CHẦU THÁNH THỂ LUÔN LUÔN NHƯ MỘT LIỀU THUỐC GIẢI CẦN THIẾT CHO NẠN PHÁ THAI

Fr. John A. Hardon, S.J

 

Tiêu đề hiện tại của phần suy niệm này của chúng ta có thể được rút ngắn và đơn giản hóa thành “Cầu nguyện trước Bí tích Thánh Thể và Phong trào Phổ biến Công giáo.”

Chúng ta đã nói rất dài và chi tiết về Bí tích Thánh Thể. Trọng tâm của chúng ta là đưa ra vai trò của Bí tích Thánh Thể trong việc có được các ân sủng mà chúng ta cần để ngăn chặn làn sóng giết trẻ sơ sinh và khôi phục đạo đức trong thế giới hiện đại. Khi chúng ta suy ngẫm về sức mạnh của Bí tích Thánh Thể để có được phép lạ, chúng ta tiếp tục khẳng định rằng những phép lạ này sẽ được thực hiện bởi Chúa của chúng ta chỉ khi chúng ta có đức tin. Chúa Ki-tô đã hứa rằng những người tin rằng sẽ có thể di chuyển các ngọn núi nhờ sức mạnh thiêng liêng mà Chúa Ki-tô sẽ thực thi theo ý của họ. Nhưng điều kiện được đặt ra bởi Chúa Ki-tô luôn là “Nếu họ có đức tin”.

Những gì Đấng Cứu Độ nói với những người đương thời của Ngài, Ngài cũng đang nói với chúng ta. Việc di chuyển những ngọn núi chỉ có thể được thực hiện bởi Thiên Chúa. Ngài sẽ làm như vậy với điều kiện chúng ta tin vào Đấng toàn năng của Ngài là người con của Nazareth, Thiên Chúa nhập thể của chúng ta. Nhiệm vụ hiện tại của chúng ta sẽ là nhìn xem chúng ta cầu nguyện như thế nào trước Thánh Thể, bằng mọi khả năng, mạnh mẽ nhất trong việc làm thay đổi ý muốn của Thiên Chúa để thực thi quyền năng thiêng liêng của Ngài. Có một phần logic sâu sắc để hiểu làm thế nào để cầu nguyện trước Thánh Thể mạnh mẽ như vậy vì nó được truyền cảm hứng bởi đức tin chứ không phải bằng lời cầu nguyện nào khác trong sự trải nghiệm mà con người phụ thuộc vào.

Những chiều kích của đức tin làm nền tảng cho lời cầu nguyện trước Thánh Thể là gì? Đó là bốn mầu nhiệm sâu sắc nhất về sự mặc khải Ki-tô giáo. Khi chúng ta cầu nguyện trước Bí tích Thánh Thể, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào việc Nhập thể của Con Thiên Chúa; chúng ta tuyên xưng đức tin của chúng ta vào nhân tính thực sự của Chúa Giê-su Ki-tô do Ngôi Hai của Chúa Ba Ngôi đảm nhiệm; chúng ta tuyên xưng niềm tin vào cái chết của Chúa Ki-tô trên Thập giá và sự Phục sinh từ cõi chết; và chúng ta tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào sự hiện diện hữu hình liên tục của Chúa Ki-tô phục sinh ở giữa chúng ta nơi trần thế này, sẵn sàng thực hiện những giới hạn sức mạnh thiêng liêng của Ngài để bảo vệ chúng ta, tùy thuộc vào mức độ và chiều sâu của niềm tin của chúng ta vào bốn mầu nhiệm Ki-tô giáo này.

