hộ cho cha E-ma trước những kết án cho rằng cha E-ma hoàn toàn chỉ là môn đệ của phái Giăng-xê-nis-mô mà thôi. Ngoài ra, cha Xanh Pi-e cũng lồng vào luận đề của ngài một lý thuyết riêng nữa.

B- LÝ THUYẾT

 Lý thuyết mà cha Xanh Pi-e đề ra là:1- Sau cuộc Đại Tĩnh Tâm ở Rô-ma, cha E-ma đã “tách rời”:

– từ “thần bí nhằm thiết lập các ngai tòa”, để đi tới “thần bí về phòng tiệc ly”;

– từ “hiện diện trước”, để đi tới “hiện diện trong” (tức trong nội tâm).

2- Sau khi cha E-ma qua đời không lâu, “các cận vệ lão thành” như: cha Đờ Qui-es (de Cuers), Sa-nuy-ê (Chanuet), Săng-pi-ông(Champion), Lơ roay-ê (Leroyet), Ô-đi-be (Audibert), các vị này đã không hướng dẫn Hội Dòng theo đúng lý tưởng của Đấng Sáng Lập, trái lại các ngài đã dồn nỗ lực vào việc thiết lập “đội cận vệ danh dự của triều đình”. Tất cả chỉ đặt nặng vào việc chầu thánh thể gồm những việc như: chia nhóm và thay phiên nhau chầu, trung thành với giờ đã được chỉ định, đúng giờ, quan tâm đến những tấm khăn phủ bàn quì đỏ và xanh, sử dụng phương pháp cầu nguyện, những miễn chước, sổ kiểm soát ở trong phòng thánh. “Những tư tưởng cổ” của cha Đờ Qui-es đã lấn át tư tưởng chính thống của Đấng Sáng Lập.

 “Điều có vẻ nghịch lý là, một chi nhánh ngoài đời của gia đình thánh thể lại bảo tồn cẩn mật lý tưởng của người cha thiêng liêng hơn. Như vậy, chúng ta có thể quả quyết chính xác rằng, Đấng Sáng Lập đã có lý khi không quan tâm đến sáng kiến chầu luân phiên theo óc tưởng tượng của vị cựu đại úy hải quân là Rây-mông đờ Qui-es (Raymond de Cuers) đề ra, để được tự do chăm lo cho‘những phòng tiệc ly nhỏ bé trên thế giới” (tr.241).

 Trong số những phòng tiệc ly nhỏ bé quí giá trên trần gian này, đáng kể hơn cả là những người thuộc gia đình Gioóc-đăng(Jordans) ở Li-ông (Lyon). Hoàn toàn bất đồng với cáo phó mà các tu sỹ của cha E-ma phổ biến, trong đó các ngài chỉ nhấn mạnh đến một khía cạnh làm vinh danh Chúa trong Thánh Thể qua việc chầu liên tiếp, bà Na-ta-li Gioóc-đăng (Nathalie Jordan) đã thuyết phục và hướng dẫn một người bạn của cha E-ma là cha A-léc-xăng-đe Xe-ma (Alexander Seymat) viết một bài về Đấng Sáng Lập, trong bài đó, cha Xe-ma nhận định:

 “Cả Thiên Chúa lẫn cha E-ma đều không mãn nguyện nếu lập một dòng tu chỉ nhằm mục đích để thiết lập những ngai tòa ở khắp nơi cho Vua của nhân loại, trong khi đó mọi công cuộc khác vẫn nguyên như cũ. Điều cần thiết là phải thiết lập ngai tòa ấynơi tâm hồn… Đền thờ đích thực, nhà tạm chính thức và ngai tòa của Vua phải là tâm hồn nhân loại. Đó mới chính là nơi mà người ta phải tổ chức công cuộc phụng sự tôn thờ Chúa” (tr. 418).

Cha Xanh Pi-e không những coi quan điểm ấy là tư tưởng trung thực của cha E-ma, ngài còn nêu rõ sự đối lập giữa “hiện diện trước” với “hiện diện nội tâm”; giữa “tôn thờ Chúa nơi vật chất và lố bịch[5] với “tôn thờ Chúa trong tinh thần và chân lý”. Ngài cũng chống lại “chầu luân phiên” theo sáng kiến của cha Đờ Qui-es và ngài còn nhận thấy làm Giờ Thánh là điều không cần thiết đến nỗi không có không được. Thờ phượng trong tinh thần và chân lý không cần đến “vẻ huy hoàng của núi Gơ-ri-gim, hay cảnh lộng lẫy của Đền Thờ Giê-ru-sa-lem” (tr.257), và cũng” không cần phải bận tâm đến thời giờ và nơi chốn, chỉ cần tâm hồn hiến dâng cho Chúa để làm nơi cư ngụ là đủ rồi” (tr.263).

