Một Số Sự Kiện Nổi Bật Trong Cuộc Đời Phê-rô Giu-Li-A-Nô- E-Ma

Ngày 07 tháng 06 năm 1829, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma gia nhập tập viện của Dòng Hiến Sỹ Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm; nhưng chỉ được năm tháng, tức là tháng 11 năm 1829, Giu-li-a-nô Ê-ma đã phải rời tập viện của Dòng Hiến Sỹ Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm, vì lý do sức khỏe.

MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT

TRONG CUỘC ĐỜI PHÊ-RÔ GIU-LI-A-NÔ Ê-MA[1]

1811 – GIA ĐÌNH VÀ THỜI THANH NIÊN : Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma

Chào đời tại La Mure, nước Pháp, vào ngày 04 tháng 02 năm 1811,

Lãnh Bí tích Thánh tẩy ngày 05 tháng 02 năm 1811,

Con trai út trong một gia đình mười người con,

Các anh chị của Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma qua đời khi còn rất trẻ.

1819 – Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma xưng tội lần đầu vào năm 1819, lúc được 8 tuổi.

1821 – Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đi hành hương Đức Mẹ Laus, ở Gap, thuộc phía Nam của La Mure, và lưu trú tại đó 8 ngày.

1822 – Ngày 22 tháng 05 năm 1822 (thứ Tư), Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma lãnh Bí tích Thêm sức từ tay Giám mục Claude Simon.

Ngày 09 tháng 12 năm 1822, lúc 11 tuổi, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma xưng tội lần thứ hai tại Villars cùng với một người bạn.

1823 – Ngày 16 tháng 03 năm 1823, lúc 12 tuổi, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma Rước Lễ lần đầu.

1824 – Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đi hành hương Đức Mẹ Laus, lúc 13 tuổi, và xưng tội chung. Cha Touch khuyên nhủ Ê-ma nên Rước Lễ mỗi tuần, đồng thời thuyết phục Ê-ma theo đuổi ơn gọi linh mục.

1828 – Ngày 05 tháng 08 năm 1828, lúc 17 tuổi, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma nhận được tin mẹ của mình đã qua đời, đang lúc cậu ở trong nhà thờ thánh Robert.

1829 – Ngày 07 tháng 06 năm 1829, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma gia nhập tập viện của Dòng Hiến Sỹ Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm; nhưng chỉ được năm tháng, tức là tháng 11 năm 1829, Giu-li-a-nô Ê-ma đã phải rời tập viện của Dòng Hiến Sỹ Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm, vì lý do sức khỏe.

1831 – Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma bày tỏ với bố của cậu về ý định muốn theo đuổi ơn gọi làm linh mục, nhưng ông bố của Ê-ma phản đối ý định này của cậu, và ông muốn cậu Ê-ma tiếp nối nghề nghiệp của ông. Nhưng … vào ngày 03 tháng 03 năm 1831, bố của Ê-ma đã qua đời, lúc đó cậu Ê-ma được 20 tuổi.

Cuối tháng 09 năm 1831, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma gia nhập đại chủng viện của Giáo phận Grenoble, nước Pháp.

1834 – LINH MỤC GIÁO PHẬN GRENOBLE, PHÁP:

Ngày 20 tháng 07 năm 1834, thầy Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã chịu chức linh mục, lúc 23 tuổi. Ngày hôm sau, tân linh mục Ê-ma đã đi bộ 40 Km đến đền thánh Đức Mẹ l’Osier.

Ngày 22 tháng 07 năm 1834, tại đền thánh Đức Mẹ l’Osier, tân linh mục Ê-ma cử hành thánh lễ đầu tiên, nhân ngày lễ thánh Ma-ri-a Ma-đa-lê-na, bổn mạng của thân mẫu cha Ê-ma.

Ngày 17 tháng 10 năm1834, cha Ê-ma được Đức Giám mục Giáo phận bổ nhiệm làm cha phụ tá giáo xứ Chatte. Tại đây, cha Ê-ma bắt đầu sứ vụ vào ngày 26 tháng 10 cùng năm. Cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma làm linh mục phụ tá Giáo xứ Chatte khoảng 03 năm (1834-1837).

1836 – Vào một buổi chiều trong tháng 06 năm 1836, tại tảng đá “huyền nhiệm” trong nghĩa trang thánh Romans gần Giáo xứ Chatte, cha Ê-ma đã nhận được một hồng ân đặc biệt về sự tuyệt diệu và tình yêu của Thiên Chúa.

1837 – Ngày 02 tháng 07 năm 1837, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ Giáo xứ Monteynard. Lúc đó, cha Ê-ma được 26 tuổi.

1838 – Cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đi Lyons để thăm Dòng Đức Ma-ri-a, mới được thành lập, và cha có ý định xin gia nhập Dòng Đức Ma-ri-a. Nhưng, Đức Giám mục Giáo phận phản đối, và muốn cha phụ trách Nhóm Tông đồ của Giáo phận. Tuy nhiên, cha Ê-ma vẫn khăng khăng ý muốn gia nhập Dòng Đức Ma-ri-a. Đức Giám mục đặt điều kiện thử thách cha Ê-ma: là làm sao cho cả xứ đều Rước Lễ trong Mùa Phục Sinh, khoảng 450 người. Cha Ê-ma đã thành công trong hai năm liền. Cuối cùng, Đức Giám mục đồng ý chấp thuận cho cha Ê-ma nhập Dòng.

1839 – Ngày 04 tháng 07 năm 1839, Đức Giám mục Giáo phận Grenoble đã cho phép cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma có quyền gia nhập Dòng Đức Ma-ri-a.

Ngày 16 tháng 08, Đức Giám mục cho cha Ê-ma biết hạn chót để di chuyển là tối Chúa Nhật, 18 tháng 08.

Ngày 18 tháng 08, trong tư cách là những người quản gia, các chị của cha Ê-ma đã muốn cha chờ đợi đến ngày hôm sau hẳn di chuyển chỗ ở. Cha Ê-ma trả lời các chị: ‘Ngày mai e rằng sẽ quá trễ’.

Ngày 19 tháng 08, cha Ê-ma viết thư an ủi các chị của mình.

DÒNG ĐỨC MA-RI-A:

Ngày 20 tháng 08 năm 1839, lễ thánh Bernard, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã gia nhập tập viện của Dòng Đức Ma-ri-a tại Lyons. Lúc này, cha Ê-ma được 28 tuổi.

1840 – Ngày 16 tháng 02 năm 1840, sau sáu tháng sống trong tập viện, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã tuyên khấn lần đầu trong Dòng Đức Ma-ri-a tại nhà nguyện của Dòng tại Belley.

1844 – Ngày 24 tháng 09 năm 1844, lúc được 33 tuổi, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma được bầu chọn làm Bề trên Giám tỉnh của Dòng Đức Ma-ri-a.

1845 – Ngày 25 tháng 05 năm 1845, Chúa nhật trong tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma mang mặt nhật Mình Thánh Chúa trong cuộc rước kiệu Thánh Thể tại nhà thờ Thánh Phao-lô ở Lyons. Lúc đó, cha Ê-ma cảm nghiệm được một niềm khao khát mãnh liệt là được rao giảng chỉ về Chúa Giê-su trong Bí tích Thánh Thể.