Niềm tin vào sự Nhập thể

Khi chúng ta cầu nguyện trước Thánh Thể, chúng ta tin rằng Người mà chúng ta đang trò chuyện cùng không chỉ là Thiên Chúa mà là một Thiên Chúa đã trở thành người phàm. Nói một cách tuyệt đối, một người thậm chí không cần phải có đức tin để thừa nhận sự tồn tại của Thiên Chúa. Các triết gia của Hy Lạp cổ đại, như Socrates, Plato và Aristotle, đã thừa nhận sự tồn tại của Thiên Chúa. Vì vấn đề đó, người Do Thái trong Cựu Ước từ Áp-ra-ham cho đến người cuối cùng của các tiên tri cũng đã nhận ra sự tồn tại của Thiên Chúa. Hơn nữa, những người Được chọn của Luật cũ không chỉ biết có Chúa với suy luận tự nhiên của họ có thể kết luận, như Sách Khôn ngoan nói với họ, nhìn thấy những vẻ đẹp của thiên nhiên, họ có thể kết luận về sự tồn tại của một người tạo ra vẻ đẹp đó, chính Ngài đã tạo nên vẻ đẹp của Ngài trong thế giới mà chúng ta đang sống.

Nhưng một khi Thiên Chúa tác tạo Người trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử loài người đã diễn ra. Thiên Chúa Người mà luôn hiện diện trên trái đất bởi sự hiện diện toàn năng, bền vững của Ngài, bắt đầu hiện diện như người phàm. Đứa trẻ trong bụng của Mary có máu và thịt như Mẹ của Ngài. Đứa trẻ đó nhận được linh hồn trong cơ thể của mình. Đứa trẻ đó được sinh ra tại Bethlehem và, khi còn nhỏ, được chăm sóc, nuôi nấng trong bầu sữa của Mẹ. Như Thánh Luca nói với chúng ta, Ngài đã lớn lên trong thời đại, trong sự khôn ngoan và trong ân sủng của Thiên Chúa. Ngài ngủ, ăn, nói chuyện và cũng mệt mỏi như chúng ta.

Khi Ngài nói với những người Nazaren của mình trong hội đường của họ, những người nghe lời của Ngài chết lặng vì tức giận khi cho rằng Ngài thực sự là người được tiên tri bởi Isaiah, người mà được tiên báo sẽ là Emmanuel, đó là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Trong toàn bộ sứ mệnh công khai của Ngài, đối với những người đương thời của Chúa Ki-tô giáo huấn khó để được chấp nhận là việc Ngài, mặc dù là con người, nhưng lại công bố rằng Ngài là Thiên Chúa hằng sống. Khi một số người Do Thái trong cơn giận dữ của họ về những gì họ nghĩ là những trò bịp bợm điên rồ của Chúa Gieessu, họ đã nhặt đá để giết Ngài; Khi Ngài hỏi họ: “Tại sao các người muốn giết tôi, có phải vì những việc tốt tôi đã làm giữa các ngươi?” Họ đáp lại rằng, “Không phải vì những việc tốt mà ngươi đã làm, mà bởi vì ngươi, mặc dù là một người phàm, ngươi đã xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa.” Tiếng Hy Lạp trong Phúc âm của Thánh Gioan cho từ “ngang hàng” là isos. Như chúng ta đã biết cái chúng ta gọi là tam giác cân, isos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là bản sắc toán học. Người Do Thái đã bị tai tiếng về những gì họ coi là sự phỉ báng của một người phàm tự xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa.

Trong cuộc khổ nạn của mình, Chúa Ki-tô đã bị buộc tội với nhiều tội ác. Nhưng đỉnh điểm của những tội ác đó là sự tuyên bố của Chúa Ki-tô không chỉ Cứu Thế nhưng là Cứu Thế mà các tiên tri xa xưa đã báo trước là Thiên Chúa và trở thành phàm nhân.

Tất cả những điều đã nói ở trên là cần thiết để đưa ra lý do đầu tiên tại sao cầu nguyện trước Bí tích Thánh Thể rất mạnh mẽ với Thiên Chúa. Nó rất mạnh mẽ bởi vì nó được làm sống động bởi niềm tin vào thiên tính của Chúa Ki-tô. Đó là việc không thể phóng để đại tầm quan trọng của việc này. Tôi thực sự tin rằng nhiều người công giáo không nhận ra một cách đầy đủ rằng Chúa Giê-su Ki-tô trong Bí tích Thánh Thể là Thiên Chúa trở thành người phàm. Đó là niềm tin vào nhân tính của Chúa Ki-tô. Đó là niềm tin vào Mẹ Maria đã cho Con Thiên Chúa của mình một phần trong máu thịt của chính mình. Đó là niềm tin vào Chúa Giê-su Ki-tô không chỉ là một ký ức lịch sử, mà còn là niềm tin vào sự hiện diện mang tính địa lý, hiện tại ở giữa chúng ta; không khác gì khi Ngài hiện diện với các môn đệ của Ngài trong Bữa Tiệc Ly hay tỏ mình với họ sau khi Ngài phục sinh khi Ngài nói với họ hãy nhìn và chạm vào Ngài và thậm chí cùng ăn chung với họ.

