LINH ĐẠO HIỆP THÔNG VÀ THÂN MÌNH ĐỨC KI-TÔ

Thần học gia nổi tiếng Karl Rahner đã nói trước khi qua đời Người trong tương lai người Công Giáo sẽ là Thần Bí hoặc không là gì cả. Ngày nay, người công giáo cần phát triển cách tiếp cận Thần Bí cho cuộc sống nếu họ ước mong nhận biết rõ hơn mầu nhiệm Đức Ki-tô và mầu nhiệm nước Trời, được sống và được Đức Ki-tô loan báo. Tuy nhiên, thực tại nước trời không thể bị tách rời khỏi thực tại hiệp thông của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau ngang qua Bí tích rửa tội hoặc không thể tách rời khỏi sự hiệp thông Thánh Thể của chúng ta ngang qua Mình và Máu của Đức Ki-tô.

Sự hiệp thông là ở đây là sự hiệp thông Ba Ngôi Thần linh, Cha, Con và Thánh Thần gắn kết với nhau trong mối tương quan tình yêu nội tại. Tình yêu đó không thể đong đo đếm được nhưng tuôn tràn qua Đức Giê-su Ki-tô vào trong chúng ta, để chúng ta và tất cả muôn loài muôn vật có thể được sinh động trong sự hiệp thông Thần Linh. Ba Ngôi không những là khuôn mẫu cho sự hiệp thông nhưng vì sự nhập thể là chính sự hiệp thông mà trong đó chúng ta sống. Sự hiệp thông tồn tại ở những mức độ khác nhau trong sự sáng tạo, nhân loại, Ki-tô hữu, Giáo Hội và gia đình. Đó là sự hiệp thông tròn đầy nhất trong Giáo Hội, khi Giáo Hội quy tụ như Thân Mình của Đức Ki-tô trong Thánh Thể. Bởi vì tất cả công trình sáng tạo đều sinh động trong Đức Ki-tô, nên chúng ta và tất cả muôn loài muôn vật quá khứ và hiện tại đều được thu hút vào trong mối tương quan tình yêu Ba Ngôi giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Phúc âm của Thánh Gioan, Đức Ki-tô dâng lên Chúa Cha những lời cầu nguyện thật tâm tình như sau: “Xin cho tất cả nên một, như, Lạy Cha, Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con. Phần Con, Con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho Con, để họ nên một như chúng ta là một.” (Ga 17,21-22). Những lời cầu xin của Đức Giê-su là muốn hiệp nhất chúng ta trong Thiên Chúa bắt nguồn từ tình yêu tràn đầy sức sống của Chúa Cha và Chúa Con, một tình yêu hiệp nhất trong sự sống thần linh. Ba Ngôi Thiên Chúa không hoàn toàn độc lập với nhau, cách nào đó, hiệp thông sâu xa với nhau. Sự sống của Ba Ngôi luôn chảy tràn sự phong nhiêu vĩnh cửu trong nhau và trong từng Ngôi một. Trong khía cạnh tương quan, sự sống được diễn tả trong hành vi tự hiến cho nhau. Ở đây chúng ta bị thử thách là phải hình dung ra được những mối tương quan liên vị của chúng ta trong việc ở lại trong nhau được định hình hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Trong mối tương liên sự sống đó, mỗi một Ngôi vị nuôi dưỡng và duy trì sức sống hiện hữu của Ngôi vị khác. Như tiến sĩ Tony Kelly từng nói: “Con người muốn trở thành nhà Thần Bí thì phải sở hữu được tri thức nội tại của Thiên Chúa, được sẻ chia trong ánh sáng của Lời, và tình yêu tự hiến hoàn toàn của Thần Khí, hoàn toàn trọn vẹn dâng về Chúa Cha.” Chúng ta không ở ngoài Ba Ngôi, nhưng chúng ta ở ngay bên trong sức sống tình yêu thần linh. Đó cũng là ơn gọi làm Ki-tô hữu của chúng ta để loan báo sự hiệp thông bằng cách chia sẻ ánh sáng kinh nghiệm của chúng ta và sự hiểu biết sự sống trong Thiên Chúa.