Tháng 09 – tháng 10 năm 1845, cha Ê-ma tổ chức cuộc tiễn chân lên đường của 13 nhà truyền giáo Dòng Đức Ma-ri-a, rời cảng Havre lên tàu đi Châu Đại Dương.

1846 – Ngày 19 tháng 09, kỷ niệm biến cố lạ thường về việc Đức Trinh Nữ Rất Thánh hiện ra với hai trẻ em tại LaSallete.

Ngày 21 tháng 09, cha Ê-ma thôi giữ chức vụ bề trên Tỉnh Dòng, và trở thành Phụ tá Bề trên Tổng quyền và Tổng Kinh lý của Dòng Đức Ma-ri-a.

Ngày 13 tháng 12, cha Ê-ma bảo với các chị của mình rằng ngài tin vào phép lạ tại La Sallete.

1848 – Tháng 03 năm 1848, đang khi đi bộ ở thành phố Lyons, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma bị các tên côn đồ tấn công. Chúng đe dọa ném vị linh mục xuống Sông Rhone, nhưng khi phát hiện ra đây là cha Ê-ma, các tên côn đồ này đã ngưng việc bạo loạn và đưa cha về nhà xứ trong sự hân hoan vinh quý.

1849 – Ngày 21 tháng Giêng năm 1849, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma thăm viếng một địa điểm, nơi mà vua thánh Lu-y thứ 16 bị xử trảm.

Trong thời gian ở lại Paris, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma bắt đầu liên lạc với Herman Cohen và Raymond de Cuers là những sáng lập viên của Hội chầu Ban đêm dành cho nam giới; cha Ê-ma cho phép các vị này thi hành công việc của Hội chầu Ban đêm tại nhà nguyện của Dòng Đức Ma-ri-a.

Ngày 18 tháng 06, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đi hành hương đền thánh Đức Mẹ Laus. Tháng 10, tại đền thánh Đức Mẹ Laus, cha Ê-ma soạn bản Luật cho Hội Dòng Ba của Dòng Đức Ma-ri-a.

1850 – Tháng 06 năm 1850, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma được chọn làm Giám sư Tập viện của Dòng Đức Ma-ri-a.

Từ ngày 26 tháng 10 đến 01 tháng 11 năm 1850, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma giảng tĩnh tâm cho các sinh viên tại Đại Chủng Viện Grenoble.

1851 – Ngày 21 tháng Giêng năm 1851, ân sủng đầu tiên về Dòng Thánh Thể được đón nhận tại Đền thánh Đức Mẹ Fourviere.

Ngày 02 tháng 02 năm 1851, ân sủng chính yếu tại Fourviere là cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma nên thành lập một cộng đoàn hoàn toàn dâng kính cho Thánh Thể. Chính Đức Ma-ri-a giúp cha Ê-ma hiểu ra rằng cha cần phải dấn thân để làm cho Bí tích Cực Thánh được nhận biết và yêu mến.

Ngày 07 tháng 12 năm 1851, trường đại học La Seyne, do cha Ê-ma làm linh hướng, bị 2000 người theo cách mạng tấn công. Cha Ê-ma đã cầu nguyện suốt đêm hôm đó, và cuối cùng những người cách mạng đã bỏ đi.

1852 – Tháng 03, cha Ê-ma lãnh trách nhiệm phụ trách Hội Chầu Ban Đêm tại Toulon, do Thuyền Trưởng De Cuers khởi xướng. Cha Ê-ma bắt đầu việc Chầu Chúa Giê-su Thánh Thể tại gia.

Ngày 01 tháng 05 năm 1852, Đức Giám mục Grenoble chuẩn nhận phép lạ Đức Mẹ hiện ra ở La Sallete.

Ngày 18 tháng 08 năm 1852, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã có một cuộc hành hương đầu tiên đến Đức Mẹ La Sallete, sau này cha Ê-ma còn trở lại La Sallete 10 lần nữa.

1853 – Ngày 05 tháng 04 năm 1853, tại La Seyne, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma trổ một cửa sổ từ phòng của mình để có thể nhìn thấy bàn thờ Chúa Giê-su Thánh Thể.

Ngày 18 tháng 04 năm 1853, trong suốt thời gian cầu nguyện tạ ơn sau Thánh Lễ, cha được Thiên Chúa linh hứng phải lập một Hội Chầu Thánh Thể liên lỉ cho mọi thành phần dân Chúa.

Ngày 16 tháng 08 năm 1853, tại La Sallete, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma khấn hứa sẽ lập một Tu hội Dòng.

1854 – Ngày 08 tháng 12 năm 1854, Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX định tín Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tại La Seyne, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã làm tuần cầu nguyện đặc biệt chín ngày để chuẩn bị cho biến cố này.

1855 – Trong các thư viết vào tháng Giêng năm 1855, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma bày tỏ lòng ước muốn thiết lập một ngai tòa đẹp cho Chúa Giê-su Ki-tô trên trần gian.

Ngày 23 tháng 05 năm 1855, cha Ê-ma gởi bản nháp Hiến Pháp đến Laus để đặt trên bàn thờ Đức Ma-ri-a.

Tháng 07 năm 1855, cha Bề trên Favre cấm cha Ê-ma không được dấn thân theo đuổi công việc của hiệp hội Thánh Thể.

Ngày 02 tháng 08 năm 1855, cha Touche đệ trình lên Đức Giáo Hoàng thư thỉnh cầu của cha Ê-ma.

Ngày 27 tháng 08 năm 1855, có thư phúc đáp của Đức Giáo Hoàng gởi cho cha Touche, trong đó có đoạn nói về dự án lập Dòng Thánh Thể của cha Ê-ma: “Giáo hội đang có nhu cầu này”.

1856 – Ngày 29 tháng 04 năm 1856, cha Favre, Bề trên Tổng quyền Dòng Đức Ma-ri-a, đã viết thư miễn trừ các lời khấn trong Dòng Đức Mẹ cho cha Ê-ma.

Ngày 30 tháng 04, cha Ê-ma đi Paris. Ngày 01 tháng 05, lễ Chúa Thăng Thiên, cha Ê-ma bắt đầu tĩnh tâm để xin gặp Đức Giám mục Sibour, đang là Giám mục phụ tá của Tripoli.

Ngày 07 tháng 05 năm 1856, cha Ê-ma gặp Đức Giám mục Phụ tá để giải thích chi tiết về đơn thỉnh cầu xin lập Dòng Thánh Thể.

Ngày 13 tháng 05 năm 1856, nhân tình cờ gặp Đức Tổng Giám mục Sibour, Đức Giám mục hỏi cha Ê-ma: “Một Dòng thuần túy chiêm niệm ư ? … Không.”

Cha Ê-ma trả lời: “Vâng, chúng con chắc chắn là có chầu Thánh Thể, nhưng chúng con cũng muốn dẫn đưa nhiều người khác đến chầu Thánh Thể nữa. Chúng con phải lo cho những người lớn xưng tội rước lễ lần đầu.”

Đức Giám mục Sibour nói:“Đó là những gì mà cha đang cần … Ngay hôm nay các con là con của cha.”