Tất cả những điều này là lý do đầu tiên tại sao cầu nguyện trước Bí tích Thánh Thể có thể biến đổi sự Toàn năng (của Chúa Giê-su) thành các dấu lạ và những điều kỳ diệu mà chỉ những ai tin mới có quyền mong đợi từ Chúa Giê-su Ki-tô.

Niềm tin vào nhân tính đích thực của Chúa Giê-su Ki-tô

Không có ngôn ngữ nào của loài người có thể thể hiện đầy đủ ý nghĩa của một mầu nhiệm thiêng liêng. Trong số những mầu nhiệm này, không có mầu nhiệm nào sâu hơn hoặc có cách diễn đạt ít tính con người hơn so với nhân tính đích thực do Con Thiên Chúa đảm nhận trong biến cố Truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Chúng ta tin gì về nhân tính của Chúa Ki-tô khi chúng ta cầu nguyện trước Thánh Thể? Chúng ta chỉ đơn thuần tin rằng khi Thiên Chúa trở thành con người, Ngài kết hiệp chính Ngài quá đỗi gần gũi với một con người dưới tên của Chúa Giê-su Ki-tô? Không, đó là dị giáo, điều đó nói lên rằng Chúa Ki-tô thực sự là hai người, một là người phàm và một người khác nữa là thần thánh, và do đó Mẹ Maria không thực sự là Mẹ Thiên Chúa. Bà chỉ là Mẹ của người phàm tên là Giê-su.

Chúng ta có tin rằng khi Thiên Chúa trở thành con người, bằng cách nào đó, Người trở nên hợp nhất với nhân loại? Chúng ta có tin rằng Thiên Chúa trong tình yêu của Ngài đối với loài người đã kết hợp chính mình về tinh thần với loài người không? Không, đó sẽ chỉ là một sự kết hợp mang tính biểu tượng hoặc thậm chí là ẩn dụ của thần linh với nhân loại.

Khi chúng ta cầu nguyện trước Thánh Thể, chúng ta có tin rằng Thiên Chúa trở thành người phàm bằng cách mang bản tính con người: Chúa Ki-tô là con người, thực sự, nhưng con người chỉ là chất tạo nên con người? Không, Chúa Ki-tô không chỉ là con người trong việc chia sẻ với chúng ta những bản chất cốt yếu của loài người, mà còn trừ đi thân xác, xác thịt, những nét đặc trưng, cảm xúc, suy nghĩ, tâm trí và ý chí của chúng ta.

Không, trong số những điều dị giáo bị Giáo hội lên án là việc tuyên bố rằng Thiên Chúa không bao giờ thừa nhận một suy nghĩ của người phàm. Nó được gọi là thuyết độc thần, nó tuyên bố rằng Chúa Ki-tô không cần đến suy nghĩ của người phàm. Liệu suy nghĩ của con người có thể them được gì vào suy nghĩ của thần linh, vì vậy nó đã bị phản đối.