Để nhận ra sự hiệp thông trong nhau, chúng ta cần phải mở cặp mắt chúng ta như Đức Ki-tô đã từng dạy dỗ các môn đệ: “Anh em có mắt mà không thấy có tai mà không nghe ư” (Mc 8,18). Khi chúng ta thực hành những lời này của Đức Giê-su cho một thế giới thay đổi, thì không bao giờ quy trở lại đời sống tục hóa của nó. Thay vào đó, chúng ta sẽ có khả năng chiêm ngắm Thiên Chúa trong muôn loài muôn vật, trong khi đó kinh thánh và truyền thống mang lại chiều sâu ý nghĩa mà chúng ta không bao giờ hình dung. Thực tế, chính thánh Phaolô từng mô tả chính Ngài như một người tù của Đức Chúa (Ep 4,1) mang ý nghĩa nhiều hơn khi chúng ta nắm được những lời của người theo nghĩa mặt chữ như Phaolô nói với chúng ta. Bởi thế, thách đố cơ bản của Đức Ki-tô mong muốn cho chúng ta là mở cặp mắt chúng ta. Khi chúng ta chiêm ngắm bằng chính cặp mắt của Đức Ki-tô, thì tất cả thực tại mang lại ý nghĩa mới, tràn đầy phấn khởi và sức sống mà không loại trừ thập giá. Quả thực, trong Bí tích rửa tội, chúng ta được thanh tẩy vào trong sự sống, cái chết và sự phục sinh của Đức Ki-tô. Thập giá được đổ đầy sự sống mới bởi vì cái chết và sự phục sinh của Đức Ki-tô. Điều này cũng được diễn tả cách cụ thể nhất nơi thực tại của Thân Mình Thánh Thể và Máu của Đức Ki-tô mà chúng ta quen thuộc nhất, tôi muốn triển khai thêm những chiều sâu của mối tương quan của Thiên Chúa với chúng ta qua mối dây hiệp thông và Thân Mình của Đức Ki-tô.

Hướng tới một nền linh đạo hiệp thông

Hiệp thông công trình sáng tạo

Với sự hiệp thông, chúng ta được tháp nhập vào trong sự sống của Thiên Chúa, của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và qua Thiên Chúa chúng ta có được sự sống mới với nhau. Hiệp thông tồn tại trong Thiên Chúa và được mở rộng qua Đức Giê-su Ki-tô đến chúng ta và đến tất cả công trình sáng tạo. Với nền tảng này, hiệp thông tồn tại giữa Thiên Chúa và tất cả sự sáng tạo. Đó là thực tại dành cho con người dù họ ý thức hay không ý thức. Tuy nhiên, kiểu mẫu hiệp thông này chỉ có thể được cải thiện nhờ đức tin khi chúng ta nhận ra nơi chính chúng ta hiện hữu trong Thiên Chúa, sống và cử động trong Ngài (Cv 17,28). Một kiểu hiệp thông điển hình như thế được nhận thấy trong cuộc đời của thánh Phanxico Assisi. Thánh nhân thường xuyên đề cập tới công trình sáng tạo như là “anh em và chị em”. Trong mối tương quan cơ bản này của Thiên Chúa và tất cả công trình sáng tạo, chúng ta được gắn kết không chỉ với nhau, mà còn với tất cả cuộc sống, tất cả chi thể, quả thực với mỗi một nguyên tử của vũ trụ. Thần học gia người Úc Denis Edward nói như sau: “ Chúng ta được tạo dựng từ những hạt bụi của các ngôi sao, nhưng chúng ta biết rằng hạt bụi ngôi sao đó được Thiên chúa sáng tạo.” Trong mối dây hiệp thông như thế, Thiên Chúa không thể được xác định bởi vũ trụ, nhưng tồn tại trong mối tương quan mật thiết với nó.