Sau 17 năm liên tiếp là tu sĩ Dòng Đức Ma-ri-a, và nhiều năm phân định, hôm nay Thiên Chúa đã mời gọi cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma, 45 tuổi, thành lập một hội dòng mới.

DÒNG THÁNH THỂ:

Ngày 13 tháng 05, cha Ê-ma cùng với cha De Cuers tạ ơn Đức Mẹ tại Saint-Sulpice. Các ngài đã tận hiến chính mình cách hoàn toàn cho việc phụng sự Chúa Giê-su Thánh Thể, nhờ Mẹ Ma-ri-a, Nữ Vương phòng Tiệc Ly.

Ngày 19-20 tháng 05, cha Ê-ma đi Laudeville, ở đó cha sẽ soạn một bản nháp mới về Hiến Pháp Dòng.

Ngày 25 tháng 05 năm 1856, cha Ê-ma lần đầu tiên sử dụng danh xưng của Dòng Thánh Thể, viết tắt là S.S.S (Societas Sanctisimi Sacramenti), và mười hai ngày sau, cha Ê-ma chính thức thừa nhận danh xưng trên làm tên gọi của Hội Dòng mới thành lập.

Ngày 01 tháng 06 năm 1856, tiếp quản căn nhà của Đức Tổng Giám mục trên đường d’Enfer. Cha Ê-ma thiết lập cộng đoàn tiên khởi của Dòng Thánh Thể, với một người bạn đồng chí hướng duy nhất là cha Raymond de Cuers.

Ngày 12 tháng 08 năm 1856, những người giúp bếp đã ăn cắp số tiền dành cho việc xây nhà nguyện mới, và tẩu thoát.

1857 – Cha Ê-ma đã đặt Mình Thánh Chúa để chầu trọng thể lần đầu tiên vào lúc 8 giờ sáng, ngày 06 tháng Giêng năm 1857, và cha Ê-ma đã chầu giờ thứ nhất từ 9-10 giờ. Đó là 03 ngày sau khi Đức Tổng Giám mục Sibour bị sát hại (ngày 03 tháng Giêng).

Ngày 09 tháng 04 năm 1857, thứ Năm Tuần Thánh, lúc 6g30 tối, Đức Tân Tổng Giám mục đã ký sắc lệnh cho phép đặt Mình Thánh Chúa để chầu liên tục.

Tháng 05 năm 1857, cha de Cuers bất mãn cộng đoàn và bỏ đi, nhưng … ngày hôm sau cha de Cuers đã trở về cộng đoàn.

Ngày 13 tháng 05 năm 1857, mừng kỷ niệm một năm thành lập Dòng Thánh Thể, nhân dịp này Đức Giám mục Tripoli và cha bề trên của Saint-Sulpice đã đến thăm nhà Dòng.

Ngày 15 tháng 05, nhờ số ơn gọi đông hơn, nên việc chầu Thánh Thể ban đêm đã bắt đầu.

1858 – Ngày 04 tháng 04 năm 1858, lễ Phục Sinh, Nhà nguyện của Dòng Thánh Thể ở Faubourg Saint Jacques được khai trương, bởi vì cha Ê-ma đã rời bỏ nhà trên đường d’Enfer.

Ngày 25 tháng 05 năm 1858, Marguerite Guillot cùng với chị và cô Richard từ Lyons đến. Họ đã chầu Thánh Thể một giờ (từ trưa đến 1 giờ chiều). Hằng năm, nhóm chầu này vẫn được tưởng nhớ như là một mốc khởi đầu trong lịch sử của nhánh nữ, tức là Nữ Tỳ Thánh Thể, tại Paris và Faubourg Saint Jacques.

Ngày 08 tháng 12 năm 1858, lần đầu tiên cha Ê-ma đến Rô-ma. Ngày 09, cha Ê-ma vào viếng Đền thờ thánh Phê-rô bằng đầu gối. Ngày 20 tháng 12, cha Ê-ma yết kiến Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX (nay là Chân Phước) để xin đoản sắc hay chứng thư tán thưởng và chúc lành (Laudatory Brief).

1859 – Ngày 06 tháng Giêng năm 1859, lễ Chúa Hiển Linh, cha Ê-ma nhận được Tông thư của Đức Giáo Hoàng  Pi-ô IX.

Ngày 02 tháng 03 năm 1859, Ê-ma, De Cuers và Champion tuyên khấn lần đầu trong Dòng Thánh Thể.

Ngày 03 tháng 03 năm 1859, cha De Cuers rời Paris để bắt đầu lập cơ sở thứ hai ở Marseilles. Sau một tháng, thánh lễ đầu tiên tại cơ sở Marseilles được cử hành.

Ngày 23 tháng 06, đặt Mình Thánh Chúa để chầu lần đầu tiên tại Marseilles. Hôm sau, cha Ê-ma trở về Paris để cha De Cuers ở lại một mình.

Ngày 31 tháng 07 năm 1859, các sơ Nữ Tỳ tuyên khấn lần đầu.

Ngày 15 tháng 08 năm 1859, cha Ê-ma bắt đầu công việc trợ giúp những người bần cùng khốn khổ: đó là lo cho những người lớn được Rước Lễ lần đầu. cha cũng dạy dỗ giáo lý cho con em của giới bần cùng này: có lần các em hỏi cha Ê-ma: “Thiên Chúa ư?đó là ai vậy?”. Cha Ê-ma kể: “Các trẻ em nghèo không biết mình đang ở đâu”. Một năm sau, có khoảng 12 em được Rước Lễ lần đầu.

1860 – Ngày 15 tháng 08 năm 1860, cha Ê-ma thăm Đức Giám mục De Charbonnel, chứng nhận 38 người Rước Lễ lần đầu ở Paris.

1861 – Ngày 31 tháng 12, dự tính thiết lập cơ sở cho các sơ Nữ Tỳ Thánh Thể tại Angers.

1862 – Ngày 07 tháng 10 năm 1862, Albert Tesniere, 15 tuổi, gia nhập Dòng Thánh Thể tại Paris. Chính Tesniere sau này sẽ là Bề trên Tổng quyền của Dòng Thánh Thể.

Tháng 12 năm 1862, nhà điêu khắc, Auguste Rodin, gia nhập tập viện của Dòng Thánh Thể, nhưng chỉ sau 05 tháng, Rodin đã rời bỏ Dòng. Năm 1863-1864, Auguste Rodin đã nặn vài tượng bán thân về cha Ê-ma, vị sáng lập Dòng; và Rodin đã tặng cho các sơ Nữ Tỳ một tượng.

Ngày 29 tháng 12 năm 1862, với việc đặt Mình Thánh Chúa để chầu, một cộng đoàn thánh thể nữa được khánh thành tại Angers.

1863 – Ngày 18 tháng 03 năm 1863, cha Ê-ma cùng một vài cha khác trong Dòng đã yết kiến Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX để xin phê chuẩn Hiến Pháp của Dòng Thánh Thể.

Sắc lệnh chuẩn nhận Dòng Thánh Thể được đề trình Tòa Thánh ngày 08 tháng 05 năm 1863, và đã được ấn ký ngày 03 tháng 06 năm 1863 (toàn văn Sắc lệnh xin xem trong Hiến Pháp Dòng, trang 244).