Chúng ta phải nói gì khi chúng ta cầu nguyện trước Thánh Thể? Chúng ta phải nói nên điều đó bởi vì chúng ta tin rằng Bí tích Thánh Thể chứa đựng toàn vẹn Chúa Ki-tô. Hội đồng Trent đã xác định rằng dưới tất cả những gì được dùng từng là bánh và rượu nhưng giờ đây nó biểu hiện cho totus Christus. Có nghĩa là tất cả mọi thứ làm cho Chúa Ki-tô hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Điều này bao gồm thể xác và tâm hồn của Ngài, tâm trí và ý chí của Ngài, cảm xúc và cảm giác của Ngài, các tế bào trong cơ thể của Ngài và trái tim con người của Ngài. Vào cuối thế kỷ XVI, Thánh Robert Bellarmine đã đếm được hai trăm cách giải thích trong số những người được gọi là những người cải cách phản kháng, theo lời của Chúa Ki-tô trong Bữa Tiệc Ly, “Đây là thịt ta, đây là máu ta.” Không phải ai cũng biết rằng lý do chính cho sự chia rẽ trong đạo Tin lành, hơn bốn ngàn giáo phái trên khắp thế giới, đó là cách giải thích khác nhau của họ về điều mà chúng ta gọi là Sự hiện diện đích thực. Không có sự khác biệt giữa việc tin và hiểu người Công giáo. Sự hiện diện đích thực là Chúa Giê-su Ki-tô. Khi chúng ta nói chuyện với Ngài trước Thánh Thể, chúng ta phải công nhận một điều rằng Ngài không những nghe chúng ta như là Thiên Chúa thông thái nhưng còn nghe những lời của chúng ta với đôi tai thật của người trần gian và có cảm xúc như người thường để trải nghiệm và đồng cảm với cảm xúc của chúng ta.

Niềm tin vào sự chết và sống lại của Chúa Ki-tô

Chúng ta tiếp tục. Hãy nhớ đâu là trọng tâm của chúng ta trong phần suy niệm này. Chúng ta đang tập trung vào lý do tại sao cầu nguyện trước Thánh Thể rất mạnh mẽ trong việc khấn xin các ân sủng của Thiên Chúa. Nó rất mạnh mẽ bởi vì nó được thể hiện bởi niềm tin vào những mầu nhiệm sâu sắc nhất của Ki-tô giáo. Chúng ta tin điều gì khi chúng ta nói chuyện với Chúa của chúng ta trong Bí tích Thánh Thể? Chúng ta tin rằng Ngài đã trải qua Cuộc Khổ Nạn của Ngài và chết trên thập giá bằng cách đổ máu của Ngài để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta tin rằng những đau khổ của Ngài bắt đầu từ giây phút Ngài được thụ thai trong lòng mẹ; những đau khổ đã trở nên trầm trọng hơn trong sứ mệnh của Ngài khi rất nhiều người đương thời Do Thái của Ngài từ chối Ngài. Chúng tôi tin rằng những đau khổ bên trong của Ngài đã đạt tới đỉnh điểm khi tại Vườn Gethsemane Ngài đổ máu trong đau đớn cũng như khi Ngài tiên phán về cái chết đẫm máu của Ngài trên Thập giá và sự chối bỏ của rất nhiều người trong các thế kỷ tương lai của loài người. Chúng ta tin rằng Chúa Ki-tô mà chúng ta đang thờ phượng trong Bí tích Thánh Thể là Người bị đóng đinh trên thập tự, là người đã bị đâm vào cạnh sườn bằng cây thương của người lính và được chôn cất trong ngôi mộ của người lạ.

Trong suốt thời gian đó, chúng ta biết rằng Chúa Giê-su mà chúng ta đang cầu nguyện trong Bí tích Thánh Thể bây giờ là Chúa Ki-tô phục sinh và được tôn vinh. Chúng ta tin rằng Ngài đã thực sự lên thiên đàng bốn mươi ngày sau khi Ngài phục sinh và hiện đang ngồi bên hữu của Chúa Cha. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng Chúa Giê-su không chỉ ở trên thiên đàng trong sự tôn vinh của nhân loại dành cho Ngài. Chúng ta tin rằng Ngài cũng ở dưới đất trong cùng sự tôn vinh đó của nhân loại. Chúng ta không dám nói có bất kỳ sự khác biệt thực sự nào giữa Chúa Giê-su trên trời và Chúa Giê-su bây giờ dưới đất. Chúng ta tin rằng, như Thánh Thomas Aquinas nhắc nhở chúng ta trong Tantum Ergo, những gì mà giác quan của chúng ta không nhận thức được. Trong bài thánh ca Thánh Thể này, chúng ta hát Praestet fides supplementum sensuum defectui, trong tiếng Anh được dịch là, “Hãy để đức tin của chúng ta bù đắp cho những khiếm khuyết của các giác quan của chúng ta.” Các giác quan của chúng ta chỉ cảm nhận được những gì nhìn được và nếm được như bánh và rượu. Nhưng đức tin của chúng ta cho chúng ta biết đây không phải là bánh và rượu mà đó là Chúa Giê-su Ki-tô trong sự phục sinh trọn vẹn của ngài, hiệp nhất với Ngôi Hai của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Ki-tô Phục sinh