Hiệp thông Thánh Thể

Ở mức độ sâu xa hơn chúng ta đi vào trong hiệp thông với tất cả mọi người. Như thế, chúng ta là anh em chị em với nhau trong một gia đình duy nhất. Sự hiệp thông như thế được làm thêm sâu sắc hơn cách mãnh liệt khi mọi người tin vào Thiên Chúa và tin vào Đức Ki-tô Phục sinh. Đức tin thêm một chiều kích nữa cho sữ hiệp thông của tất cả công trình sáng tạo khi chúng ta bắt đầu ý thức về mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa – Cha, Con và Thánh Thần – nhất là mối tương quan của chúng ta với Đức Ki-tô Phục Sinh. Trong truyền thống Công Giáo mối dây hiệp thông như thế đạt tới mức độc trọn hảo cao nhất khi các tín hữu quy tụ thở phượng Bí tích Thánh Thể. Ở đây chúng ta nhận ra rằng nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Đức Ki-tô hiện diện cách bí tích trong người cử hành, trong Lời sống động của Thiên Chúa, trong Mình và Máu của Đức Ki-tô và trong Cộng đoàn (Thân Mình của Đức Ki-tô). Mối dây hiệp thông này nơi Thánh Thể không chỉ bị giới hạn vào trong một không gian quy tụ duy nhất hay trong một thời khoảng khắc đặc biệt nào đó. Thay vào đó hiệp thông này gắn kết chúng ta với các Cộng đoàn Thánh Thể trên khắp thế giới hiện tại, quá khứ và tương lai, cũng như với các Thánh đang quy tụ thờ phượng trước ngai Thiên Chúa ở trên trời. Hiệp thông Thánh Thể này cũng là cảm niếm trước thờ phượng Con Chiên trên thiên đàng, nơi mà chúng ta sẽ quy tụ với tất cả các thánh và các thiên thần ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa vĩnh cửu.

Hiệp thông đại kết

Hiệp thông cũng có thể mang lại khía cạnh đại kết khi tất cả những ai tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa đề nhận ra sự hiệp thông mà họ chia sẻ, nhất là khi họ cùng nhau quy tụ thờ phượng Thiên Chúa – Cha, Con và Thánh Thần. Mục đích tối hậy của đại kết là làm sâu sắc hơn hiệp thông hiện nay của chúng ta để cuộc đại kết trở thành hiệp thông cầu nguyện nhờ Đức Ki-tô. Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta đến hiệp thông sâu xa hơn, không còn mạnh mẽ nào hơn khi chúng ta cùng nhau quy tụ thờ phượng, đối thoại hoặc hành động, khao khát sức mạnh của Chúa Thánh Thần, cho mối dây hiệp thông sâu xa hơn. Chính hiệp thông dưới tác động sức mạnh của Chúa Thánh Thần, niềm khát khao cho hiệp thông trọn hảo được nhận biết nơi Thiên Chúa – Cha, Con và Thánh Thần.

Hiệp thông các tôn giáo

Chúng ta cũng có thể gắn kết với những người thuộc tôn giáo khác nhờ vào sự hiệp thông. Ở đây, chúng ta không chỉ gắn kết với nhau trong một gia đình nhân loại duy nhất, nhưng chúng ta có được cái nhìn sự sống thiêng liêng mà chúng ta chia sẻ. Khi nhìn dưới cái nhìn dáng vẻ bên ngoài đối với chiều kích sâu thẳm của sự sống này, tất cả chúng ta có thể hoặc không thể tin vào sự hiện hữu siêu việt. Với mức độ này, đối thoại, cộng tác hoặc hành động có thể trở nên hiệp thông thẳm sâu hơn mà chúng ta chia sẻ qua hành động và hiểu biết hiện hữu tôn giáo. Đôi khi mối tương quan này được nhắc đến như là một cuộc đại kết mở rộng.

Hiệp thông các nhóm nhỏ và gia đình

Hiệp thông cũng tồn tại trong những nhóm nhỏ hơn bất cứ ở đâu có hai hay ba người quy tụ nhân danh Đức Giê-su (Mt 18, 20). Mối dây hiệp thông này hiện diện trong lời cầu nguyện hay những nhóm Kinh Thánh, nhưng không bao giờ mạnh mẽ hơn so với gia đình Ki-tô hữu. Chính nơi đây, vợ chồng gắn kết với nhau như một Thân Thể duy nhất trong Đức Ki-tô, cùng ôm ấp những người con của họ trong mối dây hiệp thông trong tình yêu và những đứa con đáp lại bằng tình yêu. Mối tương quan tận tâm, suốt đời và tình yêu này của vợ chồng là kiểu mẫu truyền cảm hứng mãnh liệt nhất của sự hiệp thông; Nhờ đó họ nhận thấy trước những gãy đổ trong thế giới