Ngày 19-23 tháng 08 năm 1863, Tổng Công Nghị lần thứ nhất và cuộc tĩnh tâm để lập lại lời khấn được tổ chức.

Ngày 12 tháng 09 năm 1863, Đức Giám mục Angers chấp thuận cho thành lập Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể tại đây. Ngày 08 tháng 12, cha Ê-ma đã mua nhà ở Angers cho các sơ Nữ Tỳ Thánh Thể.

1864 – Ngày 21 tháng 02 năm 1864, cha De Cuers và Tesniere đã rời Rô-ma đi Giê-ru-sa-lem mua Nhà Tiệc Ly. Công việc này không thành, nhưng cha Ê-ma sẽ cố gắng lần sau.

Ngày 26 tháng 05 năm 1864, các sơ Nữ Tỳ Thánh Thể chuyển nhà ở Angers và mặc tu phục của tu sĩ lần đầu tiên.

Ngày 17 tháng 11 năm 1864, cha Ê-ma yết kiến Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX, lần yết kiến này có liên hệ đến việc mua nhà Tiệc Ly ở Giê-ru-sa-lem.

1865 – Trong khi chờ đợi phúc đáp về dự án về Giê-ru-sa-lem, cha Ê-ma đã thực hiện một cuộc đại tĩnh tâm ở Rô-ma từ 25/01 – 30/03/1865, và cha Ê-ma đã khám phá ra rằng Nhà Tiệc Ly Nội Tâm thì quan trọng hơn việc thành lập cơ sở ở Giê-ru-sa-lem.

Ngày 16 tháng 02 năm 1865, cha Ê-ma khấn lời khấn thứ tư: Dâng hiến Bản vị hay còn gọi là Quà tặng Bản vị cho Chúa.

Ngày 21 tháng 02, cha Ê-ma đã suy gẫm mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa như là kiểu mẫu cho việc dâng hiến bản vị của mình.

Ngày 21 tháng 03, cha Ê-ma khấn dâng hiến bản vị cho Chúa chúng ta: “Đối với tôi, không gì bằng một ngôi vị tôi, với một nguyện ước cần thiết cho ân sủng này: không gì khác ngoài chính tôi.”

Ngày 06 tháng 07 năm 1865, cha Ê-ma được bầu làm Bề trên Tổng quyền về lối sống tại Tổng Công Nghị.

Ngày 08 tháng 12 năm 1865, cơ sở thứ hai của Nữ Tỳ được thiết lập ở Nemours.

1866 – Ngày 02 tháng 02 năm 1866, một cộng đoàn thánh thể thứ tư được thành lập, và là cộng đoàn đầu tiên ở ngoài nước Pháp: đó là cộng đoàn ở Salazar, Brussels, Bỉ.

Ngày 25 tháng 12 năm 1866, với thánh lễ nửa đêm, một cộng đoàn thánh thể thứ năm được thành lập và dùng làm Nhà Tập (tập viện) tại Saint Maurice (gồm 14 tập sinh).

1867 – Ngày 29 tháng 05 năm 1867, cha Ê-ma đi Nemours để giải tán cộng đoàn Nữ Tỳ ở đó. Cộng đoàn này bị đóng cửa ngày 31 tháng 05.

Ngày 17 tháng 11 năm 1867, thành lập nhà thứ hai ở Brussels, và dùng nhà này làm Nhà Học (học viện). Đây là cộng đoàn thánh thể thứ sáu và cũng là cộng đoàn cuối cùng do cha Ê-ma thành lập.

1868 – Ngày 27 tháng 04 đến 02 tháng 05 năm 1868, cha Ê-ma tĩnh tâm lần cuối tại Nhà Tập của Dòng Thánh Thể tại Saint Maurice.

Ngày 01 tháng 05 năm 1868, cha Ê-ma khai mạc tháng hoa kính Đức Mẹ cùng với các tập sinh: “Chúng ta sẽ tôn vinh Đức Ma-ri-a dưới tước hiệu Đức Mẹ của Bí tích Cực Thánh [ngày nay quen gọi là Đức Mẹ Thánh Thể]”.

Ngày 28 tháng 05 năm 1868, huấn đức các tập sinh, cha Ê-ma nói: “Bởi việc tuyên khấn, chúng ta trở thành những người tôn thờ, mà tôn thờ là gì: đó là sứ vụ của các con, sứ vụ linh thánh, sứ vụ của thiên thần trong Giáo hội.”

Ngày 21 tháng 07 năm 1868, trên đường về La Mure, cha Ê-ma cử hành thánh lễ lần cuối tại Đền thánh Đức Mẹ La Sallete, thuộc giáo phận Grenoble.

DEATH:

Ngày 30 tháng 07 năm 1868, cha Chanuet cử hành thánh lễ và cho cha Ê-ma rước lễ tại phòng của cha Ê-ma.

Ngày 01 tháng 08 năm 1868, cha Ê-ma lãnh nhận bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân lúc 02 giờ sáng, và lãnh nhận Mình Thánh Chúa như của ăn đàng lúc 07 giờ sáng.

Vào lúc 02 giờ 15 chiều, thứ 7 ngày 01 tháng 08, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã qua đời tại La Mure vì sự kiệt sức và chứng đông máu não.

Lúc 05g00 chiều, Chúa Nhật ngày 02 tháng 08 năm 1868, thi hài của cha Ê-ma được an táng tại nghĩa trang Giáo xứ, gần Nhà Thờ. Buổi lễ an táng do cha Leroyer, ở Marseilles, cử hành. Thi hài cha Ê-ma được các linh mục của địa phận khiêng; cha Ê-ma lúc sinh thời vốn được các linh mục của địa phận coi trọng như một vị thánh.

Thứ 2 ngày 03 tháng 08 năm 1868, thánh lễ an táng diễn ra với lượng người tham dự rất đông, nhưng chỉ được một vài tu sĩ Dòng Thánh Thể hiện diện mà thôi.

TUYÊN PHONG HIỂN THÁNH[2]:

1925 – Ngày 12 tháng 07 năm 1925, Đức Giáo Hoàng Pi-ô XI tuyên phong cha Ê-ma lên bậc chân phước, sau khi thừa nhận hai phép lạ chữa lành bệnh do lời bầu cử của cha Ê-ma: (1) Phép lạ chữa lành bệnh ung thư bao tử của Lucinda Cifuentes of  Santiago, Chi-lê năm 1916; (2) Phép lạ chữa lành bệnh lao phổi của Reneé Fouchereau of Angers, Pháp năm 1919.

1962 – Ngày 09 tháng 12 năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII đã tuyên phong hiển thánh cho cha Ê-ma, sau khi thừa nhận hai phép lạ chữa lành nhờ lời bầu cử của cha Ê-ma: (1) Phép lạ chữa lành bệnh lao xương của Charles Verdier of Bourges, Pháp năm 1948 ; (2) Phép lạ chữa lành bệnh hẹp van tim hai lá của Dora Bartels, Melbourne, Úc năm 1949.

1995 – Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã ra Sắc Lệnh ấn định ngày lễ kính thánh Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma trong lịch phụng vụ chung Rô-ma là 02 tháng 08 hằng năm.

