HƯỚNG ĐẾN CỘNG ĐOÀN YÊU THƯƠNG[1]

Thánh Thể là nguồn mạch cho việc phát triển của chúng ta trong đời sống thiêng liêng và khả năng chứa đựng tình yêu của chúng ta. Thánh Thể còn là nguồn sức mạnh cho việc kiến tạo Cộng đoàn yêu thương

Vào lúc Đức Giê-su biến đổi mãi mãi việc thờ phượng công khai bằng việc thiết lập Thánh Thể – bữa ăn tình yêu và việc tưởng nhớ về giao ước mới trong Máu của Người – Người đã không nói với các môn đệ của mình về mục đích của Người là thiết lập Cộng Đoàn Yêu Thương. Người cũng không truyền đạt chính xác cách thức làm thế nào để thực hiện điều đó. Người đã để lại điều đó trong tim con người và để Thánh Thần sẽ truyền dạy những người môn đệ của Người qua các thời đại.

Nguồn cảm hứng đã từng đến với tôi từ việc tham dự vào buổi cử hành Thánh Thể của Tu viện Giê-ru-sa-lem trong những nhà thờ của chúng tôi ở Châu Âu. Bất cứ khi nào chúng tôi ở Paris hoặc Florence hoặc Rome, chúng tôi đã từng làm nên điều này (xây dựng một cộng đoàn yêu thương) một nơi đặc biệt để tham dự vào những nghi thức phụng vụ này. Điều gì đã làm cho những nghi thức phụng vụ nhiều hứng khởi như thế? Mặc những chiếc áo choàng màu trắng, toàn thể cộng đoàn – linh mục, các thầy dòng và các nữ tu – tiến lên bàn thờ để cử hành Giờ kinh phụng vụ ban chiều (Vespers) tiếp sau cử hành Thánh lễ. Tại thời điểm hôn chúc bình an, họ hòa trộn vào nhau giữa cộng đoàn đang quy tụ để đón nhận bình an của Đức Ki-tô với những nụ cười ấm áp và những cái bắt tay lịch sự.

Nụ hôn bình an của họ chính xác không phải là một nghi thức. Nó là một hành vi có ý thức. Tâm trí và ý chí được hợp nhất trong một cử chỉ. Nó nói lên: “Chúng tôi ở đây là để truyền sức mạnh cho bạn. Chúng tôi ở đây là để xức dầu cho bạn. Chúng tôi ở đây là để giải thoát những món quà của Thần khí trong bạn và cho bạn”. Hành của chúng tôi có thể thôi thúc tất cả chúng tôi tới quan sát viễn cảnh của Cộng đoàn yêu thương. Vì Cộng đoàn yêu thương đến chốn này, đầu tiên trên hết tất cả, dấu chỉ bình an của chúng ta phải là một việc có ý thức, không đơn chỉ là một cử chỉ lễ nghi.

Một cộng đoàn bị tổn thương

Nụ hôn bình an của chúng ta có thể là một sự nhận biết thể hiện ra bên ngoài mà cộng đoàn của những nữ tu và thầy tu, những người mà chúng ta gặp tại bữa tiệc của Đức Giê-su, là một cộng đoàn bị tổn thương, và chúng ta bị cảm động bởi lòng trắc ẩn đối với người khác.

Lòng trắc ẩn đánh thức chúng ta hướng đến sự kiện mà Thánh lễ không là một sự hiến dâng cá nhân, nhưng là một bữa ăn tình yêu, một bữa ăn tình yêu nơi Đức Giê-su mời chúng ta tới để ăn bánh và uống rượu, là chính Mình và Máu Thánh của Người, và bữa ăn ấy cũng được tạo nên bởi những thành viên của thân mình sống động của Đức Giê-su, là Giáo hội. Người mời gọi chúng ta đi vào trong sự hiệp nhất nhiệm mầu với Người và với tất cả những người được cứu chuộc. Với nhận thức thức này, nụ hôn bình an của chúng ta trở nên một dấu chỉ cho Cộng đoàn yêu thương mà Đức Giê-su mong muốn.