Hiệp thông nơi trường học

Hiệp thông cũng có thể tồn tại trong cộng đoàn rộng lớn nơi trường học, nhưng sự hiệp thông như thế luôn luôn cần phải được tăng trưởng mạnh mẽ qua mối dây hiệp thông gia đình và hiệp thông Giáo Hội. Chỉ mối dây hiệp thông Giáo Hội quy tụ trong Thánh Thể, đạt đến hiệp thông trọn hảo nhờ Đức Ki-tô cần nguyện.
Làm thế nào chúng ta có thể thực hành sự hiệp thông?

Chúng ta thực hành sự hiệp thông bằng nhận ra nhau trên hành trình lữ hành đức tin, nhận ra những người anh em, chị em trong gia đình Thiên Chúa cũng đang sống xunh quanh chúng ta, nhất là nơi những anh chị em nghèo khổ.

Chúng ta thực hành sự hiệp thông khi chúng ta chiêm ngắm cảnh mặt trời mọc tuyệt đẹp của một ngày tươi mới hay hít thở những mùi hương tỏa bay của một bông hoa và nhận ra rằng chúng ta được liên kết hiệp thông cách nào đó với tất cả muôn vật sáng tạo, bởi vì nhờ Đức Ki-tô và Chúa Thánh Thần tất cả công trình sáng tạo, toàn thể vũ trụ, kể cả chính chúng ta, đều đi vào trong mối tương liên với Thiên Chúa.

Chúng ta thực hành sự hiệp thông bằng cách bắt đầu ý thức, nhất là trong Bí tích Thánh Thể mà chúng ta thờ phượng không chỉ là cá nhân nhưng là một gia đình. Ở đây chúng ta mặc lấy Đức Ki-tô (Gl 3,27) trong Cộng đoàn Giáo xứ và nơi Giáo phận. Sự hiệp thông này là dấu chỉ cho nước trời. Khi chúng ta cất lên hai tiếng “Amen” để rước lấy Mình và Máu của Đức Ki-tô, khi chúng ta ăn bánh và rượu thánh hiến trong Thánh Thể, thì chúng ta cũng mặc lấy Thân Mình của Đức Ki-tô trong cộng đoàn thờ phượng, cũng như Thân Mình rộng lớn của Đức Ki-tô trong thế giới này, nhất là nơi những người nghèo khổ và những thành viên đang đau khổ. Đồng thời bánh được bẻ ra, và rượu được đổ ra, nhắc nhở cho chúng ta về giá trị của sự hiệp thông Đức Ki-tô, và cho chúng ta nếu chúng ta cố gắng bước theo Ngài. Trong sự hiệp thông Thánh Thể, sự khác biệt trong lời nói hay cử điệu, chào hỏi hay chúc lời bình an có thể làm nên đặc tính của sự hiệp thông là những điều làm nên sự ngạc nhiên. Thậm chí một nụ cười tràn đầy khiêm nhường có thể tạo nên những kỳ công.

Chúng ta thực hành sự hiệp thông bằng cách dùng mỗi một dịp để cấu nguyện cho tất cả những ai mà chúng ta đang hiệp thông – những thành viên trong cộng đoàn Thánh Thể của chúng ta, của Giáo Phận, của các Ki-tô hữu, của mọi người từ những tôn giáo khác, của tất cả mọi người, nhất là những người đang đau khổ hoặc những người đã qua đời. Quả thật, trong mối dây hiệp thông, toàn thể thế giới có thể trở thành mục đích trong lời cầu nguyện của chúng ta khi khoa học kỹ thuật hiện đại có thể mở rộng nhận thức của chúng ta về gia đình trên toàn thế giới.

