HIỆP THÔNG TRONG THÁNH THỂ

Kinh Thánh Cựu Ước cho thấy một bữa ăn dù thanh đạm hay một bữa tiệc linh đình cũng đều diễn tả hai yếu tố cơ bản: xây dựng một cộng đoàn chung sống giữa người đồng bàn với nhau và chia sẻ niềm vui hội ngộ trong các mối tương giao thân tình. Bữa ăn là biểu hiệu của việc tiếp khách và lòng hiếu khách (St 18,1-5), là dấu chỉ mừng vui khi có người trong họ hàng thân thuộc hay tình bằng hữu đến viếng thăm (Tb 7,9). Dân Israel đã liên kết việc cùng ăn cùng uống với nhau, trong tất cả giá trị cũng như chức năng nuôi dưỡng, như một cách thức qui tụ, chia sẻ tình bạn, tỏ lòng biết ơn và đặt niềm tin tưởng nơi nhau[1].

Tại đây nhiều người tín hữu chưa ý thứ được tầm quan trọng của Thánh lễ nên coi việc dâng Thánh lễ là việc của các linh mục, còn phần mình thì không ý thứ của lễ và thành phần dâng lễ của mình là gì. Nên xét thấy có nhiều người đi dâng lễ như việc đi xem kịch hay đi vì bổ phận. Chính vì thế, việc đi lễ của nhiều người còn mang một tâm lý nặng nề, ủy rủ, … không tìm thấy niềm vui, sự phấn khích, công hiệu của Thánh Lễ mang lại.

Trước hết xin nói, trong nghi thức thánh lễ gồm có bốn phần căn bản: quy tụ, lắng nghe, chia sẻ và sai đi. Như thế họ qui tụ lại với nhau để hình thành nên cộng đoàn cử hành. Họ lắng nghe nhau hay lắng nghe người phát ngôn để hiểu được ý nghĩa của biến cố. Họ chi sẻ cho nhau thức ăn thức uống, chuyện trò với nhau theo nhiều các thức khác biệt. Cuối cùng, hội giải tán, chia tay nhau, kết thúc biến cố. Nhưng phụng vụ thánh thể và giải tán hay nói cách đơn giả hơn, thánh lễ gồm: phụng vụ lời chúa và phụng vụ thánh thể[2].

Theo hiến chế Lumen Getium # 26: “Giáo hội Chúa Ki-tô thực sự hiện diện trong mọi đoàn thể tín hữu địa phương hợp pháp. Những đoàn thể này vì hợp nhất với các chủ chiên, nên trong Tân Ước cũng được gọi là Giáo hội […] Nơi những đoàn thể đó, tín hữu được tụ hợp lại nhờ sự ra giảng Phúc âm Chúa Ki-tô và mầu nhiệm Tiệc Thánh Chúa được cử hành “để nhờ Thịt và Máu Chúa tất cả thành huynh đệ và thành một thân thể””.

“Mỗi lần Giám mục của hành thừa tác vụ thánh với cộng đoàn tụ họp quanh bàn thờ, đó là biểu hiệu đức ái và sự hiệp nhất của Nhiệm thể”.

“Chúa Ki-tô vẫn hiện diện trong các cộng đoàn ấy, dù nhỏ bé nghèo hèn hay tản mác khắp nơi, nhờ thần lực của Người. Giáo hội hiệp thành duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Bởi vì việc tham dự và Mình và Máu Chúa Ki-tô không có công hiệu nào khác hơn là biến đổi chúng ta thành Đấng mà chúng ta nhận lãnh.”

“Chính vì thế, khi dâng lễ cũng như khi hiệp lễ, tất cả mọi người đều dự phần vào việc cử hành phụng vụ, tuy không cùng một cách thức như nhau. Từ đó, được nuôi dưỡng bởi Mình Thánh Chúa Ki-tô trong phụng vụ thánh, họ biểu lội cách cụ thể sự hợp nhất của Dân Thiên Chúa, được diễn tả cách hoàn hoả và thực hiện cách kỳ diệu trong bí tích Cực Trọng này.”

Cũng trong hiến chế Lumen Gentium #7: “khi thực sự thông phần vào Thân Mình của Chúa trong việc Bẻ Bánh Thánh Thể, chúng ta được đưa vào hiệp thông với Người và với nhau. Vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một bánh ấy nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể (x. 1Cr 10, 17). Bằng cách này, tất cả chúng ta trở đến chi thể của Thân Mình Người (x. 1Cr 12, 27). Vì mỗi người đều là chi thể của nhau (Rm 12, 5). Như các chi thể của thân thể, tuy nhiều, nhưng chỉ tạo thành một thân thể, thì các tín hữu trong Đức Ki-tô cũng vậy (x. 1Cr 12, 12)”.

Thần học thế kỷ hai mươi, đặc biệt từ Vatiacan II, tổng hợp hài hoà thái cực thần học trung cổ kinh viện, khi quả quyết rằng Thánh Thể vừa là hy tế, hiện diện, biến thể và là bữa tiệc hiệp thông. Thánh Thể mầu nhiệm để tin, cử hành, sống, làm chứng. Thánh Thể bao gồm phục vụ Lời Chúa và Bánh của Chúa làm động lực cho đời sống dấn thân phục vụ người lân cận: “Phụng vụ Lời Chúa, Phụng vụ Thánh Thể, Phụng vụ xóm giềng”.

Tin Chúa Giê-su Ki-tô Thánh Thể là dấn thân và trở nên như Chúa, Đức Ki-tô, Bánh Thánh Thể bẻ ra vì sự sống của giáo hội; thì tín hữu cũng trở nên một Ki-tô như thế.

Lời thưa “Amen” khi thông hiệp với Thân Mình Chúa, mà mỗi tín hữu là thành phần của thân mình ấy, sẽ nên hiện thực khi mỗi tín hữu thực sự sống như một Ki-tô nữa trong đời này bằng một tình yêu cho đi chính mình trọn vẹn vì Danh Chúa và vì sự sống tha nhân (tư tưởng Augustino).

Như thế, tín hữu sẽ đạt tới tầm mức viên mãn trong Đức Ki-tô, đực nên đồng hình dạng với Chúa nhờ qua sự thông hiệp với Hy tế tình yêu cứu độ của Người trong cử hành Thánh Thể mỗi ngày.

Cử hành Thánh Thể là cử hành tiết điệu và nhịp đập của cuộc đời Ki-tô hữu, và sống Thánh Thể là để cho mọi tiếp nhịp đời mình được hun đúc và được định hướng bởi mầu nhiệm ấy.

Giờ đây những gì đã được gợi ý, với hy vọng người tín hữu ý thức hơn về bữa tiệc Thánh Thể, bữa ăn của Chúa cũng như chính là của mỗi người chúng ta được Thiên Chúa dọn sẵn. Khi nâng chén chúc tụng tạ ơn mọi người chúng ta ý thức hơn về hành vi, cử chỉ của chúng ta là vì lợi ích chung, lợi ích Nước Trời. Hiệp thông để tưởng nhớ, hiệp thông để đồng bàn, hiệp thông để cùng nâng tâm hồn lên cùng Chúa.

Giacôbê Nguyễn Thế Anh

[1] Phaolô Vũ Chí Hỹ, Hy Lễ Tạ Ơn Tưởng Niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua Bí Tích Tình Yêu Bánh Trường Sinh và Chén Cứu Độ, 31.

[2] Giuse Phạm Đình Ái, Cử hành phụng vụ bí tích, Nxb hồng Đức, 2014, 62-63.