Ngày 07 tháng 06 năm 1829, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma gia nhập tập viện của Dòng Hiến Sỹ Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm; nhưng chỉ được năm tháng, tức là tháng 11 năm 1829, Giu-li-a-nô Ê-ma đã phải rời tập viện của Dòng Hiến Sỹ Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm, vì lý do sức khỏe.

MỘT SỐ SỰ KIỆN NỔI BẬT

TRONG CUỘC ĐỜI PHÊ-RÔ GIU-LI-A-NÔ Ê-MA[1]

1811 – GIA ĐÌNH VÀ THỜI THANH NIÊN : Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma

Chào đời tại La Mure, nước Pháp, vào ngày 04 tháng 02 năm 1811,

Lãnh Bí tích Thánh tẩy ngày 05 tháng 02 năm 1811,

Con trai út trong một gia đình mười người con,

Các anh chị của Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma qua đời khi còn rất trẻ.

1819 – Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma xưng tội lần đầu vào năm 1819, lúc được 8 tuổi.

1821 – Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đi hành hương Đức Mẹ Laus, ở Gap, thuộc phía Nam của La Mure, và lưu trú tại đó 8 ngày.

1822 – Ngày 22 tháng 05 năm 1822 (thứ Tư), Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma lãnh Bí tích Thêm sức từ tay Giám mục Claude Simon.

Ngày 09 tháng 12 năm 1822, lúc 11 tuổi, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma xưng tội lần thứ hai tại Villars cùng với một người bạn.

1823 – Ngày 16 tháng 03 năm 1823, lúc 12 tuổi, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma Rước Lễ lần đầu.

1824 – Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đi hành hương Đức Mẹ Laus, lúc 13 tuổi, và xưng tội chung. Cha Touch khuyên nhủ Ê-ma nên Rước Lễ mỗi tuần, đồng thời thuyết phục Ê-ma theo đuổi ơn gọi linh mục.

1828 – Ngày 05 tháng 08 năm 1828, lúc 17 tuổi, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma nhận được tin mẹ của mình đã qua đời, đang lúc cậu ở trong nhà thờ thánh Robert.

1829 – Ngày 07 tháng 06 năm 1829, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma gia nhập tập viện của Dòng Hiến Sỹ Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm; nhưng chỉ được năm tháng, tức là tháng 11 năm 1829, Giu-li-a-nô Ê-ma đã phải rời tập viện của Dòng Hiến Sỹ Đức Ma-ri-a Vô Nhiễm, vì lý do sức khỏe.

1831 – Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma bày tỏ với bố của cậu về ý định muốn theo đuổi ơn gọi làm linh mục, nhưng ông bố của Ê-ma phản đối ý định này của cậu, và ông muốn cậu Ê-ma tiếp nối nghề nghiệp của ông. Nhưng … vào ngày 03 tháng 03 năm 1831, bố của Ê-ma đã qua đời, lúc đó cậu Ê-ma được 20 tuổi.

Cuối tháng 09 năm 1831, Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma gia nhập đại chủng viện của Giáo phận Grenoble, nước Pháp.

1834 – LINH MỤC GIÁO PHẬN GRENOBLE, PHÁP:

Ngày 20 tháng 07 năm 1834, thầy Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã chịu chức linh mục, lúc 23 tuổi. Ngày hôm sau, tân linh mục Ê-ma đã đi bộ 40 Km đến đền thánh Đức Mẹ l’Osier.

Ngày 22 tháng 07 năm 1834, tại đền thánh Đức Mẹ l’Osier, tân linh mục Ê-ma cử hành thánh lễ đầu tiên, nhân ngày lễ thánh Ma-ri-a Ma-đa-lê-na, bổn mạng của thân mẫu cha Ê-ma.

Ngày 17 tháng 10 năm1834, cha Ê-ma được Đức Giám mục Giáo phận bổ nhiệm làm cha phụ tá giáo xứ Chatte. Tại đây, cha Ê-ma bắt đầu sứ vụ vào ngày 26 tháng 10 cùng năm. Cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma làm linh mục phụ tá Giáo xứ Chatte khoảng 03 năm (1834-1837).

1836 – Vào một buổi chiều trong tháng 06 năm 1836, tại tảng đá “huyền nhiệm” trong nghĩa trang thánh Romans gần Giáo xứ Chatte, cha Ê-ma đã nhận được một hồng ân đặc biệt về sự tuyệt diệu và tình yêu của Thiên Chúa.

1837 – Ngày 02 tháng 07 năm 1837, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma được bổ nhiệm làm linh mục quản xứ Giáo xứ Monteynard. Lúc đó, cha Ê-ma được 26 tuổi.

1838 – Cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đi Lyons để thăm Dòng Đức Ma-ri-a, mới được thành lập, và cha có ý định xin gia nhập Dòng Đức Ma-ri-a. Nhưng, Đức Giám mục Giáo phận phản đối, và muốn cha phụ trách Nhóm Tông đồ của Giáo phận. Tuy nhiên, cha Ê-ma vẫn khăng khăng ý muốn gia nhập Dòng Đức Ma-ri-a. Đức Giám mục đặt điều kiện thử thách cha Ê-ma: là làm sao cho cả xứ đều Rước Lễ trong Mùa Phục Sinh, khoảng 450 người. Cha Ê-ma đã thành công trong hai năm liền. Cuối cùng, Đức Giám mục đồng ý chấp thuận cho cha Ê-ma nhập Dòng.

1839 – Ngày 04 tháng 07 năm 1839, Đức Giám mục Giáo phận Grenoble đã cho phép cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma có quyền gia nhập Dòng Đức Ma-ri-a.

Ngày 16 tháng 08, Đức Giám mục cho cha Ê-ma biết hạn chót để di chuyển là tối Chúa Nhật, 18 tháng 08.

Ngày 18 tháng 08, trong tư cách là những người quản gia, các chị của cha Ê-ma đã muốn cha chờ đợi đến ngày hôm sau hẳn di chuyển chỗ ở. Cha Ê-ma trả lời các chị: ‘Ngày mai e rằng sẽ quá trễ’.

Ngày 19 tháng 08, cha Ê-ma viết thư an ủi các chị của mình.

DÒNG ĐỨC MA-RI-A:

Ngày 20 tháng 08 năm 1839, lễ thánh Bernard, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã gia nhập tập viện của Dòng Đức Ma-ri-a tại Lyons. Lúc này, cha Ê-ma được 28 tuổi.

1840 – Ngày 16 tháng 02 năm 1840, sau sáu tháng sống trong tập viện, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã tuyên khấn lần đầu trong Dòng Đức Ma-ri-a tại nhà nguyện của Dòng tại Belley.

1844 – Ngày 24 tháng 09 năm 1844, lúc được 33 tuổi, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma được bầu chọn làm Bề trên Giám tỉnh của Dòng Đức Ma-ri-a.

1845 – Ngày 25 tháng 05 năm 1845, Chúa nhật trong tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma mang mặt nhật Mình Thánh Chúa trong cuộc rước kiệu Thánh Thể tại nhà thờ Thánh Phao-lô ở Lyons. Lúc đó, cha Ê-ma cảm nghiệm được một niềm khao khát mãnh liệt là được rao giảng chỉ về Chúa Giê-su trong Bí tích Thánh Thể.