Chúng ta thực hành sự hiệp thông bằng cách nắm lấy mỗi một dịp để tham gia vào hoạt động đại kết để trải nghiệm sự hiệp thông của chúng ta với tất cả các Ki-tô hữu, thậm chí khi chúng ta tìm kiếm qua lời cầu nguyện, thảo luận, đối thoại, hoặc hoạt động để củng cố mối dây hiệp thông thêm sâu sắc hơn. Hiệp thông cũng có thể được cải thiện ngang qua cộng tác và đối thoại với những tôn giáo khác, nhất là những ai đặt niềm tin vào Thiên Chúa Ngôi vị như các Ki-tô hữu tuyên xưng.

Chúng ta thực hành sự hiệp thông bằng cách nhận ra những khu vực ít hiệp thông hơn vẫn hiện hữu trong cuộc sống, nhất là trong những phần tử gia đình của chúng ta, và đôi khi trong những khu vực thế tục mà chúng ta dễ dàng nhận thấy, như các câu lạc bộ và các nhóm

Thân Mình Đức Ki-tô

Trên đường đi Damas, Đức Giê-su buộc tội Phaolo bách hại Người, bởi vì Phaolo đang bách hại cộng đoàn Ki-tô Giáo. Trải qua mười năm tiếp theo, lời đáp trả của Phaolô là triển khai thần học vĩ đại về Thân Mình của Đức Ki-tô. Trong lá thư gửi cho Cộng đoàn Epheso, ngài viết như sau: “Anh em đọc thì có thể thấy rõ tôi am hiểu mầu nhiệm Đức Ki-tô thế nào.” (Ep 3, 4). Đối với Phaolô, Đức Ki-tô Phục sinh thì thật sự ngôi vị banh cạnh Mình. Ngài thách đố mọi người “hãy mặc lấy Đức Ki-tô”, không chỉ trong những lời dạy của Người, nhưng còn phải thông dự vào Thân Mình Phục sinh của Người, bằng cách sống trong Đức Ki-tô và để cho Đức Ki-tô sống trong chúng ta. Nếu chúng ta có thể mở cặp mắt của chúng ta để chiêm ngắm thực tại này, thì toàn thể thế giới sẽ thay đổi, bởi vì chúng ta sẽ chiêm ngắm Đức Ki-tô mọi nơi, nhất là trong chính chúng ta và những người khác. Một số người dễ dàng để Đức Ki-tô nói và hành động ngang qua họ, những người khác có xu hướng kiềm chế sự hiện diện của Người qua việc thiếu ý thức, hoặc thậm chí tội lỗi. Tuy nhiên, một khi chúng ta xác tín rằng chúng ta sống trong Thân Mình Đức Ki-tô, thỉ chúng ta sẽ không còn tự cô lập chính mình thành một ốc đảo nữa dẫn đến một đời sống thiêng liêng ích kỷ, nhưng thay vào đó như dân hiệp nhất trong “Đức Ki-tô” cùng với tất cả anh chị em. Một khi chúng ta có khả năng nắm bắt sự hiểu biết hiện hữu “trong Đức Ki-tô” thì toàn bộc cách sống của chúng ta sẽ dần thay đổi. Chúng ta sẽ nhận ra Đức Ki-tô trong những hành động tốt đẹp của người khác cũng như của chính chúng ta. Chúng ta cũng sẽ nhận ra nỗi u sầu buồn bã, thất bại của chúng ta khi chúng ta ngăn Đức Ki-tô hành động ngang qua chúng ta.

Làm thế nào chúng ta thực hành Thân Mình Đức Ki-tô?

Chúng ta thực hành Thân Mình Đức Ki-tô trước hết ý thức về sự hiện diện năng động của Đức Ki-tô trong thờ phượng trong bí tích Thánh Thể – Chiêm ngắm Đức Ki-tô không chỉ nơi người cử hành Thánh Thể, trong Lời Chúa, trong Mình và Máu của Đức Ki-tô, nhưng chiêm ngắm Đức Ki-tô nhất là trong toàn thể cộng đoàn kể cả chính chúng ta, hiến lễ chính Người và cho chúng ta dâng lên Chúa Cha nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần. Trong bí tích Thánh Thể, chúng ta bắt đầu ý thức rằng nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần chúng ta sẽ có khả năng hiến dâng chính chúng ta với Đức Ki-tô. Một khi chúng ta bắt đầu ý thức sự hiện diện của Đức Ki-tô Phục sinh trong thờ phượng, thì chúng ta sẽ không thể lặp lại thờ phượng một mình. Tôn thờ Đức Ki-tô trong Bí tích Thánh Thể là lời nhắc nhở mạnh mẽ về Thân Mình Phục sinh của Đức Ki-tô mà chúng ta đang sống cũng như lời nhắc nhở về sức mạnh được thông ban qua sự hiệp thông với Mình và Máu Đức Ki-tô.

