Một trong những kinh nghiệm khó quên, tuy nhiên mang lại nhiều kết quả nhất trong cuộc đời tôi là việc chầu Thánh thể. Chỉ cách đây vài năm, tôi thường cảm thấy kinh ngạc khi nhận ra một số người có thể ngồi chầu Thánh thể và chìm đắm trong kinh nghiệm đó. Trong lúc tôi đang cố gắng giải đầu để biết cần phải làm và nói gì thì tôi lại quỳ xuống và cứ ở như vậy. Nhưng thay vì nghĩ làm gì và đạt được gì thì những người thân thuộc khác với sự khôn ngoan hơn chính bản thân tôi, đã chỉ cho tôi làm sao tâm sự với Chúa Giê-su Thánh thể như tâm sự một người bạn vậy.
Sự thành thực:
Chúa Giê-su không tìm kiếm một màn biểu diễn. Ngài muốn bạn thành thật nói với Ngài về điều đang xảy ra trong cuộc đời bạn và đặt nó vài tay Ngài. Trong nhiều năm, tôi đã nhầm khi cho rằng tôi cần phải cầu nguyện cách hùng biện. Trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế, Chúa Giê-su chỉ ra Thiên Chúa đón nhận lời cầu nguyện chân thành của người thu thuế hơn là lời rỗng tuếch, đạo đức của người biệt phái (Lc 18,9-14). Tôi nhận ra dù Thiên Chúa biết điều gì đang xảy ra, nhưng Người không muốn tự ý xông vào bất cứ tình huống nào. Người muốn bạn mời Người vào, đơn giản là hãy mở rộng tâm hồn, dù bạn có ca ngợi hay cảm tạ Người hay không, hoặc dù bạn có đến với Người trong lúc khó khăn hay không.
Hãy dâng Chúa tất cả
Thiên Chúa là cha và bất cứ lời nguyện nào dâng lên Chúa Giê-su đều được Người lắng nghe. Người muốn bạn kể về tất cả mọi thứ dù lớn hay nhỏ: những câu chuyện, câu hỏi và ý định. Điều thường tạo cảm hứng cho tôi là chính mẫu gương của Đức Giê-su về cách làm sao dâng hiến tất cả trong lúc cầu nguyện. Ngay trước khi Ngài chịu khổ nạn, trong Vườn Giệt-si-ma-ni, Ngài đã cầu nguyện để có thể hiến dâng chính mình. Ngài cảm thấy sợ hãi vì cảm nghiệm thấy cái chết đang đến gần. Ngài đã cầu nguyện cho các môn đệ và cuối cùng cho Giáo hội.
Một trong những điều mà tôi đã và đang làm là thử suy nghĩ như một đứa trẻ đi học về, đó là nó sẽ kể cho mẹ nghe mọi thứ ở trường như chơi với ai, giáo viên dạy gì và học được gì hay gặp khó khăn nào. Đừng níu giữ điều gì với Chúa. Hãy nói cho người mọi thứ, cảm giác, tội lỗi, ao ước-hãy chất vấn, phàn nàn, kêu gào!
Lắng nghe:
Với nhiều người nghe xem ra lại khó nhất. cố gắng để nghe Chúa nói giữa những ồn ào và bận rộn thường ở trong đầu đòi hỏi nhiều thực hành (và tôi vẫn thường chất đống những thứ như thế). Dù vậy, một điều tôi đã học được trong tất cả tiếng nói trong đầu tôi thì Chúa thường nói nhẹ nhàng và dễ nghe. Hơn nữa, ngài nói về chính những gì tôi cần nghe lúc đó. Đôi lúc, Chúa Giê-su cũng nói với ta qua Kinh thánh. Điều làm tôi ngạc nhiên là thông thường sau khi đọc đoạn văn đó thì tôi cảm nhận được Chúa hướng dẫn, (dù đó là bài tin mừng hôm đó hay bài đọc ngẫu nhiên xuất hiện trong đầu tôi), tôi thấy đoạn văn đó rất đúng với điều tôi đã chia sẻ với Chúa Giê-su Thánh thể.
Sự cởi mở:
Bây giờ điều Chúa đã nói, chúng ta có lựa chọn đón nhận hay từ chối điều Ngài mặc khải cho ta. Mở lòng ra với lời của Chúa rõ ràng không dễ, (đặc biệt khi khi Ngài đáp trả lại theo cách ta thường không muốn), nhưng điều khuyến khích tôi là Chúa không bao giờ đòi tôi làm gì mà trước đó lại không ban ân sủng Thánh thần cho tôi. Vì thế, hôm nay hãy lắng nghe tiếng người, đừng cứng lòng nữa.
Chỉ hiện diện:
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta chỉ cần hiện diện là đủ bên cạnh những điều ta đã nói, làm hay lắng nghe Chúa. Đó là lí do gọi là tôn thờ Thánh thể. Chúng ta mong muốn chỉ danh một khoảng thời gian nào đó để tôn thờ Ngài (thật ngạc nhiên). Từ tôn thờ (adore) vừa nói đến tình yêu, vừa nhấn mạnh đến sự tôn kính. Từ đó gọi mời ta đến tôn thờ Chúa Giê-su và yêu mến một vị Thiên Chúa Tối cao, Đấng đã tự hạ để hiện diện với ta trong hình bánh nhỏ bé. Điều đó đòi hỏi có ân sủng, nhưng cũng là một thói quen mà ta phải phát triển. Chúng ta phải chiến đấu chống lại cám dỗ ra ngoài càng sớm vì sự chia trí, thay vì vẫn ngồi tôn thờ và tận hiến cho Ngài, hãy để Chúa kiểm soát hết.
Hãy dành vài phút nói chuyện, vài phút lắng nghe và vài phút hiện diện trước Thánh thể. Nó cũng không đòi hỏi có sự hoàn hảo. Sự chia trí cứ xâm chiếm tâm trí tôi. Hãy học cách lắng nghe. Một lần nọ tôi nghe một vị mục tử nói về cầu nguyện trước Thánh thể như là cuộc đối thoại thần linh. Đó là tâm hồn tôi nói với Ngài, nhưng quan trọng hơn, tâm hồn Ngài cũng đang nói với tôi. Hãy tín thác vào Ngài-đừng hi vọng được ánh sáng chiếu soi khi ngồi trước Ngài. Chúng ta cũng đừng hi vọng vấn đề của ta sẽ biến mất cách kì diệu chỉ sau một đêm, nhưng ta biết Chúa luôn trợ giúp ta. Hãy mong đợi điều gì đó thay đổi theo thời gian và qua sự tận hiến cho Ngài. Điều gì đó sẽ thay đổi. Bạn sẽ thay đổi.
Nguồn: (Brenton Cordeiro, adoration-ultimate-act-habit-friendship, hppts://catholic-link.org)
chuyển ngữ
Phao lô Nguyễn Văn Lý