Tháng 09 – tháng 10 năm 1845, cha Ê-ma tổ chức cuộc tiễn chân lên đường của 13 nhà truyền giáo Dòng Đức Ma-ri-a, rời cảng Havre lên tàu đi Châu Đại Dương.

1846 – Ngày 19 tháng 09, kỷ niệm biến cố lạ thường về việc Đức Trinh Nữ Rất Thánh hiện ra với hai trẻ em tại LaSallete.

Ngày 21 tháng 09, cha Ê-ma thôi giữ chức vụ bề trên Tỉnh Dòng, và trở thành Phụ tá Bề trên Tổng quyền và Tổng Kinh lý của Dòng Đức Ma-ri-a.

Ngày 13 tháng 12, cha Ê-ma bảo với các chị của mình rằng ngài tin vào phép lạ tại La Sallete.

1848 – Tháng 03 năm 1848, đang khi đi bộ ở thành phố Lyons, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma bị các tên côn đồ tấn công. Chúng đe dọa ném vị linh mục xuống Sông Rhone, nhưng khi phát hiện ra đây là cha Ê-ma, các tên côn đồ này đã ngưng việc bạo loạn và đưa cha về nhà xứ trong sự hân hoan vinh quý.

1849 – Ngày 21 tháng Giêng năm 1849, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma thăm viếng một địa điểm, nơi mà vua thánh Lu-y thứ 16 bị xử trảm.

Trong thời gian ở lại Paris, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma bắt đầu liên lạc với Herman Cohen và Raymond de Cuers là những sáng lập viên của Hội chầu Ban đêm dành cho nam giới; cha Ê-ma cho phép các vị này thi hành công việc của Hội chầu Ban đêm tại nhà nguyện của Dòng Đức Ma-ri-a.

Ngày 18 tháng 06, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đi hành hương đền thánh Đức Mẹ Laus. Tháng 10, tại đền thánh Đức Mẹ Laus, cha Ê-ma soạn bản Luật cho Hội Dòng Ba của Dòng Đức Ma-ri-a.

1850 – Tháng 06 năm 1850, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma được chọn làm Giám sư Tập viện của Dòng Đức Ma-ri-a.

Từ ngày 26 tháng 10 đến 01 tháng 11 năm 1850, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma giảng tĩnh tâm cho các sinh viên tại Đại Chủng Viện Grenoble.

1851 – Ngày 21 tháng Giêng năm 1851, ân sủng đầu tiên về Dòng Thánh Thể được đón nhận tại Đền thánh Đức Mẹ Fourviere.

Ngày 02 tháng 02 năm 1851, ân sủng chính yếu tại Fourviere là cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma nên thành lập một cộng đoàn hoàn toàn dâng kính cho Thánh Thể. Chính Đức Ma-ri-a giúp cha Ê-ma hiểu ra rằng cha cần phải dấn thân để làm cho Bí tích Cực Thánh được nhận biết và yêu mến.

Ngày 07 tháng 12 năm 1851, trường đại học La Seyne, do cha Ê-ma làm linh hướng, bị 2000 người theo cách mạng tấn công. Cha Ê-ma đã cầu nguyện suốt đêm hôm đó, và cuối cùng những người cách mạng đã bỏ đi.

1852 – Tháng 03, cha Ê-ma lãnh trách nhiệm phụ trách Hội Chầu Ban Đêm tại Toulon, do Thuyền Trưởng De Cuers khởi xướng. Cha Ê-ma bắt đầu việc Chầu Chúa Giê-su Thánh Thể tại gia.

Ngày 01 tháng 05 năm 1852, Đức Giám mục Grenoble chuẩn nhận phép lạ Đức Mẹ hiện ra ở La Sallete.

Ngày 18 tháng 08 năm 1852, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã có một cuộc hành hương đầu tiên đến Đức Mẹ La Sallete, sau này cha Ê-ma còn trở lại La Sallete 10 lần nữa.

1853 – Ngày 05 tháng 04 năm 1853, tại La Seyne, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma trổ một cửa sổ từ phòng của mình để có thể nhìn thấy bàn thờ Chúa Giê-su Thánh Thể.

Ngày 18 tháng 04 năm 1853, trong suốt thời gian cầu nguyện tạ ơn sau Thánh Lễ, cha được Thiên Chúa linh hứng phải lập một Hội Chầu Thánh Thể liên lỉ cho mọi thành phần dân Chúa.

Ngày 16 tháng 08 năm 1853, tại La Sallete, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma khấn hứa sẽ lập một Tu hội Dòng.

1854 – Ngày 08 tháng 12 năm 1854, Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX định tín Tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tại La Seyne, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã làm tuần cầu nguyện đặc biệt chín ngày để chuẩn bị cho biến cố này.

1855 – Trong các thư viết vào tháng Giêng năm 1855, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma bày tỏ lòng ước muốn thiết lập một ngai tòa đẹp cho Chúa Giê-su Ki-tô trên trần gian.

Ngày 23 tháng 05 năm 1855, cha Ê-ma gởi bản nháp Hiến Pháp đến Laus để đặt trên bàn thờ Đức Ma-ri-a.

Tháng 07 năm 1855, cha Bề trên Favre cấm cha Ê-ma không được dấn thân theo đuổi công việc của hiệp hội Thánh Thể.

Ngày 02 tháng 08 năm 1855, cha Touche đệ trình lên Đức Giáo Hoàng thư thỉnh cầu của cha Ê-ma.

Ngày 27 tháng 08 năm 1855, có thư phúc đáp của Đức Giáo Hoàng gởi cho cha Touche, trong đó có đoạn nói về dự án lập Dòng Thánh Thể của cha Ê-ma: “Giáo hội đang có nhu cầu này”.

1856 – Ngày 29 tháng 04 năm 1856, cha Favre, Bề trên Tổng quyền Dòng Đức Ma-ri-a, đã viết thư miễn trừ các lời khấn trong Dòng Đức Mẹ cho cha Ê-ma.

Ngày 30 tháng 04, cha Ê-ma đi Paris. Ngày 01 tháng 05, lễ Chúa Thăng Thiên, cha Ê-ma bắt đầu tĩnh tâm để xin gặp Đức Giám mục Sibour, đang là Giám mục phụ tá của Tripoli.

Ngày 07 tháng 05 năm 1856, cha Ê-ma gặp Đức Giám mục Phụ tá để giải thích chi tiết về đơn thỉnh cầu xin lập Dòng Thánh Thể.

Ngày 13 tháng 05 năm 1856, nhân tình cờ gặp Đức Tổng Giám mục Sibour, Đức Giám mục hỏi cha Ê-ma: “Một Dòng thuần túy chiêm niệm ư ? … Không.”

Cha Ê-ma trả lời: “Vâng, chúng con chắc chắn là có chầu Thánh Thể, nhưng chúng con cũng muốn dẫn đưa nhiều người khác đến chầu Thánh Thể nữa. Chúng con phải lo cho những người lớn xưng tội rước lễ lần đầu.”

Đức Giám mục Sibour nói:“Đó là những gì mà cha đang cần … Ngay hôm nay các con là con của cha.”

Sau 17 năm liên tiếp là tu sĩ Dòng Đức Ma-ri-a, và nhiều năm phân định, hôm nay Thiên Chúa đã mời gọi cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma, 45 tuổi, thành lập một hội dòng mới.