Chúng ta thực hành Thân Mình Đức Ki-tô bằng cách nhận ra sự hiện diện của Đức Ki-tô Phục sinh bên ngoài thờ phượng Thánh Thể, trong chính chúng ta, và trong tất cả những ai mà chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống hàng ngày – những người trong gia đình, những người trên xe Buýt hay tàu điện, những người trên đường phố, những người trong văn phòng của chúng ta, những thành viên trong gia đình của chúng ta, nhất là những ai nghèo khổ và những khu vực nghèo đói mà chúng ta hay bắt gặp trong cuộc sống thường nhật. Một sự nhận thức như thế sẽ không xảy ra nếu chúng ta không thực hành chúng. Nếu sự thánh thiện là đang thực hành sự hiện diện của Thiên Chúa với bất cứ khoảng không gian sống, cũng vậy sự hiệp thông là thực hành sự hiện diện của Đức Ki-tô trong chính chúng ta và những người khác với kỳ khoảng không gian sống – nhờ thực hành như thế, sự hiệp thông dần trở thành bản tính thứ hai của chúng ta.

Chúng ta thực hành Thân Mình của Đức Ki-tô bằng cách cố gắng nhận ra sự hiện giện của Đức Ki-tô trong cuộc sống của những người khác, vì trong Đức Ki-tô họ chăm sóc cho chúng ta hay những người khác nhờ cử chỉ chào hỏi, của lòng tốt, của sự đồng cảm, của tha thứ, của công bằng hay của sự bình an. Một sự lựa chọn là bằng cách nhận ra sự hiện diện của Đức Ki-tô trong chính chúng ta hay của những người khác thường bị dập tắt bởi sự ích kỷ, mất kiên nhẫn, giận dữ, đố kỵ, lòng ghen tức, thiếu sự tha thứ hay ước muốn trả thù. Đôi khi Đức Ki-tô chạm đến cuộc sống của chúng ta từ nguồn mạch bất ngờ, từ một đứa trẻ trên đường phố, một người thân của chúng ta đang nằm hấp hối trên giường bệnh, hay trong những hành động của một người mà chúng ta cho là độc ác. Nơi những người đó, Đức Ki-tô đôi khi sẽ làm bùng nổ cách bất ngờ ngang qua những người đang bị tù để ngang qua đó Người thực hiện hành động đầy lòng thương xót, sự tha thứ. Điều đó hầu như không thể cho những người hoàn toàn giữ kín sự hiện diện của Đức Ki-tô Phục sinh trong chính bản thân họ.

Chúng ta thực hành Thân Mình Đức Ki-tô bằng cách cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta sự khôn ngoan thấu hiểu mầu nhiệm này. Chúng ta có thể tái đọc lại những lá thư của Phaolô trong ánh sáng Thần Học Thân Mình Đức Ki-tô, để nhìn thấy rõ sức năng động trong Thần học của ngài.

Chúng ta thực hành Thân Mình Đức Ki-tô bằng cách kiểm điểm cuộc sống của chúng ta qua 24 giờ vừa trôi qua, cầu xin cho bản thân chúng ta luôn luôn ý thức sự hiện diện của Đức Ki-tô trong hành động của những người khác hướng đến cho chính chúng ta, hoặc trong những hành động của riêng chúng ta hướng đến những người khác. Hoặc hãy nghĩ về một số dịp nào đó khi một người nào đó hành động đầy lòng mến hoàn toàn nằm ngoài đặc điểm làm cho chúng ta ngạc nhiên.