Chúng ta hãy tìm kiếm một khoảng khắc ở thực tại của cuộc sống. Thực tế là mỗi người đều mang một cây thập giá. Không mội ai được miễn trừ khỏi đau khổ. Ở giữa chúng ta, ngay cả khi đến với nhau vì Thánh Thể, chúng ta là những người đang chiến đấu với căn bệnh ung thư hoặc những căn bệnh hiểm nghèo khác, thói nghiện ngập, sự cô đơn hoặc sự suy nhược. Nhiều người đang đấu tranh với những mối tương quan, sự tổn thương do việc ly hôn hay li dị, với những vấn nạn ngang trái của gia đình không được giải quyết, với những đứa con mà chúng trải nghiệm những nỗi khó khăn trở nên người trưởng thành và tìm kiếm một nơi chốn của chúng trong thế giới. Có nhiều gia đình đang có những nhu cầu đặc biệt.

Nụ hôn bình an nói lên: “Chúng tôi ở đây là để truyền sức mạnh cho bạn. Chúng tôi ở đây là để xức dầu cho bạn. Chúng tôi ở đây là để giải thoát những món quà của Thần khí trong bạn và cho bạn”

Tách biệt khỏi những điều này, tất cả chúng ta được sinh ra trong điều kiện con người bị xa cách khỏi Thiên Chúa, bị xa cách khỏi những người khác, đặc biệt là những người mà họ khác biệt với chúng ta, và bị xa cách khỏi cái tôi sâu kín của chính mình bởi tội lỗi và những ẩn số (consequences) của việc chọn lựa chúng ta đã thực hiện. Việc liệt kê này thì vô tận và đó là thực tại.

Nụ hôn bình an của chúng ta nói lên: “Bất cứ thánh giá nào của bạn, chúng tôi nâng đỡ bạn trong nỗi đau khổ của bạn”. Cộng đoàn yêu thương là một tiến trình trở nên, trở thành.

Một cộng đoàn bị thử thách

Bạn có cảm thấy bị thách thức do sự hiện diện của mình ở Thánh lễ không? Đó là một thử thách to lớn trong việc tham dự cử hành Thánh Thể. Như một tác giả đã nói: Thánh Thể là một “sự tưởng nhớ nguy hại” (dangerous memory). Với Thánh Thể, chúng ta đồng cảm với Đức Giê-su trong lễ dâng toàn vẹn của Người và được mời gọi để bắt trước Người trong việc làm tràn đầy cuộc sống của mình bằng việc phục vụ những người khác.

Thánh Thể là sự tốt lành gợi nhớ lại những lời của Đức Giê-su nói với các môn đệ của Người tại Bữa Tiệc Ly sau khi Người đã rửa chân cho họ: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em…” (Ga 13,12-15). Bữa ăn tình yêu của Thánh Thể là một sự mời gọi để tạo nên một Cộng đoàn yêu thương.

Thật đáng tiếc, Giáo hội đã từng thực hiện nhiệm vụ khó khăn bên ngoài việc cử hành Thánh Thể của chúng ta. Nó đã chuyển biến bữa tiệc tình yêu của Đức Giê-su vào trong việc phục vụ Giáo hội. Đúng như nghi lễ kế tiếp, và bạn thì tự do ở nhà – không có những thách đố nào. Nhưng bữa tiệc tình yêu của Đức Giê-su thách đố chúng ta từ bỏ chính mình để sống cách có ý thức trong sự hiệp nhất với Đức Giê-su và với những anh chị em của chúng ta.