Bất kỳ người Công giáo nào đã được chỉ thị cũng đều biết rằng Bí tích Thánh Thể là Sự Hiện Diện Đích Thật. Điều không phải ai cũng hiểu là sự hiện diện đích thực có nghĩa là gì. Cách diễn đạt “Sự hiện diện đích thực” đã được Giáo hội đặt ra để trả lời các cáo buộc dị giáo rằng Chúa Ki-tô chỉ hiện diện một cách tượng trưng hoặc thiêng liêng hoặc thậm chí là mang tính bí tích, nhưng không hẳn là thế. Tất cả những gì chúng ta đã nói ở trên nên được tóm gọn bằng một từ “real-thực. Trong tiếng Latin, từ res có nghĩa là “sự vật” và tính từ tương ứng là “realis” là nguồn gốc của từ “thực”. Do đó sự hiện diện đích thực của Chúa Ki-tô trong Bí tích Thánh Thể là sự hiện diện khách quan của Chúa Ki-tô. Chúa Giê-su trong Bí tích Thánh Thể là một phần của lịch sử đương đại của chúng ta và chúng ta có thể thêm Ngài vào bản đồ địa lý của chúng ta. Chúng ta tin rằng, nhờ sức mạnh mầu nhiệm của sự biến đổi, Chúa Ki-tô đồng thời hiện diện dưới đất ngay cả khi Ngài hiện diện trên thiên đàng. Đức Giáo Hoàng Pius XII, trong bài phát biểu chính mà Ngài đã đưa ra tại Budapest tại Đại hội Thánh Thể Quốc tế, đã nói với cộng đồng dân Chúa rằng Đấng Cứu thế phục sinh đích thực chưa bao giờ rời bỏ thế giới này. Ngài ở cả trên trời và dưới đất. Chính là một Chúa Giê-su duy nhất mà các thiên thần và các thánh nhìn thấy trong cảnh mộng đẹp đẽ đang ở cùng chúng ta trong Bí tích Thánh Thể của bàn thờ. Đây là sự hiện diện đích thực. Chúng ta tin vào sự hiện diện đích thực đó bất cứ khi nào chúng ta cầu nguyện với Chúa trong Bí tích Thánh Thể. Mỗi chương của Tin mừng cho thấy những người đương thời của Chúa Ki-tô đều mong muốn được ở gần Ngài, họ đông đúc và xô đẩy, họ muốn ở gần Ngài đến nỗi người phụ nữ bị xuất huyết biết rằng mình sẽ được chữa khỏi nếu chỉ là có thể chạm vào gấu áo của Ngài. Người phụ nữ đã làm như vậy, và Ngài hỏi: “Ai đã chạm vào áo của tôi?” người phụ nữ đã được chữa khỏi ngay lập tức và Đấng Cứu Rỗi nói với cô ta rằng: “Chính đức tin của con đã chữa lành con”.

Trong tất cả những gì chúng ta đã nói ở trên, khi cầu nguyện trước Bí tích Thánh Thể, thực sự có thể gợi lên sức mạnh của Đấng toàn năng là điều không có gì lạ bởi vì chính đức tin của những người cầu nguyện trước Thánh Thể. Tôi có thể nói, trong lời chứng cá nhân, Đức Thánh Cha của chúng ta thậm chí rất muốn người Công giáo Mỹ tu luyện việc cầu nguyện trước Thánh Thể. Đây là những chỉ thị của Ngài với tôi thông qua thư ký riêng của Ngài trong hai dịp quan trọng trong văn phòng của Tòa Thánh.

 Giuse Ngô Văn Khang

Chuyển ngữ