KHÓ NGHÈO THEO ĐỨC KITÔ[1]
Khó nghèo theo Đức Kitô là đời sống theo Tin Mừng, đời sống quy hướng về đời sống của Đức Kitô. Sở dĩ, khó nghèo theo Đức Kitô chính là cách thế để người bước theo Đức Kitô trở nên hoàn thiện như Thiên Chúa là Cha trên trời là Đấng hoàn thiện,[2] cách riêng người bước theo Đức Kitô trở thành người môn đệ đích thực.[3] Tuy nhiên, để trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô thì người bước theo Đức Kitô phải sống như thế nào?
II. Nội dung
1. Khó nghèo theo Đức Kitô là.
Khi bàn tới thuật ngữ nghèo, xét theo nhãn quan của thế tục thì thuật ngữ nghèo được hiểu theo giá trị của cải, tài sản vật chất. Đó là những thứ mà con người dùng làm phương tiện để trao đổi, phục vụ nhu cầu sống. Nhưng thuật ngữ nghèo, theo Thánh Phanxico không chỉ dừng lại hay bị bó hẹp nơi vật chất, mà thuật ngữ nghèo được mở rộng, và biểu hiện bằng đời sống tinh thần, bằng cách sống nơi người bước theo Đức Kitô. Như vậy, khó nghèo theo Đức Kitô được hiểu theo nghĩa, như lời mời gọi của Đức Kitô đối với các Tông Đồ. Đó là lời mời gọi hãy từ bỏ chính mình mà vác thập giá hàng ngày mà theo Ta (Lc 9,22-23).
2. Sống khó nghèo vật chất.
Con người “không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của” (Lc 16,13). Bởi con người luân truy tìm và khám phá giá trị hiện hữu của mình trên nhiều phương diện. Nhưng con người bị chi phối bởi hướng sống về siêu nhiên và hướng sống về vật chất. Hai giá trị sống này đồng hiện hữu và song hành với nhau. Tất nhiên, con ngưởi chỉ được chọn một hướng sống. Trong khi của cải vật chất là phương tiện cho nhu cầu của cuộc sống. Chúng kiến tạo nên sự thoả mãn nhu cầu và hưởng thụ về thể xác. Thậm chí cải cải vật chất đem lại một phần nào đó về nhân phẩm cho con người. Nên nhịp sống của con người dễ bị cuốn hút và qui chiếu vào của cải vật chất. Từ đó con người có những tai hoạ bất diệt, những sự kiện phi lý cho người khác. Hơn nữa, con người quên hướng về giá trị siêu nhiên. Cho nên, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một người giàu vào Nước Thiên Chúa (Mt 19,24). Chính vì thế, giá trị của cải vật chất khó làm cho con người nên thánh, nhưng chính việc sử dụng của cải mới làm cho con người nên thánh.
Để trở thành Môn Đệ đích thực của Đức kitô và xây dựng “một kho tàng trên trời” (Mt 19-21), Tin Mừng mời gọi người bước theo Đức Kitô sống nghèo, không bám víu vào của cải vật chất hay bất cứ thứ gì quý giá một cách triệt để. Chúng là những thứ làm mắt con người mờ đi, và hướng dẫn con người rơi xuống vực thẳm. Bởi chúng chỉ mang lại hạnh phúc tạm thời ở đời này. Vì thế, việc sống nghèo khó về của cải vật chất là con người biết sống theo tinh thần của Tin Mừng. Từ đó, con người sống trong sự phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa.
3. Sống khó nghèo tinh thần
Trong khi con người từ bỏ của cải vật chất để sống khó nghèo đã khó, thì việc khó nghèo về tinh thần càng khó hơn. Để con người trở nên nghèo thực sự về tinh thần. Với điều kiện bước theo Đức kitô là: “Ai muốn theo ta, hãy bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo ta (Lc 9, 22-25).” Bỏ mình không có nghĩa là phải tự huỷ về thân xác, hay phủ nhận chính sự hiện hữu của mình. Bỏ mình có nghĩa là từ bỏ cách sống chỉ cho riêng mình, hay cái tôi của con người mình. Chính cái tôi hình thành nên đặc sắc phong phú của con người, và con người là. Bởi vậy, việc từ bỏ cái tôi, chính là con người từ bỏ sự giàu sang của chính mình, để trở thành một con người nghèo nàn và hạn chế về tinh thần và cách sống. Vì tinh thần sống khó nghèo là tinh thần mở ra và hướng mình mà chia sẻ, quảng đại và phục vụ anh em, những người nhỏ bé, những người nghèo nàn về thể xác. Đó là ngõ hầu mà con người hiểu và đụng chạm thực tế vào cái nghèo của Đức kitô, cũng như đụng chạm vào căn tính của Giáo Hội của người nghèo.
III. Kết luận
Tóm lại, khó nghèo theo Đức Kitô là đời sống theo Tin Mừng. Đời sống Thiên Chúa mời gọi người theo Đức Kitô trở nên hoàn thiện như Thiên Chúa là Cha trên trời là Đấng hoàn thiện, và trở thành người môn đệ đích thực. Bằng đời sống khó nghèo vật chất, đời sống khó nghèo tinh thần, người theo Đức Kitô đã bỏ mình, vác thập giá hàng ngày mà theo Đức Kitô (Lc 9, 22-25) một cách triệt để, và trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Tuy nhiên, khó nghèo theo Đức Kitô có còn sống động nơi thế giới thực dụng không?
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Thái Hợp. Bước Theo Đức Kitô. NXB. Dấn Thân Houston, 2001.
- Nguyễn Văn Dũng. Linh Đạo Kitô Giáo. Học Viện Anphongsô, 2017.
Giuse Phạm Thành Công
[1] Nguyễn Thái Hợp, Bước Theo Đức Kitô (NXB: Dấn Thân Houston, 2001).
[2] Nguyễn Văn Dũng, Linh Đạo Kitô Giáo, Học Viện Anphongsô, 2017, 17.
[3] Ibid.,