Bữa ăn tình yêu của Thánh Thể là một sự thách đố để tạo nên cộng đoàn yêu thương

Xem xét những hành động cốt lõi của Thánh Thể thách thức như thế nào. Những tác động cốt lõi của Thánh Thể là những lời mời gọi để hiểu và để sống điều mà chúng bày tỏ. Khi chúng ta dâng tiến những món quà của chúng ta là bánh và rượu – những biểu tượng của cuộc sống của chúng ta – cùng với chủ tế, chúng ta được mời gọi để hiến dâng chính mình cho Thiên Chúa như Đức Giê-su đã làm. Khi chủ tế dâng hiến những lễ vật của chúng ta là bánh và rượu, chúng ta giao phó hiến tế đang được hiến dâng. Trong việc hiệp lễ, chúng ta đón nhận chính Đức Giê-su và những người anh chị em của chúng ta; chúng ta là một trong số những người hành động nhận biết Đức Giê-su hiện diện nơi bí tích Mình và Máu Thánh của Người và nơi mỗi người khác. Vì thế, Cộng đoàn yêu thương lớn lên.

Một cộng đoàn được trao quyền hợp pháp (Empowered)

Những lần cử hành Thánh Thể của chúng ta là những dịp được trao quyền hợp pháp cuối cùng. Cũng Thần Khí, người đã biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Thánh của Đức Ki-tô tại lúc hiến tế, xức dầu cho chúng ta, trao quyền hợp pháp cho chúng ta và cư ngụ trong chúng ta. Đây là lời nguyện cầu xin Chúa Thánh Thần (epiclesis), kêu cầu Chúa Thánh Thần xuống trên cộng đoàn. Không một ủy nhiệm thư nào bị yêu cầu; không một kỹ năng nào bị đòi buộc, chính sự chân thành mong muốn để chấp nhận Thần Khí là đầy con người bạn và sử dụng bạn để thay đổi chính mình!

Thần Khí xức dầu tất cả những người tham dự “cách trọn vẹn và ý thức”, đúng như Công đồng Vatican II đã nói, trong bữa tiệc tình yêu của Thánh Thể là chính Đức Ki-tô cho một người khác và cho thế giới. Những cộng đoàn Ki-tô hữu không thể trở thành Cộng đoàn tình thương mà mỗi một người chúng ta không có kinh nghiệm thật là một sự biến đổi. Một lần nữa, chúng ta phải kiếm tìm nó cách có ý thức. Khi trao ban nụ hôn bình an, chúng ta đang nói rằng: “Chúng ta được xức dầu và chúng ta xức dầu bạn để phục vụ. Chúng ta chia sẻ với bạn những quà tặng tình yêu, niềm hy vọng của Thần Khí; cùng niềm tin và đề nghị bạn cũng làm việc này một cách tương tự”. Khi ấy, cộng đoàn của chúng ta ở trên đúng con đường để trở nên một cộng đoàn tình thương.

Kết luận

Việc tạo dựng cộng đoàn tình yêu sẽ là một chứng nhân tối thượng cho việc Đức Giê-su tiếp tục hiện diện và quyền năng của Người trong thế giới. Về phần của chúng ta, cả hai yêu cầu này sự nhận thức và ý thức. Nhận thức rằng cộng đoàn Ki-tô hữu của chúng ta là một cộng đoàn bị tổn thương, và ý thức hướng đến từ bỏ để hợp nhất với Đức Giê-su và với những người anh chị em của mình, cùng ý thức quy phục sức mạnh của Thần Khí để biến đổi chúng ta và cả thế giới của chúng ta.

 Frank A. Squitteri[2]

Giuse Phạm Công Hải chuyển ngữ


[1] FRANK A. SQUITTERI, Toward the Beloved Community, trong Emmanuel – Euchristic Spirituality, số tháng 3 và 4 năm 2015, tr. 76-79.
[2] Frank A. Squitteri đã gửi bài khảo luận tới báo Emmanuel nhiều tháng trước khi ông ấy chết vào tháng 9/2014 sau một thời gian chiến đấu can trường với căn bệnh ung thư. Frank đã là một viên của Westchester, New York, Cursillo và là người rất năng dộng trong phong trào Contemplative Prayer Movement.