DÒNG THÁNH THỂ:

Ngày 13 tháng 05, cha Ê-ma cùng với cha De Cuers tạ ơn Đức Mẹ tại Saint-Sulpice. Các ngài đã tận hiến chính mình cách hoàn toàn cho việc phụng sự Chúa Giê-su Thánh Thể, nhờ Mẹ Ma-ri-a, Nữ Vương phòng Tiệc Ly.

Ngày 19-20 tháng 05, cha Ê-ma đi Laudeville, ở đó cha sẽ soạn một bản nháp mới về Hiến Pháp Dòng.

Ngày 25 tháng 05 năm 1856, cha Ê-ma lần đầu tiên sử dụng danh xưng của Dòng Thánh Thể, viết tắt là S.S.S (Societas Sanctisimi Sacramenti), và mười hai ngày sau, cha Ê-ma chính thức thừa nhận danh xưng trên làm tên gọi của Hội Dòng mới thành lập.

Ngày 01 tháng 06 năm 1856, tiếp quản căn nhà của Đức Tổng Giám mục trên đường d’Enfer. Cha Ê-ma thiết lập cộng đoàn tiên khởi của Dòng Thánh Thể, với một người bạn đồng chí hướng duy nhất là cha Raymond de Cuers.

Ngày 12 tháng 08 năm 1856, những người giúp bếp đã ăn cắp số tiền dành cho việc xây nhà nguyện mới, và tẩu thoát.

1857 – Cha Ê-ma đã đặt Mình Thánh Chúa để chầu trọng thể lần đầu tiên vào lúc 8 giờ sáng, ngày 06 tháng Giêng năm 1857, và cha Ê-ma đã chầu giờ thứ nhất từ 9-10 giờ. Đó là 03 ngày sau khi Đức Tổng Giám mục Sibour bị sát hại (ngày 03 tháng Giêng).

Ngày 09 tháng 04 năm 1857, thứ Năm Tuần Thánh, lúc 6g30 tối, Đức Tân Tổng Giám mục đã ký sắc lệnh cho phép đặt Mình Thánh Chúa để chầu liên tục.

Tháng 05 năm 1857, cha de Cuers bất mãn cộng đoàn và bỏ đi, nhưng … ngày hôm sau cha de Cuers đã trở về cộng đoàn.

Ngày 13 tháng 05 năm 1857, mừng kỷ niệm một năm thành lập Dòng Thánh Thể, nhân dịp này Đức Giám mục Tripoli và cha bề trên của Saint-Sulpice đã đến thăm nhà Dòng.

Ngày 15 tháng 05, nhờ số ơn gọi đông hơn, nên việc chầu Thánh Thể ban đêm đã bắt đầu.

1858 – Ngày 04 tháng 04 năm 1858, lễ Phục Sinh, Nhà nguyện của Dòng Thánh Thể ở Faubourg Saint Jacques được khai trương, bởi vì cha Ê-ma đã rời bỏ nhà trên đường d’Enfer.

Ngày 25 tháng 05 năm 1858, Marguerite Guillot cùng với chị và cô Richard từ Lyons đến. Họ đã chầu Thánh Thể một giờ (từ trưa đến 1 giờ chiều). Hằng năm, nhóm chầu này vẫn được tưởng nhớ như là một mốc khởi đầu trong lịch sử của nhánh nữ, tức là Nữ Tỳ Thánh Thể, tại Paris và Faubourg Saint Jacques.

Ngày 08 tháng 12 năm 1858, lần đầu tiên cha Ê-ma đến Rô-ma. Ngày 09, cha Ê-ma vào viếng Đền thờ thánh Phê-rô bằng đầu gối. Ngày 20 tháng 12, cha Ê-ma yết kiến Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX (nay là Chân Phước) để xin đoản sắc hay chứng thư tán thưởng và chúc lành (Laudatory Brief).

1859 – Ngày 06 tháng Giêng năm 1859, lễ Chúa Hiển Linh, cha Ê-ma nhận được Tông thư của Đức Giáo Hoàng  Pi-ô IX.

Ngày 02 tháng 03 năm 1859, Ê-ma, De Cuers và Champion tuyên khấn lần đầu trong Dòng Thánh Thể.

Ngày 03 tháng 03 năm 1859, cha De Cuers rời Paris để bắt đầu lập cơ sở thứ hai ở Marseilles. Sau một tháng, thánh lễ đầu tiên tại cơ sở Marseilles được cử hành.

Ngày 23 tháng 06, đặt Mình Thánh Chúa để chầu lần đầu tiên tại Marseilles. Hôm sau, cha Ê-ma trở về Paris để cha De Cuers ở lại một mình.

Ngày 31 tháng 07 năm 1859, các sơ Nữ Tỳ tuyên khấn lần đầu.

Ngày 15 tháng 08 năm 1859, cha Ê-ma bắt đầu công việc trợ giúp những người bần cùng khốn khổ: đó là lo cho những người lớn được Rước Lễ lần đầu. cha cũng dạy dỗ giáo lý cho con em của giới bần cùng này: có lần các em hỏi cha Ê-ma: “Thiên Chúa ư?đó là ai vậy?”. Cha Ê-ma kể: “Các trẻ em nghèo không biết mình đang ở đâu”. Một năm sau, có khoảng 12 em được Rước Lễ lần đầu.

1860 – Ngày 15 tháng 08 năm 1860, cha Ê-ma thăm Đức Giám mục De Charbonnel, chứng nhận 38 người Rước Lễ lần đầu ở Paris.

1861 – Ngày 31 tháng 12, dự tính thiết lập cơ sở cho các sơ Nữ Tỳ Thánh Thể tại Angers.

1862 – Ngày 07 tháng 10 năm 1862, Albert Tesniere, 15 tuổi, gia nhập Dòng Thánh Thể tại Paris. Chính Tesniere sau này sẽ là Bề trên Tổng quyền của Dòng Thánh Thể.

Tháng 12 năm 1862, nhà điêu khắc, Auguste Rodin, gia nhập tập viện của Dòng Thánh Thể, nhưng chỉ sau 05 tháng, Rodin đã rời bỏ Dòng. Năm 1863-1864, Auguste Rodin đã nặn vài tượng bán thân về cha Ê-ma, vị sáng lập Dòng; và Rodin đã tặng cho các sơ Nữ Tỳ một tượng.

Ngày 29 tháng 12 năm 1862, với việc đặt Mình Thánh Chúa để chầu, một cộng đoàn thánh thể nữa được khánh thành tại Angers.

1863 – Ngày 18 tháng 03 năm 1863, cha Ê-ma cùng một vài cha khác trong Dòng đã yết kiến Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX để xin phê chuẩn Hiến Pháp của Dòng Thánh Thể.

Sắc lệnh chuẩn nhận Dòng Thánh Thể được đề trình Tòa Thánh ngày 08 tháng 05 năm 1863, và đã được ấn ký ngày 03 tháng 06 năm 1863 (toàn văn Sắc lệnh xin xem trong Hiến Pháp Dòng, trang 244).

Ngày 19-23 tháng 08 năm 1863, Tổng Công Nghị lần thứ nhất và cuộc tĩnh tâm để lập lại lời khấn được tổ chức.