 – “Học thuyết của thánh Au-gus-ti-nô cho rằng, bất cứ hành động nào được thực hiện để liên kết ta với Thiên Chúa trong sự hiệp thông thánh thiện và vinh phúc đều là lễ hi sinh thực… Học thuyết này đã trở nên sống động nơi vị tĩnh tâm ở Rô-ma” (tr.290).

 – “… Đời sống hiệp thông là: hợp nhất ý chí trong sự tôn thờ nội tâm và trong hiến lễ bản vị” (tr. 292).

 – “Noi theo gương khiêm nhường của Đấng Trung Gian để trở nên bánh ban sự sống, đó chính là tôn thờ trong tinh thần, sự tôn thờ này không cần đến vẻ huy hoàng của Gơ-ri-gim hay của Giê-ru-sa-lem, nhưng là một đền thờ nội tâm, hay một phòng tiệc ly”(tr.381).

“Đối với người môn đệ của Phòng Tiệc Ly thì điều cốt yếu là đặt mọi hoạt động dưới ảnh hưởng thánh hóa của Chúa Ki-tô.

Như vậy, tác vụ cũng như mọi sinh hoạt khác đều trở thành việc thờ phượng trong tinh thần và chân lý” (tr.304).

 – “Khi sống trọn vẹn sứ mạng làm chứng cho Lời, người môn đệ lại chẳng chu toàn bổn phận tôn thờ đích thực đó sao? Nào chẳng phải tuyên xưng Thánh Thể trong mùa cũng như ngoài mùa là trung thành với lòng sùng kính của ta đó sao?” (tr.393).

 – “Nữ Hoàng của Phòng Tiệc Ly, gương mẫu chầu Chúa liên tục, không phải là đấng ngự ở trong một căn nhà, hay trong cung thánh, nhưng là ở ‘chốn thiên cung của nhân đức và tình yêu’ đó sao?” (tr. 302).

 Tôn thờ trong tinh thần và chân lý được thu gọn lại trong “tinh thần tôn thờ”, tinh thần này được thấm nhập vào toàn thể cuộc sống của ta và được lan tỏa ra qua mọi hoạt động[6]. Một điều chắc chắn là tinh thần ấy không đặt nặng vấn đề bàn quì được phủ khăn đỏ hay xanh. Cha Xanh Pi-e không giải thích cặn kẽ lý thuyết này, nhưng ngài chỉ đưa ra những đề nghị gợi ý, những ảo tưởng, chỉ trích, kết án… mà thôi.

 Cha Xanh Pi-e đã đưa ra một số những dấu chỉ chứng tỏ rằng, cha E-ma không còn đặt nặng hình thức của những việc tôn thờ nữa. Sau đây là một vài điểm chính:

a- Phủ nhận đức thờ phượng là nhân đức đặc biệt của ơn kêu gọi: Trong cuộc Đại Tĩnh Tâm ở Rô-ma, cha E-ma viết:

Ngày 1 tháng 2: “Tôi tưởng rằng, nhân đức đặc biệt của kẻ tôn thờ là đức thờ phượng. Nhưng giờ đây tôi mới thấy không phải vậy, vì thực hành và sự hoàn thiện đức thờ phượng vẫn chỉ ở ngoài chúng ta mà thôi”.

 Cha Xanh Pi-e thêm: “Kết luận được rút ra từ đó là: Tôn thờ trong tinh thần và chân lý còn vượt trên đức thờ phượng. Kẻ tôn thờ đích thực theo truyền thống Gio-an thì không hề cảm thấy bất cứ trục trặc, trở ngại hay ngột ngạt nào, vì hành vi tôn thờ không cần đến nơi chốn danh dự… Cùng một kết luận tương tự khi khảo sát về lời Chúa khiển trách cha E-ma vì đã bách hại Người nơi Hội Dòng của Người: Những cây cằn cỗi và biến dạng là những hậu quả tai hại do mối quan tâm sai lạc và nông cạn phát sinh ra”(tr.369). Đặt nặng vấn đề nghi lễ và công cuộc phục vụ tôn thờ là do “những ý tưởng cổ” của cha Đờ Qui-es (tr.308; 315).