Chúng ta thực hành Thân Mình Đức Ki-tô bằng cách động viên con cái hiểu sự hiện diện của Đức Ki-tô Phục sinh trong chính họ và những người khác thông qua giáo dục đức tin, và rồi qua những câu hỏi về những hành động tốt mà chúng có thể thực hiện được “trong Đức Ki-tô”, hoặc nhìn thấy nơi những người khác nêu gương “trong Đức Ki-tô” trong cuộc sống mỗi ngày. Những việc làm này nên được giải thích cho con cái để chúng có khả năng làm những hành động tốt bởi vì Đức Giê-su Ki-tô sống trong chúng và truyền cảm hứng cho những hành động của chúng. Hơn nữa, một khi chúng nhận ra rằng Đức Ki-tô sống trong mỗi một người, thì chúng sẽ có khả năng hiểu tôn trọng tốt hơn, và chúng sẽ dần thể hiện cho người khác thấy rõ dù ờ nhà hay ở lớp học hay đang vui chơi giải trí, bởi vì sự hiện diện của Đức Ki-tô Phục sinh. Trong một thế giới tục hóa, điều này sẽ không dễ dàng kích thích giác quan của đứa trẻ về thực tại thế tục, hoặc giúp chúng nhìn thấy thực tại của Đức Ki-tô trên thế giới, những nỗ lực từng bước và khả năng sáng tạo thì điều đó hoàn toàn có thể. Thân Mình Đức Ki-tô là một mầu nhiệm mà chúng ta học từng bước. Nếu người trẻ có thể nhận thức mầu nhiệm này ngay những năm đầu, thì dần dần họ sẽ trưởng thành và cảm nếm được sức năng động nơi màu nhiệm này như phần lớn những người già đã cảm nghiệm được trước họ với mầu nhiệm Mình và Máu của Đức Ki-tô.

Kết luận

Tôi viết những dòng suy tư này về chủ đề “Hiệp thông và Thân Mình của Đức Ki-tô” ước mong chúng ta có được những tầm nhìn vừa cũ và mới trong mầu nhiệm của Thiên Chúa và mầu nhiệm cứu độ. Chúng ta chưa bao giờ được Đức Ki-tô kêu gọi trở thành những Ki-tô hữu cá nhân, như Thánh Phaolô đã nhận biết rất rõ, và như những Nghị Phụ của Giáo Hội đã thực hiện sau người. Thật đáng buồn, trải qua hàng thế kỷ, tầm nhìn của Đức Ki-tô ôm trọn tất cả mọi người và tất cả công trình sáng tạo, qua việc nhấn mạnh sự hiệp thông với Thiên Chúa và tất cả mọi người, bị lạc đường và thay vì tập trung hạn hẹp vào đời sống cá nhân, và hạnh phúc vĩnh cửu. Điều này không chỉ làm suy yếu mầu nhiệm không thể dò thấu của cuộc sống nơi Thiên Chúa và trong Thân Mình của Đức Ki-tô, cùng với thiếu nhấn mạnh đến Giáo Hội, nhưng điều này cũng làm giảm nguồn mạch phong nhiêu của sự hiệp thông Thánh Thể và Thân Mình Đức Ki-tô khi nó quá tập trung vào một nền linh đạo hạn hẹp của cá nhân. May thay, Thiên Chúa trong Cựu ước nhấn mạnh đến dân của Thiên Chúa – Dân trong mối dây hiệp thông với Thiên Chúa và với những người khác được khôi phục lại bởi Công đồng Vatican II, một lần nữa làm cho chúng ta ý thức lại, ý thức về chiều kích hiệp thông cứu độ. Ở đây tôi đã nỗ lực trình bày một nền linh đạo có thể thực hành được.

Tôi hy vọng với vài ý tưởng suy tư này dựa trên khu vực sinh động mới của linh đạo sẽ được các Giáo Xứ, các trường học và mọi người của Tổng Giáo Phận Brisbane đón nhận và dần được triển khai thêm với tầm nhìn sâu sắc hơn. Như thế, với nguồn mạch phong phú này, tôi tin rằng chúng sẽ mang lại cho chúng ta tầm nhìn Ki-tô Giáo mà không sao nhãng những nguồn phong nhiêu thiêng liêng trong quá khứ.

Trích từ bài suy tư của John Bathersby Tổng Giám Mục Brisbane năm 2005

 Giuse Trần Bá Thiện,SSS