Ngày 12 tháng 09 năm 1863, Đức Giám mục Angers chấp thuận cho thành lập Dòng Nữ Tỳ Thánh Thể tại đây. Ngày 08 tháng 12, cha Ê-ma đã mua nhà ở Angers cho các sơ Nữ Tỳ Thánh Thể.

1864 – Ngày 21 tháng 02 năm 1864, cha De Cuers và Tesniere đã rời Rô-ma đi Giê-ru-sa-lem mua Nhà Tiệc Ly. Công việc này không thành, nhưng cha Ê-ma sẽ cố gắng lần sau.

Ngày 26 tháng 05 năm 1864, các sơ Nữ Tỳ Thánh Thể chuyển nhà ở Angers và mặc tu phục của tu sĩ lần đầu tiên.

Ngày 17 tháng 11 năm 1864, cha Ê-ma yết kiến Đức Giáo Hoàng Pi-ô IX, lần yết kiến này có liên hệ đến việc mua nhà Tiệc Ly ở Giê-ru-sa-lem.

1865 – Trong khi chờ đợi phúc đáp về dự án về Giê-ru-sa-lem, cha Ê-ma đã thực hiện một cuộc đại tĩnh tâm ở Rô-ma từ 25/01 – 30/03/1865, và cha Ê-ma đã khám phá ra rằng Nhà Tiệc Ly Nội Tâm thì quan trọng hơn việc thành lập cơ sở ở Giê-ru-sa-lem.

Ngày 16 tháng 02 năm 1865, cha Ê-ma khấn lời khấn thứ tư: Dâng hiến Bản vị hay còn gọi là Quà tặng Bản vị cho Chúa.

Ngày 21 tháng 02, cha Ê-ma đã suy gẫm mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa như là kiểu mẫu cho việc dâng hiến bản vị của mình.

Ngày 21 tháng 03, cha Ê-ma khấn dâng hiến bản vị cho Chúa chúng ta: “Đối với tôi, không gì bằng một ngôi vị tôi, với một nguyện ước cần thiết cho ân sủng này: không gì khác ngoài chính tôi.”

Ngày 06 tháng 07 năm 1865, cha Ê-ma được bầu làm Bề trên Tổng quyền về lối sống tại Tổng Công Nghị.

Ngày 08 tháng 12 năm 1865, cơ sở thứ hai của Nữ Tỳ được thiết lập ở Nemours.

1866 – Ngày 02 tháng 02 năm 1866, một cộng đoàn thánh thể thứ tư được thành lập, và là cộng đoàn đầu tiên ở ngoài nước Pháp: đó là cộng đoàn ở Salazar, Brussels, Bỉ.

Ngày 25 tháng 12 năm 1866, với thánh lễ nửa đêm, một cộng đoàn thánh thể thứ năm được thành lập và dùng làm Nhà Tập (tập viện) tại Saint Maurice (gồm 14 tập sinh).

1867 – Ngày 29 tháng 05 năm 1867, cha Ê-ma đi Nemours để giải tán cộng đoàn Nữ Tỳ ở đó. Cộng đoàn này bị đóng cửa ngày 31 tháng 05.

Ngày 17 tháng 11 năm 1867, thành lập nhà thứ hai ở Brussels, và dùng nhà này làm Nhà Học (học viện). Đây là cộng đoàn thánh thể thứ sáu và cũng là cộng đoàn cuối cùng do cha Ê-ma thành lập.

1868 – Ngày 27 tháng 04 đến 02 tháng 05 năm 1868, cha Ê-ma tĩnh tâm lần cuối tại Nhà Tập của Dòng Thánh Thể tại Saint Maurice.

Ngày 01 tháng 05 năm 1868, cha Ê-ma khai mạc tháng hoa kính Đức Mẹ cùng với các tập sinh: “Chúng ta sẽ tôn vinh Đức Ma-ri-a dưới tước hiệu Đức Mẹ của Bí tích Cực Thánh [ngày nay quen gọi là Đức Mẹ Thánh Thể]”.

Ngày 28 tháng 05 năm 1868, huấn đức các tập sinh, cha Ê-ma nói: “Bởi việc tuyên khấn, chúng ta trở thành những người tôn thờ, mà tôn thờ là gì: đó là sứ vụ của các con, sứ vụ linh thánh, sứ vụ của thiên thần trong Giáo hội.”

Ngày 21 tháng 07 năm 1868, trên đường về La Mure, cha Ê-ma cử hành thánh lễ lần cuối tại Đền thánh Đức Mẹ La Sallete, thuộc giáo phận Grenoble.

DEATH:

Ngày 30 tháng 07 năm 1868, cha Chanuet cử hành thánh lễ và cho cha Ê-ma rước lễ tại phòng của cha Ê-ma.

Ngày 01 tháng 08 năm 1868, cha Ê-ma lãnh nhận bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân lúc 02 giờ sáng, và lãnh nhận Mình Thánh Chúa như của ăn đàng lúc 07 giờ sáng.

Vào lúc 02 giờ 15 chiều, thứ 7 ngày 01 tháng 08, cha Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma đã qua đời tại La Mure vì sự kiệt sức và chứng đông máu não.

Lúc 05g00 chiều, Chúa Nhật ngày 02 tháng 08 năm 1868, thi hài của cha Ê-ma được an táng tại nghĩa trang Giáo xứ, gần Nhà Thờ. Buổi lễ an táng do cha Leroyer, ở Marseilles, cử hành. Thi hài cha Ê-ma được các linh mục của địa phận khiêng; cha Ê-ma lúc sinh thời vốn được các linh mục của địa phận coi trọng như một vị thánh.

Thứ 2 ngày 03 tháng 08 năm 1868, thánh lễ an táng diễn ra với lượng người tham dự rất đông, nhưng chỉ được một vài tu sĩ Dòng Thánh Thể hiện diện mà thôi.

TUYÊN PHONG HIỂN THÁNH[2]:

1925 – Ngày 12 tháng 07 năm 1925, Đức Giáo Hoàng Pi-ô XI tuyên phong cha Ê-ma lên bậc chân phước, sau khi thừa nhận hai phép lạ chữa lành bệnh do lời bầu cử của cha Ê-ma: (1) Phép lạ chữa lành bệnh ung thư bao tử của Lucinda Cifuentes of  Santiago, Chi-lê năm 1916; (2) Phép lạ chữa lành bệnh lao phổi của Reneé Fouchereau of Angers, Pháp năm 1919.

1962 – Ngày 09 tháng 12 năm 1962, Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII đã tuyên phong hiển thánh cho cha Ê-ma, sau khi thừa nhận hai phép lạ chữa lành nhờ lời bầu cử của cha Ê-ma: (1) Phép lạ chữa lành bệnh lao xương của Charles Verdier of Bourges, Pháp năm 1948 ; (2) Phép lạ chữa lành bệnh hẹp van tim hai lá của Dora Bartels, Melbourne, Úc năm 1949.

1995 – Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II đã ra Sắc Lệnh ấn định ngày lễ kính thánh Phê-rô Giu-li-a-nô Ê-ma trong lịch phụng vụ chung Rô-ma là 02 tháng 08 hằng năm.