b- Bảo thủ những nghi thức. Cha Xanh Pi-e chủ trương, cha E-ma thấy rõ vấn đề đối với nghi thức tôn thờ (tr.436). Sau khi phê bình cuốn tiểu sử về Đấng Sáng Lập của cha Tes-ni-e (Tesnière) và ấn bản Cuộc Tĩnh Tâm ở Rô-ma của cha Nu-nhes (Nunez), cha Xanh Pi-e nhận thấy cha E-ma bắt đầu rời xa dần những nghi thức của việc phục vụ tôn thờ (tr.436; 439).

c- Chầu Thánh Thể vào giờ cố định. Cha Xanh Pi-e tin rằng, vào những năm cuối đời, cha E-ma đã chầu vào lúc 4 giờ sáng và 12giờ trưa, đó là dấu chỉ chứng tỏ thái độ không quan tâm đến hệthống chầu luân phiên theo sáng kiến của cộng sự viên tiên khởi của ngài (tr. 242; 393).

d- Hiệp Lễ là trung tâm của lòng tôn sùng thánh thể. Cha Xanh Pi-e cố gắng chứng tỏ rằng, cha E-ma chủ trương: những giờ chầu phải qui hướng về Thánh Lễ và Hiệp Lễ, và phải thực hiện được mục tiêu ấy. Nếu chứng tỏ được như vậy thì thực là đáng quí. Vì điều đó sẽ làm cho Đấng Sáng Lập trở thành vị tiền hô của thời đại này. Ngài là vị tiền hô đã tái lập Thánh Thể làm trung tâm của đời sống ki-tô hữu, đã qui hướng lòng đạo đức vào Thánh Thể ở một thời điểm mà những lòng sùng mộ đặc biệt bộc phát quá nhiều; nhưng đặc biệt, ngài là vị tiền hô theo đường lối của Đức Giáo Hoàng Pi-ô X hơn là của Đôm Pi-ô Pac (Dom PiusParsch).

 Chúng ta có thể tìm được một số đáng kể những bản văn mà cha E-ma liên kết Hiệp Lễ với đời sống tôn thờ [7]. Đối với cha E-ma, Thánh Thể là Nhập Thể nối dài cho đến tận cùng thời gian. Qua Hiệp Lễ, Chúa liên kết ta với Người để tiếp tục cuộc sống cứu độ của Người ở trong ta hầu làm vinh danh Chúa Cha. Người đến để sống ở trong ta, để biến mọi tư tưởng, lời nói và hành động của ta thành bài ca chúc tụng và tạ ơn Chúa Cha:

 “Hiệp Lễ hiến dâng cho Chúa một đời sống thứ hai để Người tôn vinh Chúa Cha. Ở trên trời, Chúa ở trạng thái vinh quang, nên không thể tôn vinh Chúa Cha bằng sự tôn kính của tình yêu tự do và quảng đại được nữa; vì vậy Người đã tạo cho Người một đời sống thứ hai nhờ Thánh Thể; rồi qua Hiệp Lễ, Người đến với ta, cư ngụ ở trong ta, hiệp nhất Người với ta… Nhờ cuộc hiệp nhất bí tích này, chúng ta hiến dâng một thân xác hữu hình cho thân xác phục sinh của Chúa, một trái tim thể chất để ôm ấp trái tim yêu thương của Người, sự tự do của cuộc sống để tiếp tục các nhân đức của Chúa. Như vậy, nhờ Hiệp Lễ, linh hồn được biến đổi nên giống Chúa Ki-tô, và để Chúa sống trong chính hữu thể của linh hồn. Một chút thần tính xâm nhập vào người rước lễ: Người ấy hoạt động, nhưng chính Chúa ban năng lực nhờ ơn sủng của Người…Chúa có thể thưa với Đức Chúa Cha: Con yêu mến Cha, Con thờ lạy Cha, Con chịu thương khó thêm một lần nữa, Con tiếp tục sống trong các chi thể của Con…”.

 Một quan điểm khác về Hiệp Lễ của cha E-ma là: chỉ nhờ rước lấy Đấng Cứu Chuộc, chúng ta mới có thể hiểu biết được cách sâu xa hơn về tình yêu của Người, và mới thấu suốt được sự cao cả của ơn cứu chuộc mà Người thực hiện ở nơi ta:

 “Mạc khải của Chúa Giê-su qua Hiệp Lễ thúc bách tâm trí ta tìm kiếm lý do sâu xa của chương trình cứu độ, tình yêu và lòng nhân hậu của Chúa. Mạc khải đó thúc đẩy ta yêu mến Chúa hơn, vì biết mà thôi thì chẳng có gì đáng kể lắm; nhưng còn phải tỏa sáng rực rỡ và đáp ứng lại nữa. Tôn thờ không thể chỉ ở bề ngoài, nhưng còn phải thấu đến tận đáy của các mầu nhiệm nữa. Tôn thờ không thể trọn vẹn được nếu không có Hiệp Lễ. Hiệp Lễ làm cho tâm hồn nhìn thấy, am hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức, và từ đó tâm hồn sẽ tấn tới từ ánh sáng tới ánh sáng như ở trên trời”.

 Đối với cha E-ma, dường như không có vấn đề “hoặc là, hoặc là”, nhưng là “cả hai”. Cha E-ma quan tâm đến ảnh hưởng hỗ tương hơn là sự khác biệt giữa tôn thờ và Hiệp Lễ.

 Phải nhìn nhận rằng, mãi cho tới thập niên 1960, lối sống của Hội Dòng hoàn toàn bị chi phối và bị đóng khung vào cuốn” Nội Qui”. Mọi người phải tuân theo một sự đồng nhất khắt khe. Cuốn Nội Qui Chung được xuất bản năm 1893 dưới thời cha Ô-đi-be (Audibert) cũng đã nhắc tới Sổ Kiểm Soát Giờ Chầu. Các bề trên phải tìm cách kiểm soát chặt chẽ các giờ chầu. Mọi vắng mặt, chậm trễ, hay thay đổi giờ chầu được chỉ định, đều phải được ghi lại trong Sổ Kiểm Soát. Mọi thiếu sót đều bị phạt quì trong phiên họp thú tội hàng tuần và phải thi hành việc đền tội. Mọi việc đều được ấn định trước để đảm bảo sự trung thành chặt chẽ bằng cách kiểm soát hơn là bằng tinh thần tôn thờ. Hệ thống ấy tương tự như Phụng Vụ bị thoái hóa thành việc tuân giữ những qui luật chữ đỏ. Đối với một số người, phụng sự Chúa chỉ còn thu lại trong “hiện diện trước”.

 Kể từ khi Luật Sống được phê chuẩn, và những việc phục vụ tôn thờ được chấm dứt thì lý thuyết của cha Xanh Pi-e chỉ được coi là mối quan tâm thuộc về lịch sử mà thôi. Nhưng giá trị của công cuộc nghiên cứu lớn lao mà ngài thực hiện thì vẫn tồn tại mãi. Chủ đề ngài đưa ra quả thực đã giúp ta hiểu biết sâu xa hơn về Đấng Sáng Lập.

Kỷ niệm chuyến công tác Đà Nẵng Sơn Trà ngày 19 tháng 11 năm 2007


[1] A.M Roguet, O.P. “Les à-peu-près de la prédication eucharistique” (MaisonDieu), 1947, số 11, tr. 178-190. Có thể đọc thêm những phê phán của LauncelotShepherd, “Spiritual Writers of Modern Times” (New York: Twentieth CenturyCatholic Encyclopedia, tập 47, Hawthorn Book, 1967, trang 57-58 với đoạn nói về những sâu bọ rượt bắt Chúa ở trong bánh thánh.

[2] Sau cảm nghiệm ở La Xen-xuyệc-me (La Seyne-sur-mer) không lâu, cha E-ma đã viết cho Mẹ Mác-gơ-rít Ghi-ô (Marguerite Guillot) vào ngày 30 tháng 4năm 1853: “Cha cho con hay, cha không muốn nhắm mắt trước khi thực hiệnđược tư tưởng cao đẹp mà Thiên Chúa đã tuôn đổ vào tâm hồn cha liên quan đến

[3] Joseph Ignatius Franchi, Oratorian, Treastise on the love of self-despising.

[4] Coi: E. Nunez, Textus Constitutionum, IV, tr.432. Đoạn về dự án Xanh Bon-nê (Saint-Bonnet) được viết bằng bút chì, sau đó được tẩy đi, rồi được viết lại bằng mực với một ghi chú thêm vào: đáng ghi chép. Đoạn này được bao gồm trong bản văn Hiến Pháp được in năm 1864.

[5] Thành ngữ này được vay mượn từ Blăng-đờ-Xanh-Bon-nê (Blanc de Saint-Bonnet), coi: tr. 178.

[6] Coi: E. Nunez, The Sprituality of Bl. Peter Julian Eymard (Linh đạo của Chân Phước Phê-rô Giu-li-a-nô E-ma) tr. 193-194.

[7] Coi: E. Nunez, The Spirituality of Bl. Peter Julian Eymard (Linh đạo của Chân Phước Phê-rô Giu-li-a-nô E-ma), tr.94-97; 105-112; nhất là trang 111, và 185-188.